Lớp 10A có 10 học sinh giỏi Toán, 10 học sinh giỏi Lý, 11 học sinh giỏi Hóa
Đề bài: Lớp 10A có 10 học sinh giỏi Toán, 10 học sinh giỏi Lý, 11 học sinh giỏi Hóa, 6 học sinh giỏi cả Toán và Lý, 5 học sinh giỏi cả Hóa và Lý, 4 học sinh giỏi cả Toán và Hóa, 3 học sinh giỏi cả ba môn Toán, Lý, Hóa. Số học sinh giỏi ít nhất một trong ba môn (Toán, Lý, Hóa) của lớp 10A là:
A. 19
B. 18
C. 31
D. 49
Đáp án đúng A
* Lời giải:
Theo giả thiết Đề bài cho, ta có biểu đồ Ven:
Dựa vào biểu đồ Ven ta thấy:
Số học sinh chỉ giỏi Toán và Lý (không giỏi Hóa) là: 6 - 3 = 3 (em)
Số học sinh chỉ giỏi Toán và Hóa (không giỏi Lý) là: 4 - 3 = 1 (em)
Số học sinh chỉ giỏi Lý và Hóa (không giỏi Toán) là: 5 - 3 = 2 (em)
Số học sinh chỉ giỏi một môn Toán là: 10 - 3 - 3 - 1 = 3 (em)
Số học sinh chỉ giỏi một môn Lý là: 10 - 3 - 3 - 2 = 2 (em)
Số học sinh chỉ giỏi một môn Hóa là: 11 - 1 - 3 - 2 = 5 (em)
Số học sinh giỏi ít nhất một trong ba môn là:
3 + 2 + 5 + 1 + 2 + 3 + 3 = 19 (em)
* Phương pháp giải:
Sử dụng sơ đồ Ven để minh họa các tập hợp.
Dựa vào sơ đồ Ven ta thiết lập được đẳng thức hoặc phương trình từ đó tìm được kết quả bài toán.
* Lý thuyết cần nắm và dạng toán về mệnh đề và tập hợp:
Gồm 3 bước:+ Bước 1: Chuyển bài toán về ngôn ngữ tập hợp.+ Bước 2: Sử dụng sơ đồ Ven để minh họa các tập hợp.+ Bước 3: Dựa vào sơ đồ Ven ta thiết lập được đẳng thức hoặc phương trình, hệ phương trình, từ đó tìm được kết quả bài toán.
Các tập con thường dùng của ℝ
- Một số tập con thường dùng của tập số thực ℝ:
+ Khoảng:
(a;b)={x∈R|a<x<b}(a;b)={x∈R|a<x<b}a;b=x∈ℝ|a<x<b
(a;+∞)={a∈R|x>a}(a;+∞)={a∈R|x>a}a;+∞=a∈ℝ|x>a
(−∞;b)={x∈R|x<b}(−∞;b)={x∈R|x<b}−∞;b=x∈ℝ|x<b
(−∞;+∞)(−∞;+∞)−∞;+∞
+ Đoạn
[a;b]={x∈R|a≤x≤b}[a;b]={x∈R|a≤x≤b}a;b=x∈ℝ|a≤x≤b
+ Nửa khoảng
[a;b)={x∈R|a≤x<b}[a;b)={x∈R|a≤x<b}a;b=x∈ℝ|a≤x<b
(a;b]={x∈R|a<x≤b}(a;b]={x∈R|a<x≤b}a;b=x∈ℝ|a<x≤b
[a;+∞)={x∈R|x≥a}[a;+∞)={x∈R|x≥a}a;+∞=x∈ℝ|x≥a
(−∞;b]={x∈R|x≤b}(−∞;b]={x∈R|x≤b}−∞;b=x∈ℝ|x≤b
- Kí hiệu + ∞: Đọc là dương vô cực (hoặc dương vô cùng).
- Kí hiệu - ∞: Đọc là âm vô cực (hoặc âm vô cùng).
- a, b gọi là các đầu mút của đoạn, khoảng hay nửa khoảng.
Giao của hai tập hợp
Tập hợp gồm các phần tử thuộc cả hai tập hợp S và T gọi là giao của hai tập hợp S và T, kí hiệu là S ∩ T.
S ∩ T ={x | x ∈ S và x ∈ T}.
Hợp của hai tập hợp
- Tập hợp gồm các phần tử thuộc tập hợp S hoặc thuộc tập hợp T gọi là hợp của hai tập hợp S và T, kí hiệu là S ∪ T.
S ∪ T = {x | x ∈ S hoặc x ∈ T}.
Hiệu của hai tập hợp
- Hiệu của hai tập hợp S và T là tập hợp gồm các phần tử thuộc S nhưng không thuộc T, kí hiệu là S T.
S T = {x | x ∈ S và x ∉ T}.
- Nếu T ⊂ S thì S T được gọi là phần bù của T trong S, kí hiệu CST.
Chú ý: .CsS=∅
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết
Tổng hợp lý thuyết Chương 1 - Toán 10 Kết nối tri thức
TOP 30 câu Trắc nghiệm Ôn tập cuối chương 1 (Kết nối tri thức 2024) có đáp án - Toán 10
Xem thêm các câu hỏi ôn tập Toán chọn lọc, hay khác: