Đặc điểm, công dụng và cách dùng lá bạc hà bạn nên biết

Từ lâu, lá bạc hà đã được sử dụng rộng rãi trong nhiều bài thuốc dân gian để giải cảm, kích thích tiêu hóa, giảm đau dạ dày, làm đẹp da,... Tuy nhiên, nếu sử dụng bạc hà không đúng cách hoặc vượt quá liều lượng thì có thể gây ra những các động tiêu cực tới sức khỏe. Để có cái nhìn chi tiết hơn về đặc tính, công dụng và cách sử dụng loại dược thảo này, bạn đọc hãy cùng Cỏ Mềm khám phá chi tiết trong bài viết dưới đây.

lá bạc hà

Tổng quan về cây bạc hà

Theo Wikipedia: “Bạc hà Á hay bạc hà, bạc hà nam, bạc hà Nhật Bản, húng cây, húng bạc hà (danh pháp khoa học: Mentha arvensis) là loài thực vật thuộc chi Bạc hà. Đây là loài bản địa của các vùng có nhiệt độ ấm thuộc châu Âu, Tây Á và Trung Á, Himalaya cho đến đông Siberia và Bắc Mỹ”.

lá bạc hà
Hình ảnh lá bạc hà khá quen thuộc với chúng ta

Theo tài liệu được Khoa Dược - Đại học Y dược TPHCM tổng hợp:

Bạc hà là một loài cây thân thảo, có chiều cao dao động từ 10 - 60 cm. Lá cây mọc đối xứng, có độ dài từ 2 - 6,5 cm và chiều rộng từ 1 - 2 cm, được phủ bởi lớp lông và viền lá có răng cưa thô. Hoa của cây bạc hà có màu tím nhạt, đôi khi có màu trắng hoặc hồng. Chúng mọc thành các cụm trên thân cây, mỗi hoa có chiều dài khoảng 3 - 4 mm.

Cây lá bạc hà được tìm thấy ở nhiều nước tại châu Âu và châu Á. Bạc hà cũng được trồng ở rất nhiều tỉnh thành tại Việt Nam như Sơn La, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Hòa Bình,... Cây thường nở hoa vào khoảng tháng 6 - 9 hằng năm, thời kỳ ra quả thường rơi vào tháng 10 - 11.

lá bạc hà
Cây bạc hà thường được tìm thấy ở nhiều nước châu Âu, châu Á

Cả cây bạc hà đều có thể được dùng làm dược liệu. Người ta thu hái cây gồm cả rễ, sau đó phơi khô để dùng dần. Lá bạc hà tươi hay lá bạc hà khô đều có mùi thơm dễ chịu, có vị cay nhẹ, sau khi dùng mang đến cảm giác thư thái, sảng khoái

Tinh dầu là thành phần chính trong cây bạc hà, chiếm khoảng 0,5 - 1% trọng lượng. Tinh dầu bạc hà không có màu hoặc có màu vàng nhạt, mang mùi thơm đặc trưng của bạc hà, có vị cay và cảm giác the mát. Tinh dầu bạc hà Á chứa các hợp chất như sabinen, myrcen, α-pinen, limonen, cineol, methyl heptenon, menthol, isomenthol, menthyl acetate, neomenthol, menthol và pulegone.

Tác dụng của lá bạc hà

Lá bạc hà có tác dụng gì? Lá bạc hà có nhiều công dụng đối với sức khỏe và làm đẹp. Cụ thể:

Tác dụng của lá bạc hà với sức khỏe

Theo các dược thư y học cổ truyền, bạc hà có vị cay, tính mát và không độc, có khả năng tác động lên cả hai kinh phế và can. Bạc hà được biết đến với tác dụng tán phong nhiệt, kích thích quá trình ra mồ hôi, giảm tình trạng uất nghẹn. Loại thảo dược này được dùng để điều trị cảm nắng (trúng thử), đau bụng, tình trạng đầy bụng và khó tiêu sau khi ăn. Bên cạnh đó, lá bạc hà còn trị ho, rát cổ, mắt mờ, ong đốt,...

lá bạc hà
Lá bạc hà có nhiều công dụng đối với sức khỏe

Tinh dầu bạc hà còn được sử dụng như một phương pháp trị liệu nhờ tính chất sát trùng, dùng để massage cho khớp xương sưng đau và xoa bóp thái dương khi bị đau đầu. Hơn nữa, bạc hà còn được sử dụng trong việc điều trị loét dạ dày, giúp giảm bài tiết dịch vị và giảm đau dạ dày. Các bệnh lý ngoài da như mề đay, đậu sởi, ban chẩn,... cũng được xử lý dứt điểm nhờ cây thuốc bạc hà.

Tác dụng của lá bạc hà trong làm đẹp

Công dụng lá bạc hà trong lĩnh vực làm đẹp như sau:

lá bạc hà
Lá bạc hà còn được ứng dụng trong làm đẹp

Một số bài thuốc với lá bạc hà

Sau đây là những bài thuốc dân gian với nguyên liệu chính là lá bạc hà:

lá bạc hà
Có nhiều bài thuốc dân gian sử dụng nguyên liệu lá bạc hà

Lưu ý khi sử dụng lá bạc hà và một số tác dụng phụ

Mặc dù bạc hà có hương thơm dễ chịu và nhiều tác dụng tốt, nhưng không vì thế mà bạn lạm dụng loại thảo dược này. Hãy lưu ý những điều sau khi sử dụng bạc hà:

lá bạc hà
Lá bạc hà có một số tác dụng phụ cần chú ý

Qua những chia sẻ của Cỏ Mềm kể trên, có thể thấy lá bạc hà là loại dược liệu có nhiều công dụng trong y học và làm đẹp. Tuy nhiên, bạn cần sử dụng loại thảo dược này đúng theo lời khuyên của chuyên gia, không nên lạm dụng để tránh gặp phải những tác dụng phụ bất lợi đối với sức khỏe.

Link nội dung: https://cmp.edu.vn/hinh-anh-la-bac-ha-a15744.html