UỐNG SỮA ĐẬU NÀNH CÓ BÉO KHÔNG? CÁCH UỐNG ĐỂ GIẢM CÂN NHANH

Giảm cân, giữ dáng đã trở thành xu thế của thời đại. Vì thực phẩm và đồ uống là nguồn bổ sung calo cho cơ thể, nên ngày càng có nhiều người quan tâm đến việc lựa chọn thực đơn vừa đủ năng lượng, hỗ trợ cho việc giảm cân. Sữa đậu nành với nhiều chất dinh dưỡng và hương vị thơm ngon là thực phẩm được nhiều người muốn tăng cơ, giảm cân sử dụng. Tuy nhiên, để trả lời uống sữa đậu nành có béo không, nên uống sữa đậu nành thế nào để giữ dáng hiệu quả, hãy cùng Vinamilk tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Uống sữa đậu nành mỗi ngày có mập không?

Uống sữa đậu nành có tăng cân không? Cách uống sữa đậu nành hiệu quả

1. Thành phần dinh dưỡng chính trong sữa đậu nành

1.1 Riboflavin và vitamin B12

Trong sữa đậu nành có chứa khoảng 30% riboflavin và 50% vitamin B12. Đây là 2 trong số các vitamin nhóm B đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa chất béo thành năng lượng. Sau đó, năng lượng này được sử dụng cho các hoạt động của cơ thể. Việc này cũng giúp đẩy mạnh việc tiêu hao mỡ thừa, giúp giảm cân hiệu quả.

Xem thêm: Uống sữa đậu nành có tốt không?

1.2 Chất xơ

Theo lời khuyên của các chuyên gia thuộc Bộ Y tế, sử dụng sữa đậu nành sẽ đáp ứng khoảng 10 - 12% nhu cầu chất xơ trong 1 ngày của cơ thể. Chất xơ còn tạo cảm giác no lâu hơn, từ đó giảm nhu cầu nạp thêm calo cho cơ thể. Điều này có nghĩa uống sữa đậu nành giảm béo rất có lợi với chị em phụ nữ.

Chất xơ - một trong những thành phần chính có trong sữa đậu nành

Đậu nành giàu chất xơ, giúp giảm cảm giác no bụng

1.3 Protein và axit amin thiết yếu

Đậu nành còn chứa khoảng 40% protein thực vật và các axit amin thiết yếu, đây là hai hoạt chất giúp tích trữ năng lượng, tái tạo và làm săn chắc các khối cơ. Đồng thời, các enzym bên trong đậu nành còn hỗ trợ quá trình tiêu hóa, giảm lượng cholesterol nhờ nguồn gốc thực vật.

Chất đạm Protein là chất dinh dưỡng (dưỡng chất) thiết yếu của cơ thể con người cũng như cơ thể các động vật nói chung. Chất đạm cung cấp các thành tố để cấu trúc nên cơ thể sinh học. Protein là thành phần dinh dưỡng quan trọng nhất cấu tạo nên các bộ phận của cơ thể. Chúng có mặt trong thành phần nhân và chất nguyên sinh của các tế bào, chúng còn tham gia vào thành phần cơ bắp, máu, bạch huyết, hormone, men, kháng thể, các tuyến bài tiết và nội tiết.

Xem thêm: Sữa Vinamilk Super Nut có tốt không? Có tác dụng gì?

2. Uống sữa đậu nành có béo không?

Sữa đậu nành chứa hàm lượng chất béo rất ít nên sẽ không bị mập khi uống loại đồ uống này. Sữa đậu nành còn cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng cho cơ thể, nhưng do có nguồn gốc thực vật và hàm lượng chất xơ cao nên sẽ không khiến bạn bị tăng cân.

Sữa đậu nành còn giúp giảm mỡ thừa nhờ các axit béo không bão hòa đơn hạn chế việc hấp thụ chất béo vào thành ruột. Ngoài ra, uống sữa đậu nành còn tạo cảm giác no, giảm cơn thèm ăn, hỗ trợ giảm cân hiệu quả.

Tuy nhiên, bất cứ loại thực phẩm nào cũng sẽ xảy ra tác dụng phụ nếu bạn không sử dụng đúng cách. Vậy đâu là cách uống sữa đậu nành tốt cho cân nặng và sức khỏe? Hãy tham khảo những phương pháp dưới đây của Vinamilk nhé.

Tham khảo bài viết: Uống sữa đậu nành có tăng vòng 1 không?

Uống nhiều sữa đậu nành có béo không?

Uống nhiều sữa đậu nành có béo không? Uống sữa đậu nành không chỉ không tăng cân mà còn giúp giảm cân

3. Cách uống sữa đậu nành giảm béo tốt cho cân nặng

3.1 Chọn sữa đậu nành chứa nhiều chất béo không bão hòa dạng đơn

Chất béo không bão hòa dạng đơn là loại chất béo lành mạnh, được tìm thấy trong một số loại hạt, trong đó có đậu nành. Chất béo không bão hòa đơn có khả năng làm giảm cholesterol xấu, giảm nguy cơ mắc bệnh tim và kháng viêm hiệu quả. Sử dụng sữa đậu nành có chứa nhiều chất béo không bão hòa dạng đơn sẽ có lợi cho cơ thể và quá trình giảm cân của bạn.

Cách uống sữa đậu nành tốt cho cân nặng

Chất béo không bão hòa đơn trong sữa đậu nành giúp giảm mỡ thừa

3.2 Uống sữa đậu nành không đường

Sữa đậu nành có nguồn gốc từ thực vật nên sở hữu hương thơm và vị béo ngậy, bùi bùi, tuy nhiên thường bị nhạt. Do đó, mọi người thường sử dụng sữa đậu nành với đường để tăng vị ngọt, cho cảm giác dễ uống hơn. Nhưng đường lại là một trong những nhân tố khiến cơ thể bạn tăng cân. Do đó, uống sữa đậu nành không đường là một phương án vừa không lo thừa cân, vừa tốt cho sức khỏe.

Uống sữa đậu nành không đường có mập không?

Sử dụng sữa đậu nành không đường để tránh tăng cân

3.3 Không nên uống sữa đậu nành vào buổi tối

Sau bữa tối là thời gian ít vận động để các cơ quan được nghỉ ngơi. Do đó, bạn chỉ nên chọn các loại thực phẩm và đồ uống dễ tiêu để dùng vào buổi tối. Sữa đậu nành giàu đạm nên có thể gây áp lực lên hệ tiêu hóa, tạo cảm giác đầy bụng.

Với những đối tượng có hệ đường ruột không tốt, uống sữa đậu nành vào buổi tối còn có khả năng gây cảm giác khó chịu vùng bụng dẫn đến mất ngủ. Vậy nên, cần hạn chế uống sữa đậu nành vào buổi tối. Thay vào đó, dùng sữa đậu nành vào buổi sáng là lựa chọn thích hợp hơn.

Không nên uống sữa đậu nành vào buổi tối

Sữa đậu nành thích hợp với bữa điểm tâm buổi sáng

3.4 Kết hợp sữa đậu nành và những thành thực phẩm ăn kiêng khác

Tuy sữa đậu nành là loại đồ uống nhiều dưỡng chất nhưng chỉ uống riêng sữa cũng không phải là phương pháp ăn kiêng hiệu quả. Bạn nên cân đối giữa sữa với những thực phẩm có lợi cho sức khỏe khác để xây dựng một thực đơn giảm cân khoa học.

Tùy vào cân nặng, bạn có thể cân đối lượng calo và protein cần nạp mỗi ngày. Cụ thể, cứ mỗi kg trọng lượng cơ thể cần khoảng 25 - 30 calo/ ngày. Khi giảm béo, lượng này có thể được giảm xuống thấp hơn. Thực đơn của bạn cần cân đối giữa 4 nhóm chất chính sau: chất bột đường, chất béo, chất đạm và vi chất.

Kết hợp sữa đậu nành và những thành thực phẩm ăn kiêng khác

Cần kết hợp sữa đậu nành với các thực phẩm ăn kiêng khác

4. Một số tác dụng phụ của sữa đậu nành có thể ảnh hưởng đến cân nặng

4.1 Suy giảm hoạt động của tuyến giáp dẫn đến nguy cơ tăng cân

Sử dụng quá nhiều đậu nành sẽ gây ảnh hưởng xấu đến tuyến giáp. Đậu nành có thể khiến tuyến giáp bị giảm khả năng hoạt động, gây đình trệ việc trao đổi chất và làm nguy cơ tăng cân cao hơn.

Đậu nành chứa nhiều phytoestrogens - một chất kích thích sản sinh các tế bào nhạy cảm với hormone nội tiết tố nữ (estrogen), dẫn tới việc tích lũy mỡ tại ngực, chân, eo và mông.

Tìm hiểu thêm:

  • Uống sữa đậu nành có vô sinh không?
  • Phụ nữ uống sữa đậu nành có bị vô sinh không?

4.2 Không làm tăng cơ

Đậu nành không phải một lựa chọn hợp lý nếu bạn muốn tìm thức uống giúp tăng cơ. Bởi các axit amin trong đậu nành được hấp thu bởi cơ quan nội tạng, không cung cấp năng lượng đến cơ bắp nên sẽ không giúp tăng cơ.

Ngoài ra, protein của đậu nành còn ức chế sự hoạt động của axit amin leucine (một axit amin hỗ trợ cấu thành cơ bắp) cùng các chất liên quan đến phát triển cơ bắp khác.

Sữa đậu nành không làm tăng cơ

Sữa đậu nành không có khả năng tăng cơ bắp

5. Lưu ý khi sử dụng sữa đậu nành

Để uống sữa đậu nành giảm béo một cách an toàn, lành mạnh, tránh phát sinh tác dụng phụ, có thể tham khảo các lưu ý sau:

Tìm hiểu thêm về phụ nữ uống sữa đậu nành có tốt không?

Một số lưu ý khi uống sữa đậu nành

Những lưu ý cần biết khi sử dụng sữa đậu nành

Trong bài viết này, Vinamilk đã trả lời câu hỏi “uống sữa đậu nành có béo không?”, đồng thời đưa ra một vài lưu ý khi uống sữa đậu nành để bạn đọc tham khảo. Sử dụng sữa đậu nành hay bất kỳ loại thực phẩm nào với liều lượng và thực đơn đúng cách đều sẽ đem lại hiệu quả rất tốt.

Xem thêm:

Cách làm đẹp da với sữa đậu nành hữu hiệu bạn nên biết

Uống sữa đậu nành có mọc mụn không?

Phụ nữ uống sữa đậu nành có tốt không?

Bật mí cách uống sữa đậu nành để tăng chiều cao nhanh chóng

Tài liệu tham khảo:

Wikipedia (2023) Protein. Available at: https://en.wikipedia.org/wiki/Protein (Accessed: 15 December 2023).

Wikipedia (2023) Soy milk. Available at: https://en.wikipedia.org/wiki/Soy_milk (Accessed: 14 December 2023).

Gavin Van De Walle, MS, RD (2023) What’s in Soy Milk? A Closer Look at Ingredients and More. Available at: https://www.healthline.com/nutrition/soy-milk-ingredients (Accessed: 15 December 2023).

Int J Prev Med (20120 Effect of Soymilk Consumption on Waist Circumference and Cardiovascular Risks among Overweight and Obese Female Adults. Available at: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3506092/ (Accessed: 15 December 2023).

Link nội dung: https://cmp.edu.vn/uong-sua-dau-nanh-co-tang-can-khong-a21423.html