Hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân sau mổ ung thư tuyến giáp đúng cách

Chăm sóc bệnh nhân sau mổ ung thư tuyến giáp đúng cách giúp người bệnh phục hồi nhanh chóng, vết thương mau lành, ngăn ngừa nhiễm khuẩn. Vậy cần chăm sóc như thế nào? Cách phòng ngừa ung thư tuyến giáp tái phát ra sao? Bài viết sau đây của thạc sĩ bác sĩ CKII Đoàn Minh Trông, Đơn vị Đầu mặt cổ, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM sẽ giải đáp các thắc mắc trên.

chăm sóc bệnh nhân sau mổ ung thư tuyến giáp

Tầm quan trọng của việc chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp

Việc chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp có vai trò quan trọng trong việc hồi phục của người bệnh cũng như ngăn ngừa tái phát sau điều trị.

Hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân sau mổ ung thư tuyến giáp chi tiết

Nếu chăm sóc bệnh nhân sau mổ ung thư tuyến giáp không đúng cách có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người bệnh. Vì vậy, người bệnh cần được chăm sóc theo các chế độ sau:

1. Chăm sóc vết mổ

Chăm sóc vết mổ đúng cách giúp vết thương mau lành, ngừa nhiễm khuẩn và người bệnh hồi phục nhanh hơn. Một số lưu ý khi chăm sóc vết thương vùng cổ sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp như: (1)

lợi ích của chăm sóc bệnh nhân sau mổ ung thư tuyến giáp
Chăm sóc vết mổ đúng cách giúp vết thương mau lành, ngừa nhiễm khuẩn và người bệnh hồi phục nhanh hơn.

2. Chế độ dinh dưỡng

Người bệnh cần tuân thủ 10 nguyên tắc dinh dưỡng để chăm sóc bệnh nhân sau mổ ung thư tuyến giáp đúng cách:

chăm sóc bệnh nhân sau mổ ung thư tuyến giáp đúng cách
Người bệnh nên ăn thức ăn lỏng (cháo, súp, sữa,…), cố gắng nạp ít nhất 50% khẩu phần lúc bình thường để tránh bị suy dinh dưỡng.

3. Sinh hoạt và vận động

Sau phẫu thuật, người bệnh cần thay đổi chế độ sinh hoạt để giúp vết thương nhanh lành, cơ thể mau hồi phục và ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm. Cụ thể:

4. Theo dõi sức khỏe

Người bệnh nên tự theo dõi sức khỏe của bản thân, khả năng hồi phục còn tùy vào mức độ và loại phẫu thuật đã thực hiện. Thời gian hồi phục sau phẫu thuật mở cũng như truyền thống sẽ lâu hơn so với các thủ thuật xâm lấn tối thiểu. Đồng thời, sau khi phẫu thuật kết thúc, người bệnh có thể gặp các biến chứng sau đây:

sau mổ ung thư tuyến giáp nên tái khám định kỳ
Sau khi kết thúc điều trị, người bệnh nên đi tái khám bệnh 3-6 tháng/lần tại các đơn vị Đầu Mặt Cổ uy tín.

Cách trở lại cuộc sống hàng ngày sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp

Chăm sóc bệnh nhân sau mổ ung thư tuyến giáp là một trong những cách giúp người bệnh trở lại cuộc sống hàng ngày. Đa số người bệnh điều trị bằng cách cắt toàn bộ tuyến giáp, cần dùng thuốc thay thế tuyến giáp (thyroxine) suốt đời.

Nếu không có sự thay thế này, người bệnh cảm thấy khó tập trung, mệt mỏi, trầm cảm, hay quên, tăng cân quá mức hoặc không rõ nguyên nhân, da thô, ngứa, tóc khô, rụng nhiều, cảm giác lạnh chủ yếu ở bàn chân và bàn tay, táo bón, chuột rút cơ, đau khớp, ham muốn tình dục thấp, tần suất kinh nguyệt thường xuyên hơn.

Thuốc thay thế hormone tuyến giáp nhỏ và dễ uống. Bác sĩ sẽ kiểm tra mức hormone giáp trong máu thường xuyên và điều chỉnh liều lượng thyroxine cho đến khi đạt mức độ phù hợp với người bệnh.

Một số biến chứng có thể gặp sau mổ

Trong quá trình chăm sóc bệnh nhân sau mổ ung thư tuyến giáp, người thân nên chú ý vì người bệnh rất dễ gặp những biến chứng tiêu cực liên quan đến giọng nói, hệ bạch huyết và nồng độ canxi, cụ thể: (2)

1. Thay đổi giọng nói

Phẫu thuật ung thư tuyến giáp có thể ảnh hưởng đến các dây thanh quản, dẫn đến thay đổi giọng nói. Biến chứng này thường tạm thời và giọng nói được phục hồi sau 2 - 4 tuần. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, biến đổi giọng nói có thể kéo dài lâu hơn 1 tháng. Lúc này, các triệu chứng có thể bao gồm: giọng trầm khàn, yếu hoặc mất kiểm soát cao độ. Nếu gặp các triệu chứng kể trên, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra kịp thời.

2. Thiếu hormone tuyến giáp

Sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp, nếu toàn bộ tuyến giáp của người bệnh đã được loại bỏ, cơ thể sẽ không thể sản xuất đủ hormone thyroxine (T4) và triiodothyronine (T3), gây suy giáp (hypothyroidism). Triệu chứng có thể bao gồm: mệt mỏi, tăng cân, da khô, sa sút trí nhớ và trầm cảm. Để khôi phục lại nồng độ hormone, người bệnh phải tái khám định kỳ và dùng thuốc thay thế hormone tuyến giáp theo chỉ định của bác sĩ. (3)

3. Nồng độ canxi trong máu thấp

Sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp, nồng độ canxi trong máu có thể hạ thấp do tổn thương tuyến cận giáp (một tuyến nhỏ nằm bên trong tuyến giáp), nơi sản xuất hormone điều chỉnh hàm lượng canxi trong cơ thể. Từ đó gây tụt canxi huyết (hypocalcemia), bao gồm các triệu chứng: cảm giác tê bì chân tay, chuột rút và co giật cơ bắp.

Trong trường hợp nghiêm trọng, tụt canxi huyết có thể gây rối loạn nhịp tim. Khi xuất hiện các triệu chứng kể trên, người bệnh có thể dùng thuốc bổ sung canxi và vitamin D để giữ cân bằng mức canxi trong cơ thể.

4. Phù bạch huyết

Phù bạch huyết là một biến chứng khá hiếm gặp sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp. Tình trạng này xảy ra khi các tia bạch huyết xung quanh tuyến giáp bị tổn thương trong quá trình phẫu thuật, chất lỏng có thể tích tụ và gây phù ở cổ.

Các triệu chứng bao gồm: cảm giác khó chịu hoặc đau ở cổ, sưng cổ và có thể gặp khó khăn trong việc nuốt hoặc hít thở. Nếu nghi ngờ bản thân bị phù hạch bạch huyết, bạn nên liên hệ với bác sĩ để được kiểm tra và điều trị sớm. Trong một số trường hợp, có thể cần thêm phẫu thuật để cải thiện tình trạng sưng phù.

5. Nhiễm trùng vết thương

Không riêng gì phẫu thuật ung thư tuyến giáp, nhiễm trùng vết thương là biến chứng có thể xảy ra sau bất kỳ phẫu thuật nào. Triệu chứng của vết thương nhiễm trùng bao gồm: đỏ rát, sưng đau, mưng mủ ở vết mổ; đôi khi kèm theo sốt và cảm giác mệt mỏi hơn bình thường.

Nếu có bất kỳ dấu hiệu nhiễm trùng nào kể trên, bạn cần liên hệ với bác sĩ để tránh để tình trạng nhiễm trùng thêm nghiêm trọng. Lúc này, phương pháp điều trị thường là dùng kháng sinh, bảo vệ và chăm sóc vết thương cẩn thận.

Cách phòng ngừa ung thư tuyến giáp tái phát sau phẫu thuật

Để ngừa ung thư tuyến giáp tái phát, việc đầu tiên là loại bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp, các tế bào bị tác động và các hạch bạch huyết. (4)

Đặc biệt, với người bệnh ung thư tuyến giáp thể biệt hóa di căn hạch, cần phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp và vét hạch cổ. Sau phẫu thuật, việc điều trị bằng iod 131 rất quan trọng trong việc giảm nguy cơ ung thư tuyến giáp tái phát tại chỗ.

Sau khi kết thúc điều trị, người bệnh nên tái khám khoảng 3-6 tháng/lần tại các đơn vị Đầu Mặt Cổ uy tín. Người bệnh được chỉ định chụp X-quang, xạ hình phát hiện di căn, định lượng hormon tuyến giáp để có thể theo dõi diễn tiến của bệnh và điều trị kịp thời.

Về chế độ ăn uống, người bệnh từng bị ung thư tuyến giáp cần ăn đầy đủ chất dinh dưỡng và đúng bữa. Người bệnh có thể ăn uống theo sở thích nhưng phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và chọn thực phẩm giàu canxi.

Ngoài ra, cần tránh thức ăn cay, nóng, dầu mỡ và những chất kích thích tim mạch (rượu, bia, cà phê). Trong một số trường hợp, người bệnh bị hạ canxi máu sau khi mổ tuyến giáp, nên trao đổi với bác sĩ để theo dõi và điều trị tình trạng này.

Đơn vị Đầu Mặt Cổ, BVĐK Tâm Anh TP.HCM quy tụ đội ngũ chuyên gia đầu ngành, bác sĩ nhiều kinh nghiệm trong tư vấn, thăm khám, điều trị và chăm sóc toàn diện cho người bệnh ung thư vùng đầu cổ (ung thư vòm hầu, ung thư vùng hốc miệng, ung thư vùng hốc mũi…); các bệnh lành tính ở đầu mặt cổ; bệnh lành tính và ác tính của tuyến nước bọt, tuyến giáp.

Đơn vị Đầu Mặt Cổ được đầu tư nhiều trang thiết bị hiện đại kết hợp phác đồ điều trị tiên tiến, là địa chỉ chăm sóc sức khỏe toàn diện, giúp người bệnh nhanh hồi phục và cải thiện chất lượng sống.

Chăm sóc bệnh nhân sau mổ ung thư tuyến giáp đúng cách bao gồm việc chăm sóc vết mổ tốt; chế độ dinh dưỡng hợp lý; sinh hoạt và vận động với tần suất phù hợp và theo dõi sức khỏe thường xuyên. Có vậy, người bệnh mới hồi phục nhanh, ít gặp biến chứng nguy hiểm và giảm nguy cơ tái phát.

Link nội dung: https://cmp.edu.vn/mo-tuyen-giap-nen-an-gi-a21687.html