Trung Quốc là quốc gia nổi tiếng với với bề dày lịch sử hơn 5000 năm và là một trong 4 nền văn minh lâu đời nhất thế giới vẫn còn tồn tại đến ngày nay. Chính vì vậy, nền văn hóa Trung Quốc cũng vô dùng đa dạng, độc đáo, thu hút được sự quan tâm của nhiều du khách trên thế giới. Vậy văn hóa của đất nước này có gì đặc sắc, mời bạn cùng TBT tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé.
Với lịch sử lâu đời và lãnh thổ rộng lớn, không hề khó hiểu khi Trung Quốc có nền văn hóa vô cùng đa dạng và phức tạp vào loại bậc nhất trên thế giới. Khi điểm qua những tinh hoa văn hóa của quốc gia này, chúng ta không thể nào bỏ qua các yếu tố: thư pháp, trung y, võ thuật, âm nhạc và trang phục cổ truyền.
Thư pháp hay còn gọi là nghệ thuật viết chữ Hán. Loại hình nghệ thuật này đã hình thành từ rất sớm và được hoàn thiện, phát triển qua từng thời kỳ lịch sử. Chẳng hạn như thời nhà Ân có “Giáp cốt văn”, thời nhà Chu là “Kim văn”, “Chữ triện” của thời nhà Tần, nhà Hán có “Lối chữ lệ”. Từ thời Đông Tấn đến nhà Đường phát triển thành “Khải thư”, “Hành thư”, “Thảo thư”.
Y học cổ truyền Trung Quốc hay còn được biết đến với tên gọi Trung y, Hán y. Y học truyền thống của Trung Hoa có nền tảng lý luận và cội nguồn là “Hoàng Đế nội kinh”. Đây cũng được xem là bộ lý luận kinh điển nhất của Trung Quốc.
Một nét văn hóa Trung Quốc đặc sắc khác là võ thuật truyền thống. Đất nước này có rất nhiều môn phái võ thuật với tên gọi và những đặc điểm riêng biệt. Một số môn phái võ thuật truyền thống nổi tiếng như: Thái Cực Quyền, Thiếu Lâm Quyền, Túy Quyền, Vịnh Xuân Quyền, Hồng Gia Quyền,…
Khi nhắc đến nền âm nhạc dân tộc của Trung Quốc không thể nào bỏ qua đàn cổ. Loại nhạc cụ này còn có tên gọi khác là ngọc cầm hay thất huyền cầm. Đàn cổ là một trong những nhạc cụ lâu đời nhất Trung Hoa. Chúng đã được sử dụng nhiều từ thời Khổng Tử, cách đây hơn 4000 năm.
Trang phục cổ truyền của người dân tộc Hán (chiếm 90% dân số Trung Quốc) được gọi là Hán phục. Loại quần áo này có nguồn gốc hết sức lâu đời, từ thời Tam Hoàng Ngũ Đế và còn được gọi là Hán trang hoặc Hoa phục.
Bên cạnh 5 yếu tố tinh hoa văn hóa nêu trên, Trung Quốc còn có rất nhiều nét văn hóa tiêu biểu khác mà bạn cần mất rất nhiều thời gian mới có thể khám phá hết. Hãy cùng TBT tìm hiểu đó là những nét đẹp văn hóa nào ngay dưới đây nhé.
Trung Hoa có nền văn hóa ẩm thực vô cùng phong phú và đa dạng. Đó là sự kết hợp trọn vẹn giữa sắc - vị - hương, phương pháp nấu ăn và cách thức trình bày món ăn. Tùy vào điều kiện khí hậu, sản vật thực tế ở mỗi địa phương sẽ có cách chế biến và khẩu vị ẩm thực khác nhau.
Theo sự phát triển của văn hóa ẩm thực từng vùng, hiện nay Trung Quốc nổi tiếng nhất với 8 nền ẩm thực lớn (八大系统/ Bát đại thái hệ) như sau: ẩm thực Chiết Giang, ẩm thực Giang Tô, ẩm thực Hồ Nam, ẩm thực Tứ Xuyên, ẩm thực Quảng Đông, ẩm thực Phúc Kiến,…
Nhắc đến những nét đẹp văn hóa Trung Quốc không thể nào bỏ qua trà đạo. Đây là một văn hóa được hình thành từ rất lâu đời và có sự phát triển theo từng giai đoạn lịch sử của đất nước. Trải qua 4000 năm lịch sử, trà đạo đã trở thành một nếp sống thân thiết không thể thiếu trong sinh hoạt của con người nơi đây.
Trà đạo Trung Quốc không chỉ là một nét đẹp nghệ thuật mà còn là sự kết hợp của các yếu tố thẩm mỹ, triết học, đạo đức và tôn giáo. Quá trình thưởng thức trà đạo chính là sự thực hành đạo để hiểu đạo, rèn luyện tâm tính, tu thân dưỡng tánh của mỗi cá nhân.
Đạo giáo (道教) là một nhánh triết học và tôn giáo chính thống của nước Trung Quốc. Đạo giáo có nguồn gốc lịch sử hết sức lâu đời, từ thế kỷ IV trước công nguyên khi tác phẩm Đạo Đức Kinh của Lão Tử xuất hiện. Một số tên gọi khác của Đạo giáo là Đạo Lão, Lão Giáo, Đạo Gia, Tiên Giáo hay Đạo Hoàng Lão.
Là một trong 3 tôn giáo tồn tại từ thời cổ đại đến nay, Đạo giáo đã ảnh hưởng rất lớn đến nền tảng văn hóa Trung Hoa và tồn tại trong nhiều lĩnh vực từ kinh tế, chính trị, triết học cho đến văn chương, âm nhạc, dưỡng sinh, y khoa, võ thuật,… Sức ảnh hưởng của Đạo giáo không chỉ tồn tại trong nước mà còn lan truyền ra các quốc gia lân cận như Việt Nam, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Kiến trúc Trung Hoa Lâm viên đã có lịch sử hình thành hơn 3.000 năm và vẫn được bảo tồn phát triển cho đến hiện nay. Lối kiến trúc này thể hiện sự kết hợp hài hòa giữa con người với thiên nhiên với 4 yếu tố chính: kiến trúc, thực vật, nước và đá.
Cấu trúc của các lâm viên rất đa dạng với nhiều hình dáng khác nhau. Bên trong sẽ có các cảnh quan như đình đài, lầu cát, sân, các cửa hình tròn, bình phong, lối đi mái che, vườn cây, hồ nước, khe suối chảy,… Tất cả được kết hợp một cách khéo léo để tạo nên một cảnh quan đẹp mắt, hài hòa.
Tranh cổ Trung Hoa hay quốc họa Trung Hoa là hình thức vẽ tranh cổ nhất trên thế giới và cũng là một kho tàng quý báu của nhân loại. Tranh cổ Trung Hoa bắt nguồn từ thời nhà Hán và được gọi là tranh Trung Quốc hay Quốc họa.
Các bức tranh thường được vẽ trên chất liệu lụa hoặc giấy và sử dụng bút nhúng nước, mực, màu vẽ,… Về phân loại có thể chia thành tranh nhân vật, tranh động vật, tranh phong cảnh,… Nội dung của tranh cổ Trung Hoa thể hiện nhận thức của con người về tự nhiên, xã hội hoặc các yếu tố khác như tôn giáo, văn học, chính trị, triết học,…
Tơ lụa là sản phẩm có nguồn gốc từ Trung Quốc. Theo truyền thuyết, nghề trồng dâu dệt tằm tơ lụa tại Trung Hoa có lịch sử hơn 6.000 năm và được phát minh bởi Luy Tổ - vợ của Thủy tổ Hiên Viên Hoàng Đế. Chính vì vậy, bà còn được tôn xưng là “Nhân văn nữ tổ”.
Trước đây, tơ lụa tượng trưng cho giai cấp quý tộc vì chỉ có vua và hoàng tộc mới được sử dụng. Theo thời gian, nghề dệt tằm tơ lụa cũng phát triển và dần lan truyền trên toàn thế giới. Hiện nay, các thành phố như Tô Châu, Nam Kinh, Thiệu Hưng, Hàng Châu rất nổi tiếng về sản phẩm tơ lụa.
Thêu là nghệ thuật truyền thống lâu đời của người Trung Hoa, được xuất hiện cách đây 2000 - 3000 năm lịch sử theo sự phát triển của con đường tơ lụa. Thêu Trung Hoa là thuật ngữ chỉ việc dùng kim khâu và chỉ xuyên qua xuyên lại mặt vải để tạo nên các hình vẽ.
Từ thời nhà Đường, thêu đã trở thành một loại hình nghệ thuật thể hiện chất lượng và kỹ xảo thêu thùa đỉnh cao. Bên cạnh đó, để có một tác phẩm thêu đẹp đòi hỏi người nghệ nhân phải có nội tâm thuần chính, an nhiên, vận dụng khéo léo bàn tay và trái tim mới thể hiện được nét đẹp của sản phẩm.
Cờ vây cổ truyền có lịch sử hình thành cách đây hơn 4.000 năm và được phát minh bởi “Nghêu Đế”. Vào thời cổ đại, cờ vây là một trong tứ nghệ (cầm - kỳ - thi - họa) bắt buộc các bậc vương công quý tộc phải có để thể hiện được tâm tính và khí khái của người quân tử.
Cờ vây là một trò chơi đối kháng gồm hai bên đối thủ với hai màu cờ đen - trắng. Các kỳ thủ sẽ lần lượt đặt quân cờ của mình lên bàn cờ để bao vây hoặc phòng thủ đối phương. Dù có luật chơi rất đơn giản, nhưng cờ vây được đánh giá phức tạp hơn cả cờ tướng hoặc cờ vua. Người chơi cần phải có óc tưởng tượng, nhìn xa trông rộng để dành chiến thắng trên ván cờ.
Lễ hội mùa xuân hay Tết Nguyên Đán (春节 - Xuân Tiết) được xem là lễ hội quan trọng nhất ở Trung Quốc, được tính theo âm lịch. Lễ hội này có lịch sử hơn 3.000 năm và gắn liền với nhiều câu chuyện dân gian.
Vào đêm giao thừa, người Trung Quốc sẽ dành thời gian sum họp bên gia đình. Mỗi ngôi nhà đều được quét dọn sạch sẽ, dán câu đối đỏ, thờ cúng thần linh, tổ tiên và thực hiện nhiều hoạt động vui chơi giải trí khác. Bên cạnh Trung Quốc, một số quốc gia châu Á khác cũng ăn mừng Tết Nguyên đán như Việt Nam, Hàn Quốc.
Vừa rồi, TBT đã giới thiệu đến bạn 14 nét văn hóa Trung Quốc vô cùng riêng biệt và đặc sắc. Đây sẽ là những thông tin hữu ích giúp các bạn hiểu thêm về đất nước xinh đẹp này.
知不知,上
Tri Bất Tri, Thượng
Link nội dung: https://cmp.edu.vn/van-hoa-cua-trung-quoc-a22672.html