Giỗ là một phong tục tập quán tốt đẹp của người Việt Nam từ xa xưa. Khi một người trong gia đình mất đi thì ngày mất của họ chính là ngày giỗ hàng năm. Vào ngày này, tất cả thành viên trong gia đình sẽ tụ họp, quây quần bên nhau cùng ăn một bữa cơm thịnh soạn. Nhắc đến đám giỗ là phải nhắc đến mâm cơm giỗ, đó chính là phần quan trọng nhất. Thực đơn đám giỗ phải đầy đủ cơm, thịt và những món ăn ngon. Vì khi ông bà đã khuất về ăn cơm cùng con cháu thì luôn mong mỏi được ăn một bữa cơm no đủ và ngon lành.
Bữa cơm giỗ ở mỗi nhà thường sẽ được chuẩn bị bởi những người phụ nữ. Điều này đảm bảo sự khéo léo và kĩ lưỡng trong từng thao tác để có thể dâng lên ông bà tổ tiên một mâm cơm giỗ hoàn hảo nhất. Đối với những cô gái mới về làm dâu. Việc cùng các bà, các mẹ chuẩn bị cơm giỗ đôi khi có chút khó khăn và bỡ ngỡ. Nấu thịt như nào mới ngon?. Làm sao nhận biết đâu là nguyên liệu ngon hay không ngon?. Bày trí món như nào để trông thật ngon miệng và bắt mắt?. Các nàng nào vẫn đang băn khoăn, không biết nấu món gì cho lễ giỗ của gia đình thì hãy cùng CoCo tìm hiểu bí kíp nấu giỗ dưới đây để có thể tự tin trổ tài nấu nướng nhé!
Ngày giỗ hay còn được gọi là ngày “Cát Kỵ”. Tên gọi này là để chỉ các ngày giỗ sau khi đã hết vòng tan (sau thời điểm người mất mất 3 năm). Giỗ sẽ được duy trì trong suốt 5 đời. Sau 5 đời thì con cháu sẽ không còn tổ chức giỗ cho người đó nữa. Vì người ta tin rằng vong linh người quá cố đã siêu thoát hoặc đã đi đầu thai.
Cúng giỗ được xem như là một bổn phận của cháu đối với ông bà. Hàng năm, vào ngày mất của tổ tiên, con cháu sẽ tề tựu đông đủ về nhan khói, báo hiếu cho ông bà tổ tiên. Đây cũng là dịp để con cháu họ nội, ngoại tề tựu họp mặt đông đủ. Những dịp như thế cũng là dịp để mọi người trong gia đình, dòng họ gặp nhau, thăm viếng sức khỏe và cùng nhau thưởng thức thực đơn đám giỗ đầm ấm bên nhau.
Ngoài ra, một số vị khách đặc biệt cũng sẽ được mời đến ăn giỗ như: bạn bè, đồng nghiệp thân thiết của người đã khuất. Lễ vật mà họ mang tới thường là trầu rượu, trà, hoa quả, nhan đèn,… Khách sẽ thực hiện nghi thức “4 lạy 3 vái” trước bàn thờ và nhận đáp lễ từ chủ nhà.
Lễ giỗ tại nước ta nhìn chung được tổ chức rất ấm cũng và mộc mạc, khác hẳn với các nghi thức cầu kỳ như ở Trung Hoa. Mục đích chủ yếu là để tưởng nhớ và bày tỏ lòng biết ơn với người đã khuất.
Dưới đây là những món ăn cần có trong thực đơn đám giỗ. Điểm chung của chúng chính là có vẻ ngoài đầy đặn, đẹp mắt, thể hiện sự no đủ, ấm no của gia đình.
Cà ri là món ăn có nguồn gốc từ Ấn Độ. Từ khi ra đời đến nay, món ăn này đã nhận được rất nhiều sự yêu thích từ khắp năm Châu. Tiếp nối sự thành công của cà ri Ấn Độ, cà ri Nhật Bản và cà ri Thái cũng đã ngày càng khẳng định được vị thế của mình sánh ngang với cà ri Ấn Độ. Đến với Việt Nam, món cà ri lại càng nhận được sự yêu thích của đông đảo người dân đất Việt. Không chỉ xuất hiện trong các lễ giỗ, chúng còn là món ăn chính của các buổi tiệc cưới, tiệc sinh nhật, tiệc mừng,…
Các bà, các mẹ khi chế biến món cà ri cho lễ giỗ thường sử dụng thịt heo, thịt bò hay thịt bò là chính. Thịt được ướp gia vị vừa ăn và hầm kĩ với các loại rau củ. Đặc biệt, thêm nước cốt dừa vào sốt cà ri sẽ làm tăng thêm vị béo, khiến món ăn trở nên ngon miệng và bắt cơm hơn. Một tip nho nhỏ để chọn phần thịt ngon nhất cho món cà ri đó là:
Và món ăn tiếp theo nên có trong thực đơn đám giỗ của gia đình bạn đó là: Các món cháo.
Vì đặc tính dạng lỏng, dễ ăn nên các món cháo luôn được ưu tiên xuất hiện trong những buổi tiệc lớn nhỏ. Và đám giỗ cũng không ngoại lệ. Một số gia đình đông con nít thì càng cần phải có cháo. Chúng sẽ là lựa chọn tuyệt vời cho các bé bên cạnh những món ăn khác như: cà ri, khổ qua dồn thịt, thịt kho tàu,…
Để có được nồi cháo ngon, chúng ta nên rang gạo cho vàng đều trước khi nấu. Thịt gà, vịt thì vệ sinh sạch sẽ và luộc kĩ cho thật chín. Sau khi luộc thịt ta sẽ dùng nước luộc để nấu cháo luôn để đảm bảo độ ngọt và đậm đà của nước dùng. Món cháo thành phẩm sẽ được trình bày ra một tô lớn, rắc thêm ít hành lá và tiêu xay để món ăn dậy mùi hơn. Thịt gà, vịt thì chặt nhỏ và bày riêng ra một đĩa lớn để ăn kèm với cháo.
Ở các gia đình miền Tây, gà, vịt là các nguyên liệu có sẵn với số lượng dồi dào nên rất hay được lựa chọn để nấu món cháo. Còn ở những vùng miền khác, người ta sẽ sử dụng thịt heo bầm hay những nguyên liệu sẵn có khác.
Trong thực đơn đám giỗ của gia đình không thể thiếu được vị đắng đặc trưng của món khổ qua đâu nha. Theo quan niệm của nhiều vùng miền, trái khổ qua mang ý nghĩa là sự mong muốn cái khổ, cái khó khăn trong cuộc sống qua đi và trả lại sự sung túc, bình yên trong cuộc sống. Chính vì vậy mà món khổ qua dồn thịt được lựa chọn để góp mặt trong thực đơn đám giỗ dâng cúng ông bà. Nó vừa thể hiện sự mong muốn ông bà có được cuộc sống sung sướng ở thế giới bên kia. Vừa bày tỏ lòng thỉnh cầu sự phù trợ của ông bà cho cuộc sống của con cháu ở dương gian.
Thịt dùng để nhồi nhân khổ qua thường là thịt heo hay thịt cá thác lác. Thịt sẽ được xay thật nhuyễn và ướp với nhiều loại gia vị theo khẩu vị từng gia đình. Khổ qua được rọc một đường dọc theo chiều dài thân và được vệ sinh sạch sẽ phần ruột, hạt bên trong. Lượng thịt dồn vào khổ qua cần được canh vừa phải sao cho khi nấu thịt phồng lên đầy đặn, nhưng vẫn không vị tràn ra ngoài quá nhiều, gây mất thẩm mĩ. Nếu kĩ tính hơn một chút, bạn có thể dùng tăm trẻ xiên qua vết cắt trên trái khổ qua để cố định cho phần nhân thịt không bị trồi ra ngoài khi nấu.
Món ăn này chính là đại diện tiêu biểu nhất trong thực đơn đám giỗ nói riêng và thực đơn đám tiệc nói chung của hầu hết các gia đình. Thịt kho hột vịt (còn gọi là thịt kho tàu hay thịt kho riệu) là một món ăn phổ biến tại các tình miền Nam. Món ăn này có thể bảo quản được khá lâu. Nên bạn có thể giữ chúng trong tủ lạnh ăn dần để giảm bớt thời gian nấu nướng.
Để nước dùng có độ ngọt tự nhiên và hương vị đậm đà hơn, người ta thường dùng nước dừa thay cho nước lọc để hầm thịt. Nên lựa chọn thịt heo ba chỉ, hay thịt có xen ít mỡ để món ăn không bị khô khan. Bạn nên cắt thịt thành những miếng to (kích thước tương đương quả trứng). Đun nhỏ lửa hỗn hợp thịt, trứng, nước dừa và các gia vị khác cho đến khi thịt mềm hẳn.
Tại khu vực miền Bắc, bạn cũng sẽ thấy bóng dáng của món ăn này trong thực đơn đám giỗ. Nhưng chúng không được nấu cùng với nước dừa và trứng luộc mà chỉ có thịt đơn giản.
Thịt kho hột vịt là món ăn đại diện cho sự sung túc, đủ đầy trong gia đình nên rất được ưa chuộng trong những buổi tiệc truyền thống như: lễ giỗ, tết, tiệc mừng,…
Cùng tham khảo thêm một số món ăn khác để mâm cơm ngày giỗ của gia đình bạn thêm đầy đặn và dinh dưỡng nha:
Những gợi ý trên chắc hẳn đã có thể giúp các nàng tự tin hơn để chuẩn bị một mâm cơm giỗ thật tròn trịa và dinh dưỡng cho gia đình. Dưới đây là những lưu ý cuối cùng để các món ăn của bạn có được chất lượng tốt nhất.
Những chi tiết nhỏ xíu tưởng chừng không quan trọng nhưng lại có thể quyết định phần lớn hương vị của các món ăn mà bạn làm ra. Đừng quên chăm chút cả những công đoạn nhỏ để có được hương vị món ăn tuyệt nhất.
Với những thông tin bổ ích trên đây, CoCo hi vọng sẽ có ngày càng nhiều bữa cơm nhà đầm ấm hơn nữa được tạo ra từ chính tay các nàng dâu mới!
Link nội dung: https://cmp.edu.vn/dam-gio-nau-mon-gi-a23635.html