Con sứa có tên khoa học Scyphozoa là những sinh vật biển không xương sống độc nhất của ngành Thích ty bào (Cnidaria). Sứa đã tồn tại từ đầu kỷ Cambri cho đến bây giờ. Loài sứa thích nghi với đời sống di chuyển ở biển.
Khi di chuyển, sứa co bóp dù, đẩy nước qua lỗ miệng và tiến về phía ngược lại. Tua miệng một số loài sứa gây ngứa, có khi gây bỏng da. Sứa là một loài không có não, tim và xương.
1,1 Con sứa có ăn được không ?
Sứa không chỉ được chế biến nhiều món ăn ngon mà còn được dùng trong nhiều bài thuốc để hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.
a) Thành phần dinh dưỡng ở sứa
Trung bình trong 100 gram sứa, gồm có:
- Chất đạm: 12.3 gram.
- Chất béo: 0.1 gram.
- Chất đường: 3.9 gram.
- Canxi (182 mg), sắt (9.5 mg), I-ốt (132 mg), nhiều vitamin và các nguyên tố vi lượng khác (phốt - pho, selen, magie,…). thành phần dinh dưỡng trong sứa
b) Lợi ích khi ăn sứa
- Bổ sung nhiều dưỡng chất cho cơ thể: nhiều protein (chất đạm), chất chống oxy hóa và một số khoáng chất quan trọng khác.
- Giảm nguy cơ mắc bệnh tim: do sứa có chứa nhiều axit béo omega 3 và omega 6.
- Bảo vệ tế bào cơ thể tránh khỏi stress oxy hóa (là cơ thể không trung hòa được các gốc tự do gây nên sự lão hóa và bệnh tật): do chứa hàm lượng selenium (là chất selen, có tác dụng chống oxy hóa và ngăn ngừa ung thư) nhiều.
- Hỗ trợ trí nhớ: vì sứa chứa hàm lượng Choline (là chất dinh dưỡng quan trọng như vitamin B), có chức năng tổng hợp DNA, hỗ trợ hệ thần kinh và sản xuất chất béo cho màng tế bào, giúp não xử lý thông tin tốt và nhớ lâu hơn.
- Giúp da tươi trẻ: do sứa chứa nhiều collagen nên hỗ trợ tốt trong việc đẩy lùi quá trình lão hóa của tế bào.
- Chữa chứng huyết ứ gây nhiệt nổi mụn, ho đàm, táo bón, nhức mỏi,….
1,2 Phân biệt sứa có độc
Hãy cùng, Hải Đăng tìm hiểu loại sứa nào có độc nhé. Ở vùng biển nước ta có 2 loại sứa là: sứa bình thường dùng làm thực phẩm và chế biến nhiều loại sản phẩm khác và loại sứa độc có thể làm ảnh hưởng sức khỏe khi va chạm với chúng. Loại sứa lửa là một trong những loại sứa có độc
Hiện nay, ở một số vùng biển ở Đà Nẵng đã xảy ra tình trạng người tắm biển bị nổi mẩn đỏ và ngứa ngáy gây cảm giác khó chịu. Nhiều người tình trạng nặng hơn có thể bị sốc và ảnh hưởng đến tính mạng.
Theo đó, sứa rất nhạy với những vùng biển sạch nên không bất ngờ sứa xuất hiện ở những bãi tắm. Người bị dị ứng với sứa lửa hay bị sứa lửa chích có thể do những nguyên nhân sau:
a) Cách nhận dạng sứa lửa độc
Cách nhận biết con sứa lửa qua mắt thường, như tên gọi của nó , sứa lửa có màu đỏ.
- Màu đỏ của sứa rất dễ nhận biết, thông thường loại sứa này sinh sống ở những vùng biển sạch và nhiệt độ tăng loại sứa này hay dạt lên bờ và những vùng biển nông.
- Chính vì vậy, gần đây nhiều người dân bị loại sứa lửa này chích gây cảm giác ngứa và nổi những mẩn đỏ cực kỳ khó chịu.
- Khi đi tắm biển bạn thấy loại sứa có màu sắc màu đỏ thì nên tránh xa và kêu gọi những người nhanh chóng lên bờ để tránh bị sứa lửa chích gây nên những vết bỏng rát.
b) Các triệu chứng khi tiếp xúc với sứa lửa
- Khi tắm biển do va chạm trực tiếp với loại sứa này, ngoài ra khi loài sứa này di chuyển các vùng biển này và chúng để lại những ngòi độc làm da người chạm vào gây ngứa ngáy và mẩn đỏ.
- Sứa lửa là loại sứa hoàn toàn có hể gây độc khi va chạm với những xúc tu của chúng.
- Do đó khi bạn đi biển nên chú ý tránh xa những nơi có nhiều sứa.
c) Cách phòng trị sứa lửa
- Ngoài ra, trong trường hợp bị sứa lửa chắn hoặc chích bạn nên nhanh chóng sơ cứu bằng cách lấy nước biển rửa qua vết thương do sứa gây ra.
- Tuyệt đối không sử dụng nước ngọt hay nước nóng để rửa, vì sẽ làm vết thương thêm nghiêm trọng. Ngoài ra, bạn nên dùng chanh chà trực tiếp lên phần vết thương sứa gây ra để loại bỏ những nọc độc cũng như làm dịu vết thương.
- Dùng đá chườm để giảm nhức, chườm nóng để giảm ngứa hiệu quả.