Đinh hương không chỉ là một loại gia vị quen thuộc mà còn được dùng để làm thuốc chữa bệnh. Vị thuốc này có tác dụng bổ trợ thận dương, giảm đau nhức, kháng viêm, chữa đau nhức xương khớp. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho bạn thông tin về cây đinh hương, bài thuốc chữa bệnh và lưu ý khi sử dụng.
Thông tin về cây đinh hương
Tên gọi khác: Đinh hương có tên gọi khác là đinh tử, đinh tử hương, hùng đinh hương, công đinh hương…
Tên khoa học của cây: Flos caryophylli.
Họ cây: Đào kim nương.
Đinh hương là gì?
Đinh hương là loại thực vật thường xanh với chiều cao trung bình từ 12 - 15cm. Lá đinh hương mọc đối xứng, có hình bầu dục nhọn và phiến lá dài.
Hoa của cây có màu đỏ thẫm, mọc thành cụm ở đầu cành. Lúc đầu hoa có màu nhạt, sau đó chuyển sang màu lục và phát triển thành màu đỏ tươi. Hoa có 4 đài dày, 4 cánh tràng màu hồng. Khi hoa nở, các tràng sẽ rụng và lộ ra nhiều nhị.
Quả của cây mọng dài, xung quanh có các lá đài. Mỗi quả cây chỉ chứa một hạt đinh hương.
Phân bổ
Đinh hương là giống cây có nguồn gốc từ Indonesia. Lúc đầu được người dân sử dụng như một loại gia vị đinh hương. Ngoài ra, cây còn được trồng rất nhiều ở Ấn Độ, Srilanka, Zanzibar, Madagascar…
Bộ phận dùng
Nụ hoa của cây đinh tử được sử dụng để làm dược liệu chữa bệnh.
Thu hái, chế biến và bảo quản
Thu hái: Nụ cây thường được người ta thu hái vào tháng 9 - 10 hàng năm. Thời điểm hái nụ thích hợp nhất là khi cây chuyển từ màu xanh sang màu đỏ. Bạn có thể lấy cả cuống cây hoặc chỉ lấy nụ.
Chế biến: Người ta phơi nụ âm can hoặc sấy nhẹ cho đến khi nụ khô hoàn toàn. Sau khi chế biến, nụ hoa thường có hình dạng như cái đinh, nâu sẫm với chiều dài trung bình từ 10 - 12mm, đường kính 2 - 3 mm. Bên dưới nụ thường sót lại một đoạn cuống hoa ngắn, trên có 4 lá đài dày. Nụ hoa hình cầu có chứa 4 cánh hoa chưa nở, xếp khít. Khi bóc tách cánh hoa, bạn sẽ thấy bên trong có nhiều nhị, ở giữa có một vòi nhụy ngắn và thẳng. Thông thường, đinh hương sẽ được bào chế dưới dạng tinh dầu, rượu thuốc, gia vị, nước súc miệng.
Bảo quản: Nơi thoáng gió, khô ráo, thoáng mát.
Thành phần hóa học
Thành phần có trong cây đó là eugenol. Vậy eugenol là gì? Eugenol là một phân tử phenolic xuất hiện nhiều trong đinh hương và là vị thuốc được sử dụng nhiều trong y khoa. Đây là một chất khử trùng tại chỗ để chống kích ứng, chống viêm, hạ sốt, giảm đau…
Thảo dược này còn chứa nhiều hàm lượng cao các hoạt chất có khả năng gây mê tốt. Thành phần này thường được sử dụng để làm tê dây thần kinh, giảm đau nhức. Bên cạnh đó, nụ đinh hương còn chứa nhiều tinh dầu như oleanolic acid, kaempferol, benzaldehyde, methyl salicylate, acetyl eugenol, methyl-n-pentyl ketone…
Chất lượng tinh dầu tốt nhất là ở nụ hoa, rồi đến cuống và lá. Quả đinh hương chứa rất ít tinh dầu, hàm lượng eugenol thấp nên không được sử dụng.
Ngoài ra, đinh hương có chứa nhiều thành phần dưỡng chất rất tốt cho sức khỏe như vitamin K, mangan, canxi, vitamin C, magie, chất xơ, khoáng chất và chất chống oxy hóa.
Mangan: Hoạt chất này có chức năng giúp duy trì hệ thống xương khớp chắc khỏe và ổn định chức năng não bộ.
Hàm lượng vitamin C: Vitamin C giúp tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể.
Vitamin K: Chất này đóng vai trò quan trọng cho hoạt động đông máu của cơ thể.
Tính vị
Nụ đinh tử có vị cay tê, tính ấm và có mùi thơm mạnh.
Quy kinh
Quy kinh vào Tỳ, Vị, Thận.
Tác dụng của đinh hương
Y học cổ truyền và y học hiện đại đã chứng minh được các công dụng của vị thuốc đinh hương như sau:
Nghiên cứu hiện đại
Kích thích dạ dày tăng tiết dịch vị: Nước chiết xuất từ nụ cây có khả năng kích thích tăng tiết axit và pepsin nhằm tăng cường hoạt động hệ tiêu hóa.
Kháng khuẩn mạnh với các vi nấm: Dịch chiết xuất từ nụ hoa và tinh dầu của thảo dược này có khả năng kháng khuẩn, chống các loại vi nấm gây bệnh.
Ức chế vi khuẩn: Dược chất trong dược liệu có tác dụng ức chế sự tăng sinh của các vi khuẩn như tụ cầu khuẩn, trực khuẩn phó thương hàn, trực khuẩn viêm phổi, trực khuẩn lao, trực khuẩn Bruce, liên cầu dung huyết, tụ cầu khuẩn, vi khuẩn HP…
Tăng cường lưu thông máu: Dầu trong thảo dược có tác dụng tăng cường lưu thông máu. Ngoài ra còn giúp làm sạch máu và thanh lọc cơ thể.
Tăng cường hệ miễn dịch: Do có các chất kháng viêm, làm sạch máu nên vị thuốc này còn có công dụng thúc đẩy hoạt động của hệ miễn dịch.
Điều trị bệnh đái tháo đường: Thuốc có chức năng hoạt động giống như insulin trong cơ thể. Tác dụng chính là chuyển lượng đường dư vào trong tế bào và làm giảm lượng đường huyết trong máu.
Giảm ho: Đinh hương có tác dụng loại bỏ đờm, vi khuẩn gây bệnh trong cổ họng.
Hỗ trợ giảm căng thẳng: Bạn có thể dùng đinh hương để xông nơi làm việc, phòng ngủ. Vì thảo dược này có công dụng loại bỏ căng thẳng, mệt mỏi.
Y học cổ truyền
Công dụng của đinh hương là làm ấm thận, bổ dương, ấm tỳ vị.
Kích thích và làm ấm bụng.
Giảm đau, sát khuẩn, chống buồn nôn, tiêu sưng.
Các bài thuốc chữa bệnh từ đinh hương
Đinh hương vị thuốc có mặt trong rất nhiều bài thuốc để chữa trị các bệnh lý. Dưới đây là một số các bài thuốc mà bạn có thể áp dụng như sau:
Bài thuốc trị bệnh răng miệng
Cách 1: Bạn giã nhỏ một ít đinh tử, giã càng nhuyễn càng tốt. Sau đó mang đi ngâm với lượng cồn vừa đủ. Bạn dùng tăm bông chấm dung dịch, vừa ngâm vừa chấm vào chỗ đau răng.
Cách 2: Bạn cũng làm như trên nhưng có thể kết hợp với xuyên tiêu (liều lượng như nhau). Sau đó bạn tán thành bột mịn, trộn với một ít băng phiến, mật ong. Người bệnh bôi hàng ngày vào vùng răng miệng bị bệnh.
Cách 3: Bạn có thể dùng tăm bông thấm một ít tinh dầu và đặt lên chỗ đau răng là được.
Cách 4: Người bệnh có thể dùng đinh hương với một ít kem đánh răng, nước súc miệng để làm sạch răng miệng. Cách này giúp ngăn chặn mùi hôi răng và vi khuẩn gây sâu răng.
Cách 5: Chuẩn bị nguyên liệu gồm tinh dầu đinh tử 9g, tinh dầu gừng 2g, menthol 5g, campho 12g, cồn 7 độ 100ml. Bạn dùng tăm bông hỗn hợp thuốc trên và nơi răng bị đau. Bài thuốc này có tác dụng kháng viêm, giảm đau nhức, viêm nha chu rất tốt.
Bài thuốc trị chàm lở
Bạn sử dụng đinh tử cho vào 100ml cồn 75% và ngâm trong vòng 48 tiếng. Bạn vớt bỏ xác lá, dùng hỗn hợp dịch bôi lên vết chàm lở mỗi ngày 3 lần.
Bài thuốc trị đau do viêm loét dạ dày tá tràng thể hư hàn
Nguyên liệu: Đinh hương 4g, diên hồ sách, đương quy mỗi loại 10g, ngũ linh chi và quất hồng mỗi loại 6g. Cách thực hiện: Sơ chế sạch dược liệu và tán tất cả thành bột mịn, trộn đều. Mỗi lần uống, bạn dùng từ 3 - 6g trộn đều với nước sôi. Người bệnh uống thuốc từ 2 - 3 lần mỗi ngày để chữa bệnh.
Nếu bị xuất huyết dạ dày không thể cầm máu, người bệnh dùng 30g đinh tử, 300g mẫu lệ, 120g bột mì và 300g long cốt. Bạn tán tất cả nguyên liệu thành bột mịn, chia thành 6g mỗi bao. Mỗi lần, bạn lấy một bao hoà tan với nước sôi, uống 2 - 3 lần mỗi ngày.
Bài thuốc trị nấc cụt, trẻ nhỏ ợ sữa, nôn mửa
Bài thuốc số 1: Đinh hương 3g, đẳng sâm, sinh khương, tai hồng mỗi vị 10g. Bạn sơ chế sạch các vị thuốc trên và sắc lấy nước uống.
Bài thuốc số 2: Sa nhân 5g, đinh tử 3g, bạch truật 10g. Tán các vị thuốc trên cho thành bột mịn. Mỗi lần uống 2 - 4g với nước ấm, mỗi ngày người bệnh dùng 2 - 3 lần.
Nguyên liệu: Đinh hương 20g, long não 12g, cồn 250ml 90 độ.
Cách thực hiện: Cho các nguyên liệu vào cồn ngâm 7 ngày đêm rồi lọc bã bỏ. Bạn dùng bông thấm hỗn hợp và đắp, xoa bóp vào khớp đau nhức. Mỗi ngày, người bệnh thực hiện từ 1 - 2 lần.
Bài thuốc thúc đẩy hệ tiêu hóa
Khi bị đau dạ dày, buồn nôn, người bệnh có thể trộn bột đinh tử với mật ong để dùng. Các triệu chứng đau dạ dày sẽ thuyên giảm nhanh chóng.
Nếu trong trường hợp bị đau bụng, chướng bụng, rối loạn tiêu hóa thì bạn có thể dùng đinh tử 2g kết hợp với một số vị thuốc như sa nhân 6g, bạch truật 12g. Bạn sơ chế các nguyên liệu trên, tán thành bột. Người bệnh uống mỗi ngày từ 2 - 3 lần, mỗi lần uống 2 - 4g.
Bài thuốc chữa bệnh nội thương lâu ngày
Nguyên liệu: Đinh tử khoảng 2 - 4g, gừng 5 lát, tai hồng 10g.
Cách thực hiện: Bạn sơ chế các vị thuốc trên, sắc thuốc với 200ml nước. Khi nước cạn còn lại 50ml thì uống hết trong này. Nếu cơ thể nóng nhiều thì giảm lượng đinh hương dược liệu và tăng lượng tai hồng.
Bài thuốc trị đau tim
Nguyên liệu: Đinh hương và quế tâm mỗi thứ 1 lượng.
Cách thực hiện: Bạn giã nhỏ các nguyên liệu trên và rây thành bột mịn. Người bệnh uống thuốc trước bữa ăn, uống với rượu nóng.
Bài thuốc chữa đau nhức xương khớp tay chân
Nguyên liệu: Tinh dầu đinh hương 20g, lá lốt 12g, long não 12g, tầm gửi cây dâu 12g, tục đoạn 12g, muối sống 5g.
Cách thực hiện: Người bệnh sắc thuốc với 250ml đến khi cạn còn 150ml. Bạn ngâm bàn tay, bàn chân trong 30 phút các buổi tối. Sau đó bạn lau khô tay trước khi đi ngủ.
Bài thuốc chữa sai khớp, bong gân
Nguyên liệu: Đinh hương, gừng tươi, vỏ núc nác, quế, dây đau xương, hồi hương, lá náng, lá canh chân, lá kim cang, mủ xương rồng bà, lá thầu dầu tía. lá bưởi bung, hạt trấp, là tầm gửi cây khế, lá mua. Mỗi vị thuốc với liều lượng bằng nhau.
Cách thực hiện: Bạn sơ chế kỹ càng các nguyên liệu trên, sao nóng chúng và chườm lên vùng bị bong gân, sai khớp.
Bài thuốc từ đinh hương chữa hắc loạn, cầm ói
Nguyên liệu: 14 nụ đinh hương, rượu trắng.
Cách thực hiện: Bạn cho dược liệu vào nồi nước nấu chung với rượu. Nấu trên lửa nhỏ đến khi cạn còn lượng nước vừa đủ thì uống. Bạn uống khi thuốc còn ấm nóng.
Bài thuốc chữa sáng ăn, tối ói
Nguyên liệu: 15 nụ đinh hương.
Cách thực hiện: Bạn tán dược liệu thành bột mịn. Sau đó hòa hỗn hợp với nước mía và nước gừng để làm thành viên hoàn bằng hạt sen. Bạn sử dụng bằng cách ngậm rồi nuốt từ từ.
Bài thuốc chữa tiêu chảy ở trẻ nhỏ
Nguyên liệu: Đinh hương 1,5g, 3g nhục quế.
Cách thực hiện: Bạn nghiền tất cả các nguyên liệu trên thành bột mịn. Sau đó dùng nước điều thành dạng hồ dán, rồi dán lên rốn của trẻ.
Trà đinh hương giúp giảm nguy cơ ung thư
Bạn đun sôi nước, cho một thìa cà phê nụ hoa đinh hương khô vào nồi nước, ngâm trong vòng 20 - 30 phút. Bạn có thể thêm vào đó một ít quế, gừng, mật ong để tăng hương vị trà.
Một số lưu ý khi sử dụng đinh hương
Đinh hương có nhiều công dụng cho sức khỏe nhưng không phải vì thế mà bạn chủ quan khi sử dụng. Hơn hết, người bệnh nên lưu ý các vấn đề sau khi sử dụng đinh hương:
Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú thì không nên tùy tiện sử dụng loại dược liệu này.
Người bệnh không hư hàn thì tránh dùng.
Tuyệt đối không sử dụng chung với uất kim.
Vị thuốc đinh hương có thể gây ra một số tác dụng phụ gây hại cho sức khỏe như tổn thương hô hấp, co giật, da bị kích ứng, phù phổi, phế quản viêm, co thắt, trầm cảm. Vì thế, khi sử dụng vị thuốc này để chữa bệnh, bệnh nhân cần lưu ý để giảm các tác dụng không mong muốn.
Ngoài ra, đinh hương còn có thể tương tác với các loại thuốc chống đông máu. Do đó, bệnh nhân đang uống thuốc này thì không nên tự ý uống đinh hương. Bên cạnh đó, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú cũng không nên sử dụng dược liệu này một cách tùy tiện.
Đinh hương mua ở đâu? Đinh hương giá bao nhiêu?
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều nơi có bán dược liệu đinh hương. Dược liệu này có giá bán tham khảo hiện nay khoảng 60.000 - 70.000/g.
Bạn có thể tìm mua vị thuốc đinh hương ở các cửa hàng thuốc đông y, đơn vị, cơ sở chuyên dược liệu, các chợ truyền thống. Tuy nhiên cần lưu ý lựa chọn địa chỉ uy tín để đảm bảo chất lượng và an toàn cho sức khỏe.
Trên đây là những thông tin về đinh hương và các bài thuốc chữa bệnh từ vị thuốc này. Bạn cần trao đổi kỹ với bác sĩ khi sử dụng các bài thuốc từ đinh hương để điều trị bệnh. Người bệnh nên chú ý sử dụng đúng liều lượng, không được lam dụng thuốc vì có thể gây ra các tác dụng ngược nguy hại cho sức khỏe.