Cây rau mương chữa bệnh gì? Một số bài thuốc từ cây rau mương

Cây rau mương là một loại cây rau làm thuốc và được dùng để chữa các bệnh dạ dày theo y học cổ truyền. Ngoài ra, loại rau này còn được biết đến với nhiều công dụng khác như đẩy lùi tiêu chảy, làm giảm các triệu chứng viêm họng, viêm amidan, tiểu đường,… Cùng tìm hiểu rõ cây rau mương chữa bệnh gì và các bài thuốc giúp chữa bệnh an toàn, hiệu quả nhé!

Cây rau mương được sử dụng làm vị thuốc dân gian từ rất lâu

Đặc điểm tự nhiên của cây rau mương

Rau mương là loài cây thân thảo sống một năm, mọc đứng hoặc mọc nằm. Thân cây có màu xanh lục, dài khoảng 0,4 - 0,6m, phân thành nhiều nhánh. Nhánh cây màu đỏ và có cạnh, cành và thân có 4 góc lồi.

Lá cây rau mương có hình mũi mác dài, dài 2,5 - 7cm và rộng khoảng 0,7 - 1,5cm, màu xanh lục, điểm đỏ. Phiến lá có 1 gân chính và 7 - 8 đôi gân phụ hình lông chim tỏa ra từ gân chính.

Hoa rau mương nhỏ, màu vàng, mọc đơn độc từ nách lá và không có cuống. Mỗi hoa có 2 lá bắc con hình vảy. Đài hoa dạng ống hình trụ, gồm có 4 thùy. Tràng hoa cũng có 4 cánh. Nhị 8, bao phấn hình mắt chim, bầu không cuống và có hình trụ.

Quả nhẵn, dài khoảng 2 - 3cm, hình trụ, hơi phình ra ở đỉnh, chứa nhiều hạt.

Rau mương là loài cây thân thảo sống một năm, mọc đứng hoặc mọc nằm

Thành phần hóa học của cây rau mương

Một số nghiên cứu phân tích hóa học đã chỉ ra rằng, sự hiện diện của một số hoạt chất có tác dụng chống oxy hóa, kháng khuẩn, kháng viêm: alkaloids, flavonoid, saponin, glycoside, hợp chất phenolic, tanin, terpenoid và steroid… cùng với các giá trị dinh dưỡng của bột lá như chất đạm, chất xơ, chất béo và carbohydrate. Ngoài ra, thành phần Sitosterol cũng được ghi nhận là có tác dụng chống tăng đường huyết tương đương với metformin.

Với các thành phần hóa học kể trên cũng đã góp phần lý giải được vì sao cây rau mương được dùng trong y học cổ truyền để điều trị bệnh.

Cây rau mương có tác dụng gì?

Cây rau mương được sử dụng làm vị thuốc dân gian từ rất lâu, theo như Y học cổ truyền, loại cây này có tính mát, vị ngọt và có tác dụng trừ thấp, thanh nhiệt, tiêu thũng, tiêu sưng, ngoài ra còn hỗ trợ cầm tiêu chảy và kiết lị rất tốt. Công dụng cây rau mương sẽ phát huy tốt nếu bạn sử dụng đúng cách, loại cây này sẽ giúp cải thiện triệu chứng cho nhiều bệnh lý như: mụn trứng cá, ho gà, đau khớp, đau nhức răng, đau dạ dày, viêm ruột, viêm họng, tiểu đường, rối loạn tiêu hóa.

Trong dân gian cũng lưu truyền nhiều bài thuốc sử dụng cây rau mương để chữa bệnh và cải thiện triệu chứng bệnh, tăng cường sức khỏe. Cách sử dụng phổ biến nhất là các bài thuốc sắc dùng rau mương khô hoặc dùng tươi nhai nuốt trực tiếp.

Vậy, uống nhiều cây rau mương có tốt không? Mặc dù là thảo dược lành tính nhưng bạn không nên lạm dụng nhiều. Liều dùng an toàn và có dược tính tốt được khuyến cáo là khoảng 40 - 50g và rau mương tươi là 20 - 40g với cây khô.

Cây rau mương có tác dụng gì?

Một số bài thuốc từ cây rau mương

Cây rau mương trị bệnh gì? Theo kinh nghiệm dân gian, công dụng của loại cây này được khai thác trong các bài thuốc sau:

Trị áp xe, chín mé, mụn nhọt

Thuốc đắp: Ngâm một nắm thân và lá của rau mương trong nước muối loãng sau đó rửa sạch, để ráo. Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị mụn nhọt hoặc áp xe rồi giã nát dược liệu, đắp thuốc lên trong khoảng 15 phút. Thực hiện 1 - 2 lần mỗi ngày.

Thuốc uống: Sắc 30 - 40g rau mương khô cùng với nước rồi uống mỗi ngày cho đến khi vết thương lành hẳn.

Bài thuốc hỗ trợ chữa bệnh tiểu đường

Chuẩn bị khoảng 15g rau mương, 15g chuối hột, 15g dây mây, 10g lá vú sữa tím, 15g lục bình, 10g cam thảo nam cùng với 20g khổ qua. Bạn tiến hành cho tất cả vào ấm để sắc cùng 3 chén nước đến khi còn 8 phân. Sau đó, bạn lọc lấy phần nước và uống thành 2 lần trong ngày vào buổi sáng và chiều.

Chữa bệnh dạ dày do nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori

Rửa sạch rau mương sau đó để ráo, cắt thành từng khúc nhỏ. Tiến hành phơi khô, sao vàng hạ thổ, bảo quản nơi khô ráo để dùng dần. Sắc dược liệu khô cùng với nước và uống mỗi ngày (dùng liên tục tối thiểu trong 5 ngày mới có tác dụng giảm đau và cảm giác khó chịu ở dạ dày).

Bài thuốc chữa viêm họng, viêm amidan từ cây rau mương

Lấy một nắm lá cây rau mương đem rửa sạch với nước muối sau đó nhai nuốt. Mỗi ngày, bạn nên thực hiện một lần vào buổi tối trước khi đi ngủ cho đến khi triệu chứng bệnh giảm nhẹ.

Cây rau mương chữa tiêu chảy, đầy bụng

Bạn chuẩn bị lá rau mương đem rửa sạch, ngâm cùng với nước muối pha loãng. Sau đó, giã nát và vắt lấy nước cốt để uống.

Thanh nhiệt, giải độc hiệu quả

Vào những ngày nắng nóng gay gắt, bạn có thể uống rau mương để giải nhiệt hiệu quả. Vào thời xưa, rau mương được nấu thành trà ở các hộ nông dân nghèo nhằm giúp thanh nhiệt và giúp giải độc. Do đó, bạn nên sử dụng thảo dược này trong trường hợp bị say nắng, nóng trong người.

Một số bài thuốc từ cây rau mương

Một số lưu ý khi sử dụng cây rau mương

Để sử dụng rau mương một cách an toàn và hiệu quả, bạn nên tham khảo trước ý kiến từ các bác sĩ hoặc thầy thuốc đông y uy tín. Trong quá trình sử dụng, nếu thấy xuất hiện các triệu chứng bất thường, bạn cần tạm ngưng dùng và thông báo ngay cho bác sĩ. Trong quá trình sử dụng cây rau mương hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý kể trên, người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau:

Kết luận: Những thông tin về cây rau mương chỉ mang tính chất tham khảo, bởi vị thảo mộc này cho đến nay vẫn chưa được các nhà khoa học nghiên cứu cụ thể. Vì vậy, trước khi muốn sử dụng thảo dược này, bệnh nhân nên tham khảo bác sĩ để xác định tính hiệu quả từ các bài thuốc dân gian.

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.

Link nội dung: https://cmp.edu.vn/rau-muong-tri-benh-gi-a33588.html