Ngành Vật lý kỹ thuật và Điện tử: Học gì? Ra trường làm gì?

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã nâng tầm ngành Vật lý kỹ thuật và Điện tử trở thành một trong những lĩnh vực quan trọng nhất, đóng góp vào sự phát triển của công nghệ sản xuất. Vậy ngành Vật lý Kỹ thuật và Điện từ là gì, học ngành này sẽ có triển vọng việc làm thế nào?

Tầm quan trọng của ngành Vật lý kỹ thuật và Điện tử

Vật lý kỹ thuật và Điện tử là ngành khoa học cung cấp khối kiến thức nền tảng về Vật lý ứng dụng và Điện tử - là lĩnh vực nghiên cứu, thiết kế, xây dựng các mạch điện tử để tạo ra và tối ưu hóa các giải pháp kỹ thuật. Do đó, các thành tựu của Vật lý kỹ thuật và Điện tử cũng được coi là một phần của các ngành kỹ thuật điện và kỹ thuật máy tính. Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cần thúc đẩy công nghệ sản xuất tự động hóa, Vật lý kỹ thuật và Điện tử đóng vai trò là công nghệ hỗ trợ, giúp điều khiển, xử lý, phân phối thông tin và chuyển đổi, phân phối nguồn điện.

Vật lý kỹ thuật và Điện tử được ứng dụng rộng rãi trong việc nghiên cứu, chế tạo các thiết bị điện hữu dụng trong khoa học và cuộc sống thường nhật như màn hình tinh thể lỏng, tivi thông minh, bóng đèn LED, pin năng lượng mặt trời… Một trong những thành tựu đáng kể nhất chính là chiếc điện thoại thông minh quen thuộc với chúng ta. Nhờ ứng dụng của Vật lý kỹ thuật và Điện tử trong vật liệu bán dẫn, tích hợp các bộ vi xử lý với chip di động đã tạo ra điện thoại thông minh cho phép người dùng thực hiện nhiều tác vụ nhanh chóng trên màn hình.

Các con số thống kê cho thấy Vật lý kỹ thuật và Điện tử là ngành có mức độ tăng trưởng cao tại Việt Nam trong vòng 10 năm trở lại đây. Báo cáo mới nhất của Bộ Công Thương cho biết, trong quý I năm 2020, số lượng sản xuất các sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học đã tăng tới 14,3% so với cùng kỳ năm trước. Khả năng sản xuất và tiêu thụ của thị trường Việt Nam cũng được các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá rất cao. Minh chứng là hầu hết những doanh nghiệp điện tử lớn hàng đầu thế giới như Samsung, LG, Canon, Intel, Panasonic, Toshiba… đều đã có nhà máy sản xuất chính hãng ở nước ta, tạo nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên ngành Vật lý kỹ thuật và Điện tử.

Ngành Vật lý kỹ thuật và Điện tử học gì?

Tại Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH, Đại học Việt Pháp), chương trình đào tạo ngành Vật lý kỹ thuật và Điện tử diễn ra trong 3 năm, để trang bị cho sinh viên:

Một buổi học của sinh viên Đại học Việt Pháp, USTH

Đồng thời, trong quá trình học, sinh viên sẽ được bổ trợ những kỹ năng mềm thiết thực cho quá trình làm việc thực tế như kỹ năng giao tiếp, làm việc theo nhóm và quản lý thời gian. Sinh viên cũng được trang bị các kỹ năng như phân tích, tra cứu và sắp xếp thông tin, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng tư duy phản biện…

Đặc biệt với chương trình được giảng dạy 100% tiếng Anh, sinh viên có thể chủ động mở rộng kiến thức mới, tự tin hòa nhập nhanh với môi trường làm việc quốc tế hoặc xin các học bổng học tiếp lên thạc sĩ, tiến sĩ tại nước ngoài.

Triển vọng nghề nghiệp cho sinh viên ngành Vật lý kỹ thuật và Điện tử

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể lựa chọn đi làm ngay tại các vị trí như nghiên cứu viên R&D, kỹ sư sản xuất, kỹ sư ở bộ phận quản lý đảm bảo chất lượng (Quality Assurance - QA), kiểm tra chất lượng (Quality Control - QC) cho các doanh nghiệp chuyên về:

Sinh viên tốt nghiệp cũng có thể lựa chọn con đường học tiếp lên thạc sĩ, tiến sĩ để trở thành giảng viên hoặc nhà nghiên cứu. Chương trình học chuẩn quốc tế của USTH tạo điều kiện thuận lợi để sinh viên tìm kiếm các cơ hội học bổng toàn phần tại các trường đại học uy tín tại Pháp và trên thế giới.

Link nội dung: https://cmp.edu.vn/vat-ly-ky-thuat-a35606.html