Khi tụt huyết áp nên uống gì cho lên? 9 thức uống ổn định nhanh

Khi huyết áp giảm thấp một cách đột ngột, người bệnh có thể gặp các triệu chứng như lú lẫn, đổ nhiều mồ hôi, da trở nên xanh tái, thở nhanh và nông, rối loạn nhịp… Trong thời gian đợi người thân hỗ trợ đưa bệnh nhân đi cấp cứu, có thể xử trí tạm thời tình trạng này bằng một số loại thức uống. Vậy tụt huyết áp nên uống gì để giúp ổn định huyết áp tạm thời? Trong bài viết dưới đây, bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc sẽ gợi ý 9 loại thức uống giúp ổn định nhanh huyết áp cực hiệu quả.

Tụt huyết áp uống gì cho lên

Thức uống có cải thiện tình trạng tụt huyết áp không?

Tụt huyết áp là tình trạng huyết áp bị giảm xuống dưới 90/60mmHg một cách đột ngột, cần nhập viện cấp cứu nhanh chóng. Các triệu chứng kèm theo có thể gặp như lơ mơ, lú lẫn, da xanh tái, toát mồ hôi, đi tiểu ít,… Người bệnh cần được đưa đến cơ sở y tế gần nhất để xử trí, tránh nguy cơ diễn tiến đến suy đa cơ quan.

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây tụt huyết áp. Chỉ số huyết áp thường thấp nhất vào ban đêm khi ngủ hoặc tùy thuộc vào các thức ăn, thức uống sử dụng trong ngày. Một số tình trạng sinh lý có thể gây tụt huyết áp như thai kỳ, uống rượu say. Các tình trạng bệnh lý cũng có thể gây huyết áp thấp mạn tính bao gồm: bệnh về van tim, bệnh liên quan đến nội tiết tố, mất nước, rối loạn điện giải, hẹp hoặc tắc động mạch dưới đòn, tác dụng phụ của thuốc.

Nếu bản thân hoặc người xung quanh có dấu hiệu bị tụt huyết áp, cần nhanh chóng gọi cấp cứu hoặc nhờ người hỗ trợ đưa đến bệnh viện. Trong thời gian đợi có người đến hỗ trợ đưa đi bệnh viện, người thân hoặc người xung quanh có thể xử trí nhanh chóng tình trạng tụt huyết áp bằng cách cho người bệnh uống một số loại nước giúp ổn định huyết áp tạm thời.

Người bị tụt huyết áp nên uống gì để lên lại bình thường nhanh?

Trong trường hợp cấp cứu nguyên nhân nghĩ nhiều đến giảm thể tích dịch. Việc bổ sung nước có thể giúp ổn định lại huyết áp tạm thời cho người bệnh tụt huyết, gợi ý cho người bị tụt huyết áp nên uống gì cho lên bao gồm:

1. Nước lọc

Mất nước là một trong những nguyên nhân gây hạ huyết áp. Lượng nước trong cơ thể không đủ sẽ dẫn đến giảm thể tích tuần hoàn và sau đó là làm giảm mức huyết áp. Khi người bệnh có dấu hiệu tụt huyết áp, nên cho uống nhiều nước lọc để giúp tăng thể tích tuần hoàn và chống mất nước.

Đối với người thường xuyên bị huyết áp thấp, cần duy trì uống đủ 2 lít nước mỗi ngày. Trường hợp hoạt động nhiều ở ngoài trời nắng nóng, nên uống nhiều nước hơn hoặc bổ sung thêm các loại nước điện giải. (1)

2. Nước dừa

Nước dừa là loại nước giải khát được nhiều người sử dụng. Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa có những nghiên cứu báo cáo việc uống nước dừa đối với người tụt huyết áp.

3. Người bị tụt huyết áp nên uống trà

Trà có chứa caffein có thể làm tăng nhịp tim và huyết áp tạm thời. Tác dụng này thường ngắn hạn và lượng caffein tiêu thụ ảnh hưởng đến huyết áp của mỗi người không giống nhau. Trà cũng có nguồn gốc tự nhiên và có tác dụng kiểm soát huyết áp khá hiệu quả. Vì vậy, nếu có sẵn trà ở gần đấy, nên pha một ly trà đường hoặc trà gừng cho người bệnh uống trong thời gian đợi đưa đến gặp bác sĩ.

Trà gừng hoặc trà đường giúp ổn định huyết áp tạm thời cho người bị tụt huyết áp
Trà gừng hoặc trà đường giúp ổn định huyết áp tạm thời cho người bị tụt huyết áp

4. Nước chanh

Người bị tụt huyết áp có thể do bị mất quá nhiều nước. Uống nước chanh có thể giúp ổn định lưu thông máu trong cơ thể. Bên cạnh đó, nước chanh còn chứa chất chống oxy hóa, giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

5. Cà phê

Tương tự như trà, cà phê cũng chứa chất kích thích caffein, có tác dụng làm tăng nhịp tim và tăng huyết áp tạm thời. Ở mỗi người, thời gian cơ thể dung nạp caffein sẽ có sự khác nhau, thường là trong vòng 30 phút sau khi uống. Tác dụng của caffein thường mất đi trong vòng bốn giờ. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân bị tụt huyết áp, có thể nhanh chóng cho uống một ít cà phê để tạm thời tăng huyết áp lên. Trong thời gian đó, cần nhanh chóng chuẩn bị phương tiện và gọi thêm người ở gần đến đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu. (2)

6. Nước ép cà rốt

Ngoài việc giúp điều hòa nhịp tim và giữ cân bằng huyết áp, nước ép cà rốt còn giúp cải thiện chức năng thận. Uống nước ép cà rốt với mật ong có thể hữu ích trong việc làm tăng mức huyết áp.

7. Sữa ít béo là thức uống người tụt huyết áp nên uống

Lựa chọn loại sữa ít béo giàu vitamin B12 sẽ giúp kiểm soát tình trạng tụt huyết áp, đặc biệt là hạ huyết áp tư thế. Vì vitamin B12 rất cần thiết cho hệ thống thần kinh tự trị, chịu trách nhiệm điều chỉnh một số chức năng của cơ thể, bao gồm cả kiểm soát huyết áp. Trường hợp bị huyết áp thấp thường xuyên, có thể tăng lượng vitamin B12 thông qua sữa, phô mai, cá, thịt gà.

Chúng ta có thể kiểm soát tình trạng tụt huyết áp tạm thời bằng một ly sữa
Chúng ta có thể kiểm soát tình trạng tụt huyết áp tạm thời bằng một ly sữa

8. Khi bị tụt huyết áp nên uống nước muối

Mặc dù dư thừa muối có hại cho sức khỏe, nhưng đây lại giải pháp tức thời cho những người bị tụt huyết áp. Một ly bơ sữa với muối có thể làm tăng huyết áp nhanh chóng trước khi người bệnh được đưa đi cấp cứu.

9. Cam thảo

Rễ cam thảo thu được từ cây Glycyrrhiza glabra là một phương thuốc truyền thống hiệu quả nhằm hỗ trợ điều trị huyết áp thấp. Nhờ đặc tính chống viêm và thích ứng hiệu quả, bột rễ cây cam thảo khi pha với nước ấm và uống thường xuyên có thể mang lại nhiều lợi ích cho người bị hạ huyết áp.

Các nghiên cứu cho thấy rễ cam thảo làm tăng huyết áp bằng cách giữ lại nhiều muối hơn trong cơ thể và hấp thụ nước ở thận. Do đó, khi người xung quanh bị tụt huyết áp, bạn có thể pha ly nước cam thảo cho người đó uống, giúp nhanh chóng ổn định huyết áp tạm thời. (3)

Một số lưu ý khi sử dụng các thức uống trên khi tụt huyết áp

Những loại nước người bị tụt huyết áp nên uống được gợi ý bên trên chỉ là giải pháp ban đầu. Điều quan trọng là chúng ta cần nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu xử trí, tránh các biến chứng nguy hiểm.

Tụt huyết áp có thể kèm theo các triệu chứng như nhức đầu, mờ mắt, tim đập nhanh, buồn nôn. Huyết áp rất thấp sẽ khiến các cơ quan quan trọng không nhận đủ lượng oxy cần thiết, có thể dẫn đến sốc. Khi đó, người bệnh cần đến bệnh viện cấp cứu kịp thời.

>> Xem thêm: Cần làm gì khi bị tụt huyết áp bất ngờ? 4 cách xử trí sơ cứu tại nhà

Biện pháp sống chung với tình trạng tụt huyết áp là gì?

Tụt huyết áp là tình trạng cần được cấp cứu ngay. Nếu bạn đã từng bị tụt huyết áp, cần thăm khám và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để ổn định chỉ số huyết áp. Đồng thời, bạn cần điều chỉnh về lối sống, sinh hoạt hằng ngày để cải thiện tình trạng huyết áp thấp, ngăn ngừa tụt huyết áp.

Người bị huyết áp nên thăm khám và điều chỉnh chế độ ăn theo hướng dẫn của bác sĩ
Người bị huyết áp nên thăm khám và điều chỉnh chế độ ăn theo hướng dẫn của bác sĩ

Thăm khám sức khỏe định kỳ phòng ngừa tụt huyết áp

Cấp cứu khi bị tụt huyết áp chỉ giải quyết trước mắt tình trạng huyết áp bị hạ thấp quá mức một cách đột ngột. Để khắc phục tình trạng huyết áp thấp từ gốc, cần làm các xét nghiệm cận lâm sàng tìm nguyên nhân, từ đó đưa ra hướng xử trí phù hợp. Do đó, bệnh nhân bị huyết áp thấp nên đến gặp bác sĩ để thăm khám sức khỏe định kỳ, giúp theo dõi chỉ số huyết áp cũng như hiệu quả của phương pháp điều trị huyết áp thấp.

Hiện nay, Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh là địa chỉ được nhiều người tin tưởng đến thăm khám và điều trị các bệnh tim mạch, đặc biệt là bệnh lý huyết áp. Trung tâm quy tụ đội ngũ bác sĩ với nhiều năm kinh nghiệm, tay nghề cao, hệ thống máy móc, trang thiết bị tiến tiến giúp chẩn đoán chính xác và nhanh chóng, hỗ trợ điều trị bệnh lý huyết áp hiệu quả. Đồng thời, đội ngũ nhân viên y tế, chăm sóc khách hàng hỗ trợ tận tình, giúp người bệnh an tâm khi đến thăm khám tại bệnh viện.

Để đặt lịch khám, tư vấn và điều trị trực tiếp với các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách có thể liên hệ theo thông tin sau:

Tụt huyết áp nên uống gì cho lên? Những gợi ý về các loại nước uống trên đây giúp ổn định huyết áp tạm thời. Điều quan trọng, người thân và những người xung quanh cần nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu và can thiệp kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm.

Link nội dung: https://cmp.edu.vn/cach-lam-huyet-ap-on-dinh-a38247.html