Vắc xin sống giảm độc lực là gì? Các loại đang được lưu hành

Vắc xin sống giảm độc lực là vắc xin có chứa vi sinh vật sống đã được làm yếu đi để không còn khả năng gây bệnh cho cơ thể nhưng vẫn tạo ra được phản ứng miễn dịch lâu dài và hiệu quả. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể tiêm được các loại vắc xin sống giảm độc lực. Vậy khi sử dụng vắc xin sống, giảm độc lực cần lưu ý những gì? Hiện nay có bao nhiêu loại vắc xin đang được lưu hành? Thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này.

BS.CKI Nguyễn Lê Nga, Quản lý Y khoa vùng 1 miền Bắc, Hệ thống tiêm chủng VNVC cho biết: “Vắc xin sống giảm độc lực có khả năng tạo ra phản ứng miễn dịch mạnh giúp ngăn ngừa bệnh trong thời gian dài. Một số loại vắc xin sống giảm độc lực chỉ cần 1 hoặc 2 liều là có thể bảo vệ suốt đời cho người được tiêm chủng. Tuy nhiên, loại vắc xin này yêu cầu rất khắt khe về vận chuyển, lưu trữ, bảo quản và phải có quy trình thực hiện tiêm chủng an toàn, người có nhu cầu tiêm chủng cần đến những cơ sở tiêm chủng uy tín, hiện đại để đảm bảo được tiêm một cách an toàn nhất.”

vắc xin sống giảm độc lực

Vắc xin sống giảm độc lực là gì?

Vắc xin sống giảm độc lực (tên khoa học: live attenuated vaccines) là vắc xin có chứa vi sinh vật sống đã được làm yếu đi để giảm độc lực (khả năng gây bệnh) nhưng vẫn giữ được khả năng kích thích cơ thể sinh phản ứng miễn dịch hiệu quả. Khi được đưa vào cơ thể, vắc xin sống sẽ tạo ra miễn dịch gần giống như miễn dịch tự nhiên khi cơ thể bị nhiễm trùng. [1]

Vaccine sống giảm độc lực có cơ chế phòng bệnh như thế nào?

Khi tiêm/uống vắc xin sống giảm độc lực, một lượng nhỏ virus hoặc vi khuẩn sẽ nhân lên trong cơ thể và tạo ra đủ lượng vi sinh vật để kích thích cơ thể phản ứng sinh miễn dịch sẵn sàng phòng chống lại các loại virus và vi khuẩn khi chúng xâm nhập. Trong một số ít trường hợp, vắc xin sống giảm độc lực gây bệnh giả nhưng thường rất nhẹ và thoáng qua, điều này cũng chứng tỏ vắc xin đang tạo đáp ứng miễn dịch tốt với cơ thể. [2]

So sánh vacxin sống giảm độc lực với các công nghệ vắc xin khác

Tiêu chí so sánh Vắc xin sống giảm độc lực Vắc xin bất hoạt Vắc xin giải độc tố Vắc xin tiểu đơn vị Ưu điểm - Tạo ra phản ứng miễn dịch mạnh giúp ngăn ngừa bệnh trong thời gian dài.

- Chỉ cần 1 hoặc 2 liều đối với hầu hết các loại vắc-xin sống, giảm độc lực là có thể mang lại sự bảo vệ suốt đời chống lại vi trùng và căn bệnh truyền nhiễm.

- Thời hạn sử dụng lâu dài.

- Không xảy ra tình trạng đảo ngược độc tính.

- Phù hợp để phòng chống bệnh do độc tố của vi khuẩn gây ra. Ví dụ vi khuẩn uốn ván không gây ra các triệu chứng, nhưng tạo ra một chất độc thần kinh gây bệnh. - Tạo ra phản ứng miễn dịch mạnh nhắm vào các thành phần chính của mầm bệnh (như protein, đường, vỏ bao quanh mầm bệnh).

- Có thể được sử dụng cho hầu hết mọi người, kể cả những người có hệ miễn dịch yếu và có vấn đề sức khỏe lâu dài.

Nhược điểm - Cần được chuẩn bị, bảo quản liên tục ở nhiệt độ lạnh, đòi hỏi vận chuyển và sử dụng cẩn thận gây hạn chế trong việc vận chuyển vắc xin đến các khu vực khác nhau.

- Có khả năng xảy ra tình trạng đảo ngược độc tính.

- Không cung cấp khả năng miễn dịch (bảo vệ) lâu dài như vắc xin sống giảm độc lực.

- Cần phải tiêm các mũi nhắc lại theo thời gian để có được khả năng miễn dịch liên tục chống bệnh tật.

- Cần tiêm nhắc lại để được bảo vệ liên tục chống lại bệnh tật. - Cần tiêm nhắc lại để được bảo vệ liên tục chống lại bệnh tật.

⇒ Bạn có thể tìm hiểu thêm: Các loại vắc xin hiện nay: Lợi ích và hạn chế của chúng.

Vaccine sống giảm độc lực thích hợp với ai? Ai không nên tiêm?

Vắc xin sống giảm độc lực có thể tạo ra khả năng miễn dịch mạnh mẽ, lâu dài và thích hợp cho hầu hết những người khỏe mạnh. Tuỳ vào tình trạng sức khỏe và tình trạng bệnh lý, một số đối tượng không được chỉ định để tiêm loại vắc xin này, cụ thể là phụ nữ mang thai, người suy giảm miễn dịch do bị nhiễm HIV hoặc do rối loạn suy giảm miễn dịch nguyên phát…

Các loại vắc xin sống giảm độc lực?

1. Vắc xin phòng bệnh sởi, quai bị, rubella

Vắc xin phòng bệnh sởi, quai bị, rubella là vắc xin sống giảm độc lực tạo miễn dịch chủ động dùng để ngăn ngừa nhiễm virus bệnh sởi, quai bị và rubella, đây đều là những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.

Hiện nay, có 2 loại vắc xin phòng bệnh sởi, quai bị, rubella bao gồm:

  1. Vắc xin MMR II là vắc xin sống giảm độc lực do tập đoàn hàng đầu thế giới Merck Sharp and Dohm sản xuất tại Mỹ;
  2. Vắc xin MMR là vắc xin sống giảm độc lực do công ty Serum Institute of India Ltd. sản xuất tại Ấn Độ.

vắc xin sống giảm độc lực mmr

2. Vắc xin phòng bệnh bại liệt

Vắc xin bại liệt (Polio vaccine) là một loại vắc xin được sử dụng để phòng ngừa bệnh bại liệt. Bệnh bại liệt (Poliomyelitis) là một bệnh nhiễm virus cấp tính lây truyền theo đường tiêu hoá do virus Polio gây nên, có thể lan truyền thành dịch bệnh.

Hiện nay, có 2 loại vắc xin phòng bệnh bại liệt bao gồm:

  1. Vắc xin bại liệt OPV (Oral Polio Vaccine) dạng uống, là vắc xin sống giảm độc lực;
  2. Vắc xin phòng bệnh bại liệt IPV (Inactivated Polio Vaccine) dạng tiêm, là vắc xin bất hoạt.

Ngoài ra, trẻ em có thể tiêm các loại vắc xin kết hợp phòng ngừa nhiều bệnh truyền nhiễm, trong đó có bệnh bại liệt bao gồm

  1. Vắc xin 6 trong 1 Infanrix Hexa là vắc xin kết hợp cho trẻ từ 6 tuần tuổi đến 2 tuổi do tập đoàn Glaxosmithkline (GSK) sản xuất tại Bỉ;
  2. Vắc xin 6 trong 1 Hexaxim là vắc xin kết hợp cho trẻ từ 6 tuần tuổi đến 2 tuổi do tập đoàn Sanofi Pasteur sản xuất tại Pháp;
  3. Vắc xin 5 trong 1 Pentaxim là vắc xin kết hợp cho cho trẻ từ 2 tháng tuổi đến tròn 2 tuổi do tập đoàn Sanofi Pasteur sản xuất tại Pháp và;
  4. Vắc xin 4 trong 1 Tetraxim là vắc xin kết hợp cho trẻ từ 2 tháng tuổi trở lên đến 13 tuổi do tập đoàn Sanofi Pasteur sản xuất tại Pháp.

3. Vắc xin phòng bệnh thủy đậu

Vắc xin thủy đậu là vắc xin sống giảm độc lực, chứa một lượng nhỏ virus Varicella Zoster đã được làm suy yếu và không có khả năng gây bệnh. Khi được đưa vào cơ thể, vắc xin thủy đậu sẽ kích thích hệ miễn dịch sinh ra kháng thể với virus. Đây là cách giúp hệ miễn dịch đánh trận giả và “học” được cách nhận diện tác nhân gây bệnh.

Hiện nay, các loại vắc xin phòng bệnh thủy đậu bao gồm:

  1. Vắc xin VARIVAX (Mỹ) là vắc xin sống giảm độc lực, nghiên cứu và phát triển bởi tập đoàn hàng đầu Merck Sharp and Dohme;
  2. Vắc xin VARILRIX (Bỉ) là vắc xin sống giảm độc lực, được sản xuất bởi tập đoàn hàng đầu về dược phẩm và chế phẩm sinh học GSK;
  3. Vắc xin VARICELLA (Hàn Quốc) là vắc xin sống giảm độc lực dạng đông khô, được nghiên cứu và sản xuất bởi Green Cross - Hàn Quốc.

4. Vắc xin BCG phòng bệnh lao

Vắc xin BCG phòng ngừa hiệu quả các hình thái lao nguy hiểm, trong đó có lao viêm màng não với độ bảo vệ lên tới 70%. Vắc xin BCG là vắc xin sống giảm độc lực được khuyến cáo cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, chỉ cần tiêm 1 liều duy nhất có thể bảo vệ trọn đời, không cần tiêm nhắc lại.

Những tác dụng phụ thường gặp của vắc xin sống giảm độc lực và cách xử lý

Giống như tất cả các loại thuốc/vắc xin khác, vắc xin sống giảm độc lực cũng có thể gây ra các phản ứng sau tiêm thường gặp, gồm các phản ứng sau tiêm tại chỗ hoặc toàn thân, thường nhẹ không đáng lo và sẽ nhanh khỏi như:

Theo các chuyên gia, phản ứng nhẹ hay nặng sau khi tiêm vắc xin tùy thuộc vào nhiều yếu tố như: đáp ứng miễn dịch của cơ thể, thành phần có trong của vắc xin, quy trình vận chuyển, nhiệt độ bảo quản, cách tiêm, chăm sóc sau tiêm (tại cơ sở y tế và tại nhà)…

Người được tiêm chủng cần tuân thủ nguyên tắc theo dõi các phản ứng sau tiêm tại trung tâm tiêm chủng ít nhất 30 phút và tiếp tục theo dõi tại nhà trong vòng 48-72 giờ. Các phản ứng nặng rất hiếm gặp nhưng có thể xảy ra như phản ứng phản vệ, nhiễm độc, co giật do sốt cao. Lúc này, bệnh nhân cần được xử trí tại chỗ đúng cách và đưa đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt. Các phản ứng sau tiêm có thể xảy ra trong 72 giờ tại nhà do đó cần theo dõi sức khoẻ chặt chẽ.

bàn theo dõi sau tiêm chủng
Sau khi tiêm chủng, cần theo dõi tại nơi tiêm chủng ít nhất 30 phút để đảm bảo các phản ứng nghiêm trọng (nếu có) sau tiêm vắc xin được can thiệp kịp thời

Tiêm vaccine sống giảm độc lực ở đâu?

Tiêm các loại vắc xin nói chung và các loại vắc xin sống giảm độc lực nói riêng yêu cầu rất khắt khe về vận chuyển, lưu trữ, bảo quản và phải có quy trình thực hiện tiêm chủng an toàn, bạn cần đến những cơ sở tiêm chủng uy tín, hiện đại để đảm bảo được tiêm một cách an toàn nhất. Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC là địa chỉ mang lại sự yên tâm cho bạn vì:

Có đầy đủ vắc xin, nhập khẩu từ nhiều hãng vắc xin hàng đầu trên thế giới như Glaxosmithkline - GSK (Bỉ), Sanofi Pasteur (Pháp), Pfizer (Mỹ), Merck Sharp and Dohme (Mỹ), AstraZeneca (Anh), Abbott (Hà Lan)…, VNVC được quyền nhập khẩu chính hãng số lượng lớn tất cả các loại vắc xin quan trọng, đặt mua trước số lượng lớn vắc xin đủ sử dụng trong nhiều năm, từ đó đảm bảo cung ứng bền vững cho khách hàng với chi phí hợp lý với nhiều ưu đãi hấp dẫn.

Là đơn vị tiêm chủng duy nhất tại Việt Nam có hàng trăm kho lạnh đạt chuẩn quốc tế GSP và hệ thống dây chuyền lạnh (Cold Chain), 100% các trung tâm toàn quốc được xây dựng kho lạnh tại chỗ và hệ thống tủ bảo quản vắc xin chuyên dụng tại các phòng tiêm, đảm bảo vắc xin được bảo quản tốt nhất theo đúng tiêu chuẩn nhiệt độ từ 2-8 độ C. Đây là một trong những giá trị khác biệt của VNVC nhằm đảm bảo chất lượng vắc xin sống, giảm độc lực, cam kết mang đến sự an toàn và hiệu quả cho khách hàng đi tiêm chủng.

Tuân thủ nghiêm ngặt quy trình tiêm chủng an toàn theo yêu cầu của Bộ Y tế. 100% bác sĩ, điều dưỡng viên tại hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC có chứng chỉ an toàn tiêm chủng, được đào tạo đầy đủ kiến thức và thực hành an toàn tiêm chủng. Các quy trình thao tác trước, trong và sau tiêm được thực hiện và giám sát chặt chẽ bởi hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn cao.

kho bảo quản vắc xin đạt chuẩn
Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC tự hào là đơn vị duy nhất tại Việt Nam có hàng trăm kho lạnh đạt chuẩn quốc tế GSP và hệ thống dây chuyền lạnh, 100% các trung tâm toàn quốc được xây dựng kho lạnh tại chỗ

Tìm hiểu quy trình sản xuất của vắc xin sống giảm độc lực

Quá trình giảm độc lực của vi rút, vi khuẩn được thực hiện trong phòng thí nghiệm, thông thường là bằng cách nuôi cấy lặp đi lặp lại. Ví dụ, vắc xin sởi được sử dụng ngày nay đã được phân lập từ một đứa trẻ mắc bệnh sởi vào năm 1954. Quá trình chuyển tiếp trên môi trường nuôi cấy mô để biến virus hoang dã thành virus sử dụng được trong vắc xin cần gần 10 năm.

Một số các phương tiện gây suy yếu virus, vi khuẩn trong quá trình sản xuất vắc xin sống, giảm độc lực bao gồm:

Nuôi cấy mầm bệnh trong điều kiện kém tối ưu thời gian dài: cách tiếp cận này chọn lọc những sinh vật thay đổi thói quen sinh trưởng sao cho chúng phát triển tốt trong môi trường dưới mức tối ưu và không còn có khả năng gây bệnh cho vật chủ.

Thông thường, một loại virus bị làm cho suy yếu đi bằng cách đưa virus vào một loài mà nó nhân bản không tốt hoặc buộc virus sao chép nhiều lần trong nuôi cấy mô, một quy trình được gọi là truyền qua (passaging).

Ví dụ, vắc-xin cúm được điều chế bằng cách đưa vi-rút cúm vào trứng gà có phôi trong thời gian dài và vắc xin bại liệt Sabin ban đầu được sản xuất bằng cách truyền vi-rút bại liệt vào tế bào biểu mô thận khỉ. Tuy nhiên, cách làm yếu mầm bệnh này hiện nay đã bị hạn chế nhiều vì tỷ lệ đảo ngược độc tính ở các chủng thực nghiệm cao ở mức không đảm bảo an toàn tốt nhất cho con người.

Chọn các chủng đột biến có yêu cầu về nhiệt độ tăng trưởng khác với chủng hoang dã: Các chủng đột biến không thể phát triển ở nhiệt độ hơi cao (nhiệt độ mà tại đó chủng hoang dã vẫn có thể phát triển) được gọi là các chủng nhạy cảm với nhiệt độ.

Những chủng đột biến có sự tăng trưởng ở nhiệt độ thấp hơn được gọi là các chủng thích nghi lạnh. Các chủng nhạy cảm với nhiệt độ cao và thích nghi với thời tiết lạnh thường có biểu hiện tăng trưởng trong ống nghiệm yếu hơn so với chủng bố mẹ tương ứng, do đó đạt được mức độ suy giảm độc lực phù hợp để tiêm chủng.

Sử dụng công nghệ DNA tái tổ hợp sửa đổi hoặc loại bỏ các gen độc lực khi thích hợp: Các phương pháp làm suy yếu hiện đại nhất nhắm trực tiếp vào các gen và protein góp phần gây ra độc lực của mầm bệnh.

Tuy nhiên, các mầm bệnh đột biến vẫn cần phải sàng lọc trong ống nghiệm để xác định những mầm bệnh ít độc lực hơn đối với vật chủ nhưng vẫn tạo ra phản ứng miễn dịch nhận diện được mầm bệnh hoang dã. Trong nhiều trường hợp, độ an toàn của các loại vắc xin này được tăng lên bằng cách loại bỏ gen nghi ngờ vì khi đó cơ hội đảo ngược độc lực hầu như bằng không. Vắc xin biến đổi gen thuộc loại này đang được phát triển để phòng ngừa một số mầm bệnh, đáng chú ý nhất là vi khuẩn gây phẩy khuẩn tả Vibrio cholerae.

Kết luận

Vắc xin sống giảm độc lực là vắc xin an toàn và hiệu quả cao được sử dụng để phòng ngừa nhiều loại bệnh do vi rút (bao gồm cúm, sởi, quai bị, rubella và thủy đậu) cũng như một số bệnh do vi khuẩn (như dịch tả và lao). Trong các loại vắc xin này, mầm bệnh vẫn tồn tại nhưng bị thay đổi theo cách có thể gây ra phản ứng miễn dịch nhưng không dẫn đến nhiễm trùng. Nhìn chung, những loại vắc xin này tạo ra phản ứng miễn dịch mạnh mẽ và lâu dài hơn so với vắc xin bất hoạt (mầm bệnh đã bị tiêu diệt).

Link nội dung: https://cmp.edu.vn/co-may-loai-vacxin-a38277.html