Khám phụ khoa có đau không? Cần lưu ý gì trước và sau khi khám?

Theo nghiên cứu từ Bộ Y tế có khoảng hơn 70% phụ nữ mắc các bệnh liên quan đến phụ khoa mà không rõ nguyên nhân. Khám phụ khoa định kỳ rất quan trọng, giúp kiểm soát sức khỏe và sớm phát hiện mầm bệnh để có hướng điều trị hiệu quả, kịp thời. Vậy khám phụ khoa có đau không? Cần lưu ý gì trước và sau khi khám? Tất cả những thông tin trên sẽ được BS.CKII Hà Nguyễn Quỳnh Hương, Trung tâm Sản Phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM chia sẻ qua bài viết bên dưới.

khám phụ khoa có đau không
Khám phụ khoa có đau không?

Khám phụ khoa có đau không?

“Khám phụ khoa có đau không?” là câu hỏi nhận nhiều sự quan tâm của các nữ giới ở lần đầu khám phụ khoa. Thông thường thăm khám phụ khoa chỉ mất vài phút và phụ nữ khi khám phụ khoa có cảm giác khó chịu nhưng thường sẽ không đau. Mức độ khó chịu sẽ phụ thuộc vào cảm giác và sức chịu đựng của từng người. Nếu tinh thần thoải mái, cơ thể thả lỏng hoàn toàn thì các cơ vùng chậu sẽ mềm hơn, dễ dàng để bác sĩ can thiệp kiểm tra, sẽ ít khó chịu hơn. (1)

Bên cạnh đó, việc khám phụ khoa có khó chịu không còn tùy thuộc vào phương thức khám. Nếu khám lâm sàng bên ngoài thì bác sĩ chủ yếu sẽ dùng tay và mắt để kiểm tra nên sẽ không gây đau. Nếu khám phụ khoa bằng các dụng cụ như mỏ vịt, siêu âm, xét nghiệm, lấy dịch âm đạo,… thì sẽ có các mức độ khó chịu khác nhau.

Những xét nghiệm hoặc thủ thuật có thể gây khó chịu khi khám phụ khoa

Tùy thuộc vào các triệu chứng và dấu hiệu biểu hiện bệnh phụ khoa ra bên ngoài mà bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện các kiểm tra phụ khoa cần thiết để xác định bệnh lý. Một số xét nghiệm và thủ thuật có thể gây khó chịu cho bệnh nhân khi khám phụ khoa thường là: (2)

1. Khám bằng mỏ vịt

Khám mỏ vịt là phương pháp kiểm tra các vấn đề về âm đạo và cổ tử cung của nữ giới, thường được chỉ định cho những phụ nữ đã lập gia đình hay đã quan hệ để không làm rách màng trinh. Bác sĩ sẽ dùng dụng cụ giống với mỏ vịt đưa vào âm đạo, sau đó mở rộng từ từ ra để dễ dàng quan sát âm đạo và cổ tử cung của người bệnh.

Trước đây, mỏ vịt được làm bằng kim loại nên khi đưa vào cơ thể, chị em sẽ có cảm giác hơi tê buốt. Tuy nhiên, hiện nay mỏ vịt được làm từ nhựa nên rất dẻo, có khả năng co giãn cao và sẽ được bôi trơn trước khi đưa vào âm đạo. Chính vì thế, bệnh nhân chỉ có cảm giác khó chịu một chút chứ không gây ra cảm giác đau đớn.

2. Lấy dịch âm đạo

Dịch âm đạo sẽ được lấy ra và đem đi kiểm tra xem có nguy cơ tiềm ẩn mắc ung thư hoặc các bệnh lý lây nhiễm khác không thông qua quá trình khám bằng mỏ vịt. Vì thế với phương pháp này, bệnh nhân sẽ có cảm giác hơi cộm và khó chịu chứ không bị đau rát.

3. Xét nghiệm

Một số xét nghiệm được thực hiện khi đi khám phụ khoa gồm: Xét nghiệm Pap smear, xét nghiệm HPV, xét nghiệm CA-125, xét nghiệm nội tiết tố,… Mục đích của các xét nghiệm này là lấy mẫu dịch, tế bào để xác định chính xác tình trạng bệnh tình của người bệnh. Quy trình lấy các mẫu thử này được thực hiện bằng các dụng cụ chuyên dụng nên cũng làm bệnh nhân có cảm giác khó chịu chứ không đau đớn.

4. Siêu âm đầu dò

Siêu âm đầu dò âm đạo là một trong những phương tiện hình ảnh hữu ích nhất trong khảo sát các bất thường của cơ quan vùng chậu như tử cung, buồng trứng, cổ tử cung. Bệnh nhân sẽ nằm ngửa, gập đầu gối và dạng hai chân (tư thế giống với khi khám mỏ vịt). Bác sĩ bôi trơn đầu dò nhỏ bằng gel và đưa vào âm đạo. Phương pháp này không gây đau, chỉ hơi khó chịu.

5. Khám phụ khoa bằng tay

Ở phương pháp này, bác sĩ sẽ dùng gel bôi trơn bôi vào các vị trí xung quanh vùng cần kiểm tra. Tiếp đến, dùng 1 - 2 ngón tay đã được đeo găng tay y tế đặt vào âm đạo của người bệnh để kiểm tra kích thước, hình dạng của tử cung và thăm dò các khối u (nếu có). Phương pháp này thường không làm bệnh nhân đau.

khám bằng mỏ vịt là phương pháp thường được sử dụng
Khám phụ khoa bằng dụng cụ mỏ vịt thường được sử dụng

Cần làm gì nếu bị đau trong lúc khám phụ khoa?

Trong quá trình khám phụ khoa, nếu có cảm giác đau, khó chịu hoặc không thoải mái thì người bệnh nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ phụ khoa đang thực hiện thủ thuật. Bác sĩ sẽ điều chỉnh lực tác động khi thăm khám cũng như sẽ hướng dẫn cách giảm đau cần thiết cho bệnh nhân.

Bạn có thể chuẩn bị gì trước khi đến khám phụ khoa?

Để quá trình khám phụ khoa diễn ra thuận lợi, chị em cần chuẩn bị trước một số vấn đề sau:

Có thể bạn quan tâm: Nên khám phụ khoa khi nào?

Lưu ý sau khi thăm khám

Sau khi thăm khám phụ khoa, chị em có thể áp dụng các cách sau để cơ thể thoải mái, dễ chịu, cải thiện tình trạng đau rát (nếu có) và điều trị bệnh phụ khoa được nhanh chóng, hiệu quả. Cụ thể: (3)

luyện tập yoga sau khi khám phụ khoa
Yoga sau khi thăm khám phụ khoa sẽ giúp cơ thể thư giãn, thoải mái

Khám phụ khoa ở đâu tốt?

Trung tâm Sản Phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh có đội ngũ y bác sĩ hàng đầu, giỏi chuyên môn, nhiều kinh nghiệm, tận tâm, tận tình với bệnh nhân… Trong đó, đứng đầu là BS.CKII Nguyễn Bá Mỹ Nhi là Nguyên phó giám đốc phụ trách chuyên môn bệnh viện Từ Dũ cùng các cộng sự giàu kinh nghiệm giỏi chuyên môn, làm chủ các kỹ thuật khám tầm soát, điều trị chuyên sâu các bệnh lý phụ khoa.

Được đầu tư cơ sở vật chất hiện đại, kiểm soát nhiễm khuẩn tối đa, đáp ứng tiêu chuẩn nghiêm ngặt của Bộ y tế. Bên cạnh đó, Bệnh viện Tâm Anh còn có các gói khám sàng lọc và chăm sóc sức khỏe toàn diện cho nữ giới giúp phát hiện sớm và điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm của các bệnh lý về phụ khoa.

Nếu có nhu cầu đặt lịch khám, tư vấn thêm về các bệnh phụ khoa tại Trung tâm Sản Phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, quý khách hàng xin vui lòng liên hệ:

Hy vọng bài viết này sẽ giúp chị em không còn quá lo lắng, hoang mang trong lần đầu đi khám phụ khoa cũng như giải đáp được vấn đề “khám phụ khoa có đau không?” mà lâu nay nữ giới vẫn hay băn khoăn. Chăm sóc tốt vùng kín và khám phụ khoa định kỳ là tiền đề giúp hạn chế các bệnh về tử cung và phụ khoa.

Link nội dung: https://cmp.edu.vn/cach-kham-phu-khoa-bang-tay-a39425.html