CHUẨN BỊ GÌ CHO ĐÁM HỎI ĐỂ THẬT SUÔN SẺ VÀ HOÀN HẢO 

Đám hỏi là một trong những nghi lễ cưới mang đậm văn hóa truyền thống của Việt Nam. Là một nghi lễ thiêng liêng, đánh dấu hôn ước chính thức của cặp đôi và tình sui gia giữa hai gia đình. Do đó đám hỏi cần được thực hiện nghiêm trang, chỉnh chu. Bài viết dưới đây, Kim Ngọc Thủy sẽ chia sẻ cần “chuẩn bị gì cho đám hỏi” để thật suôn sẻ và hoàn hảo nhất.

Đám hỏi là gì?

Đám hỏi (hay còn gọi là lễ ăn hỏi, ăn hỏi, lễ đính hôn) là một nghi lễ cưới quan trọng bậc nhất và bắt buộc phải có trước khi thực hiện lễ cưới. Trong ngày lễ ăn hỏi này, nhà trai sẽ mang sính lễ sang nhà gái để xin phép được kết duyên cau trầu với cô dâu. Sau khi thực hiện xong lễ ăn hỏi, cặp đôi sẽ chính thức trở thành vợ chồng sắp cưới của nhau và chỉ còn đợi ngày cưới chính thức để thông báo với 2 bên họ hàng cùng bạn bè gần xa.

Ý nghĩa của đám hỏi theo phong tục cưới Việt Nam

Đám hỏi chính là bước khởi đầu trong quá trình về chung một nhà của cô dâu và chú rể. Đây cùng chính là dịp để 2 bên gia đình có thể thể hiện thành ý, mục đích với nhau, đồng thời báo cáo với tổ tiên, các bậc bề trên về mối nhân duyên và xin các bậc bề trên, ông bà, tổ tiên tác thành, phù hộ cho việc trọng đại diễn ra thuận lợi, cho cặp đôi được hạnh phúc bền lâu.

Ngoài ra, lễ ăn hỏi cũng thể hiện sự chu đáo, thành ý và sự tôn trọng của nhà trai dành cho nhà gái. Cũng như với người con dâu tương lai của gia đình, đồng thời thể hiện lòng biết ơn với nhà gái đã có công sinh thành, dưỡng dục để cô dâu trở thành dâu con của họ.

Thành phần tham dự lễ

Đoàn nhà trai bao gồm: Chú rể, bố mẹ, ông bà, các thành viên khác trong họ hàng, và một số thanh niên độc thân bê tráp (bưng mâm quả).

Về trang phục, nhà trai cần chuẩn bị những trang phục lịch sự cho bố chú rể hay các bác, các chú đóng thùng với quần âu, áo sơ mi. Còn các mẹ có thể mặc áo dài truyền thống, hoặc lựa chọn đầm công sở nhằm thể hiện sự tươm tất cũng như tôn trọng nhà gái. Với chú rể nên mặc áo vest lịch sự, và đội ngũ bê tráp sẽ mặc áo dài truyền thống hoặc quần âu, áo sơ mi trắng đồng bộ.

Thành viên nhà gái bao gồm: Cô dâu, bố mẹ, ông bà, gia đình và một số bạn nữ còn độc thân để đón lễ ăn hỏi, số nữ đỡ tráp (đón lễ vật) tương ứng với số nam bưng mâm.

chuẩn bị gì cho đám hỏi

Chuẩn bị gì cho đám hỏi

Nhà trai cần chuẩn bị gì cho đám hỏi

Trong đám hỏi, nhà trai là thành phần vô cùng quan trọng. Phụ huynh các bậc tiền bối nhà trai sẽ lo sính lễ kỹ lưỡng, đầy đủ, chu đáo và y phục tươm tất để sang thưa chuyện đôi lứa của cặp uyên ương. Buổi lễ sẽ chính thức kết mối lương duyên cho hai con và kết tình sui gia giữa hai gia đình.

Sính lễ nhà trai chuẩn bị

Sính lễ chính là vật phẩm nhà trai mang đến để xin hỏi gả cưới cô dâu cũng như là lễ vật cảm ơn của nhà trai.

Tùy vào từng vùng miền mà số quả nhà trai chuẩn bị khác nhau như 3 - 5 - 7 - 9 - 11 mâm đối với phong tục người miền Bắc và 4 - 6 - 8 - 10 mâm đối với phong tục người miền Nam. Những sính lễ cần thiết gồm:

1. Trầu cau

Miếng trầu là đầu câu chuyện, chính vì vậy trầu cau là sính lễ không thể thiếu. Mâm trầu cau nhà trai mang qua như muốn thưa chuyện với đàn gái chính thức cho cặp đôi đến với nhau tìm hiểu nhau nhiều hơn và cũng đồng thời đây là mâm tráp tượng trưng cho tình yêu sắt son, mặn nồng của cặp đôi uyên ương.

Trầu cau thường được để nguyên buồng, quả cau phải được lựa chọn kỹ lưỡng đều và tròn.

2. Bánh hỏi

Mâm bánh ăn hỏi bao gồm bánh cốm, bánh phu thê, bánh đậu xanh hay bánh chưng, bánh giầy. Đây là những lễ vật thường thấy trong lễ ăn hỏi, nhưng loại bánh phổ biến nhất là bánh phu thê, bánh được gói bằng lá dừa theo khuông và được sắp xếp trông rất đẹp mắt .

3. Khay trà - rượu

Khay trà rượu dùng để dâng lên bàn thờ tổ tiên như tỏ lòng thành của nhà trai. Và xin phép cho buổi đám được diễn ra một cách suôn sẻ.

4. Tráp hoa quả

Mâm hoa quả đầy màu sắc, hiện nay còn được bố trí sắp xếp một cách đẹp mắt như tượng trưng cho tình yêu ngọt ngào của đôi uyên ương, một tình yêu luôn tươi mới tràn ngập hạnh phúc.

5. Lễ vật khác

Lễ vật ăn hỏi rất đa dạng chính vì vậy ngoài những lễ vật trên còn có heo quay, bánh kem, bánh mứt, trà, xôi… tất cả điều có một ý nghĩa riêng nhưng ý nghĩa cuối cùng là chúc phúc cho đôi uyên ương.

6. Tiền nạp tài trong ngày đám hỏi

Theo truyền thống nhà trai cần chuẩn bị tiền nạp tài để mang qua nhà gái. Số tiền được đựng trong một phong bì hoặc chia thành nhiều phong bì khác nhau theo truyền thống của từng vùng miền. Tiền nạp tài cũng có thể là tiền thách cưới mà nhà gái yêu cầu nhà trai thực hiện khi muốn hỏi cưới cô dâu.

Loại phong bì đựng tiền có thể là phong bì bình thường hoặc phong bì có in chữ hỷ cách điệu đẹp mắt. Phong bì có thể đựng trong tráp khay trà rượu hoặc khay trầu cau.

chuẩn bị gì cho đám hỏi

7. Nhẫn - Điều quan trọng nhất trong ngày đám hỏi

Cặp nhẫn là thứ không thể thiếu trong ngày đám hỏi, chú rể cần chuẩn bị nhẫn đính hôn để trao cho cô dâu ngay sau khi hai gia đình chào hỏi xong. Nó như là cầu nối giữa hai người, kể từ nay chính thức trở thành vợ chồng sắp cưới của nhau, là một phần của nhau để đi đến hôn nhân.

>> 1001+ mẫu Nhẫn Đính Hôn đẹp, phong cách cổ điển đến hiện đại

>> QUY TRÌNH TỔ CHỨC LỄ ĂN HỎI - TRÌNH TỰ TỪ A - Z

Nhà gái cần chuẩn bị gì cho đám hỏi

Lễ ăn hỏi truyền thống và hiện đại đều diễn ra tại nhà gái. Do vậy, để có một buổi lễ ăn hỏi tươm tất và thành công, cô dâu và gia đình cần chú chuẩn bị kỹ càng một số công việc dưới đây:

1. Sửa sang, trang trí lại nhà cửa

Để chuẩn bị cho lễ ăn hỏi, nhà gái có thể dọn dẹp, sửa sang lại nhà cửa, sắp xếp lại nội thất sao cho gọn gàng và bắt mắt nhất. Đặc biệt, lễ ăn hỏi quan trọng hơn lễ dạm ngõ nên nhà gái nên trang trí đám hỏi tại nhà. Trang trí đám hỏi cần thực hiện rạp cưới, phông cưới hỏi, bàn ghế, cổng hoa,…

Ngoài việc dọn dẹp, lau chùi và sắp xếp đồ đạc gọn gàng, thì bàn thờ gia tiên chính là vị trí quan trọng nhà gái cần sửa sang và chuẩn bị mâm ngũ quả đầy đủ nhằm mời tổ tiên về tham dự lễ ăn hỏi.

2. Chuẩn bị bánh kẹo, hoa quả, nước uống mời khách

Nhà gái nên chuẩn bị sẵn trái cây tươi, hạt dưa, bánh kẹo,… để mời khách. Hoa quả mời khách nên được gọt sẵn, bày biện gọn gàng, đẹp đẽ để thể hiện sự tươm tất. Nước trà được cô dâu pha sẵn để mời bố mẹ hai bên cùng những người lớn. Tất cả đều cần chuẩn bị trước giờ nhà trai đến nhằm tạo cuộc ăn hỏi hoàn hảo nhất.

3. Chuẩn bị sẵn chỗ để nhà trai để xe

Nếu nhà gái có sân vườn rộng thì việc này khá đơn giản. Tuy nhiên, trường hợp nếu nhà gái ở khu tập thể hay diện tích hẹp thì cô dâu cần báo với chàng trai địa điểm gửi xe gần nhà gái và tiện lợi nhất.

4. Chuẩn bị cơm đãi khách

Nhà gái nên chuẩn bị cỗ để đãi khách sau khi lễ ăn hỏi kết thúc. Thông thường, phần cỗ ăn hỏi của mỗi nhà trai nhà gái đều đặt và ăn riêng, vì vậy mà số lượng cỗ sẽ căn cứ vào số lượng người trong từng đoàn của mỗi bên gia đình.

5. Chuẩn bị trang phục cho nhà gái

Bên cạnh việc chuẩn bị những nghi thức cho lễ ăn hỏi được hoàn hảo thì trang phục lễ ăn hỏi cũng là điều được gia đình nhà gái quan tâm. Trong lễ ăn hỏi, tốt nhất cô dâu nên mặc áo dài. Cô dâu nên chuẩn bị tươm tất trang phục cho mình trước khoảng 1 tuần khi lễ ăn hỏi diễn ra. Bên cạnh đó, cô dâu nên chọn cho mình 1 thợ trang điểm riêng để make up xinh đẹp trong ngày ăn hỏi.

Thông thường, hai người cần đẹp nhất trong lễ ăn hỏi chính là cô dâu và mẹ cô dâu. Chính vì thế mà mẹ cô dâu cũng nên được trang điểm, làm tóc theo phong cách quý phái, sang trọng, tôn lên sự quyền quý của mẹ cô dâu.

Đội ngũ bê tráp của nhà gái được mặc áo dài đồng bộ tùy theo số tráp cần đỡ, trang điểm, làm tóc nhẹ nhàng. Tránh quá nổi bật hơn cô dâu. Bởi ngày ăn hỏi hay ngày cưới, cô dâu cần là người xinh đẹp nhất.

6. Chuẩn bị phong bì lì xì đội bê tráp

Lì xì cho đội bê tráp nhà gái mỗi người một bao. Số tiền có thể do cô dâu và chú rể thống nhất và bỏ vào.

Đám hỏi là một sự kiện trọng đại, ý nghĩa thiêng liêng của cuộc đời cần được chuẩn bị kỹ càng nhất. Hy vọng bài viết “chuẩn bị gì cho đám hỏi” của Kim Ngọc Thủy sẽ giúp các cặp đôi cũng như hai bên gia đình có buổi lễ ăn hỏi hoàn hảo nhất.

>> Trình Tự Các Nghi Lễ Trong Ngày Cưới Cô Dâu Chú Rể Cần Biết

Link nội dung: https://cmp.edu.vn/dam-hoi-can-chuan-bi-gi-a39854.html