10 dấu hiệu bệnh gan thường gặp

Gan là cơ quan thực hiện nhiều chức năng quan trọng như thanh lọc và đào thải độc, hỗ trợ tiêu hóa thức ăn, chuyển hóa và dự trữ chất dinh dưỡng để nuôi dưỡng cơ thể. Để phòng tránh các vấn đề về gan, bạn cần nắm những dấu hiệu bệnh gan dưới đây để có biện pháp điều trị từ sớm, bảo vệ sức khỏe.

Tuyệt đối không được chủ quan khi có dấu hiệu bệnh gan

Tuyệt đối không được chủ quan khi có dấu hiệu bệnh gan

Nguyên nhân gây bệnh gan

Bệnh gan là tình trạng tế bào gan bị tổn thương (từ nhiều nguyên nhân) khiến mô gan bị nhiễm mỡ, viêm, xơ hóa, dẫn tới rối loạn chức năng gan, mất chức năng gan hoặc tiến triển thành ung thư gan. Trong tiến trình phát triển bệnh gan, nếu không phải do nhiễm virus hoặc di truyền, thì người bệnh thường bắt đầu khởi phát bệnh gan với tình trạng gan nhiễm mỡ, sau đó dẫn đến viêm gan, xơ gan và cuối cùng là ung thư gan.

Những nguyên nhân chính làm tăng nguy cơ mắc bệnh gan là:

1. Sử dụng bia rượu

Có thể nói, bia rượu là “kẻ thù số 1” của gan. Khi bia rượu đi vào cơ thể, khoảng 10% lượng cồn sẽ được đào thải qua đường tiểu, mồ hôi và hơi thở, còn 90% còn lại sẽ được chuyển đến gan để thực hiện quá trình chuyển hóa và giải độc. Do đó, nếu nạp vào cơ thể quá nhiều rượu cùng một lúc, gan phải hoạt động quá mức để giải độc dẫn đến kích thích hoạt động của tế bào Kupffer (đại thực bào nằm ở xoang gan có nhiệm vụ thực hiện các phản ứng miễn dịch).

Khi tế bào Kupffer phải hoạt động quá mức, nó sẽ tăng cường phóng thích ra các chất gây viêm đầu độc gan, và dẫn đến các bệnh lý với thuật ngữ y học là Bệnh gan liên quan đến rượu (Alcohol Related Liver Disease - ARLD).

2. Nhiễm virus, vi khuẩn

Những loại virus phổ biến tấn công gan và gây ra các bệnh viêm gan là virus viêm gan A, B và C. Các loại virus này có thể lây nhiễm theo nhiều hình thức khác nhau và gây ra các dấu hiệu bệnh gan. Cụ thể, viêm gan A thường lây nhiễm khi bạn tiếp xúc với thức ăn hoặc nguồn nước bị nhiễm loại virus này. Trong khi đó, viêm gan B và C thường lây nhiễm theo ba con đường chính là đường máu, từ mẹ sang con và thông qua quan hệ tình dục.

Ngoài ra, một số loại vi khuẩn, kí sinh trùng như amip, ký sinh trùng sốt rét P. Falciparum, xoắn khuẩn capillariasis, giun, sán, sán lá gan,… cũng có thể gây ra các bệnh lý nghiêm trọng về gan.

3. Chế độ ăn khiến gan nhiễm mỡ

Chế độ dinh dưỡng thiếu lành mạnh, thường xuyên bổ sung nhiều đồ ăn chiên xào, thịt mỡ, đồ ngọt,… có thể làm tích tụ mỡ thừa ở gan và gây ra tình trạng gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD). Tình trạng này có thể biến chứng thành xơ gan, suy gan,…

4. Do các loại thuốc, hóa chất

Một số loại thuốc như acetaminophen, steroid đồng hóa,… khi sử dụng quá liều sẽ khiến gan không kịp thanh lọc và đầu độc gan, có thể dẫn đến bệnh gan cấp tính hoặc tích tụ độc tố làm tổn thương tế bào gan. Thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất như chất tẩy rửa, chất bảo vệ thực vật, chất độc công nghiệp,… cũng có thể ảnh hưởng đến gan.

5. Béo phì và đái tháo đường

Những người béo phì có xu hướng tích tụ mỡ trong gan gây ra tình trạng gan nhiễm mỡ. Béo phì cũng làm gia tăng nguy cơ xơ gan và suy gan.

Đái tháo đường gây tăng 50% nguy cơ bệnh gan. Những người mắc đái tháo đường do kháng insulin có hàm lượng insulin trong máu cao, gây ra tình trạng tích mỡ vùng bụng và tích mỡ trong gan, diễn tiến thành gan nhiễm mỡ.

6. Hút thuốc lá

Mặc dù hút thuốc không ảnh hưởng trực tiếp tới chức năng gan, nhưng các hóa chất độc hại trong thuốc lá làm tăng stress oxy hóa của cơ thể sau khi tới gan, gây ra nhiều tác hại với các tế bào gan.

Các dấu hiệu bệnh gan mà bạn cần chú ý

1. Dấu hiệu bệnh gan: Mệt mỏi, chán ăn

Gan suy yếu sẽ làm gián đoạn việc loại bỏ các độc tố trong máu, gây đầu độc cơ thể và dẫn đến mệt mỏi, kiệt sức. Một số triệu chứng bạn có thể gặp phải là uể oải, tay chân bủn rủn,… Các chuyên gia ở Anh thường sử dụng phương pháp “Fatigue Impact Scale” để đánh giá tình trạng mệt mỏi khi hoạt động thể chất để xem xét đây có phải do bệnh gan gây ra không.

2. Dấu hiệu bệnh gan: Lơ mơ và mất phương hướng

Gan có chức năng thanh lọc độc tố ra khỏi máu, chẳng hạn như khi ăn các chất đạm (protid), lượng amoniac có hại sản sinh ra trong quá trình tiêu hóa sẽ được gan chuyển hóa trở thành chất không gây hại. Do đó, khi mắc các bệnh về gan, chức năng gan suy yếu sẽ khiến các chất độc bị tích tụ và ảnh hưởng đến não, từ đó dẫn đến bệnh não gan (Hepatic Encephalopathy). Một số dấu hiệu của tình trạng này là dễ lú lẫn, lơ mơ, giảm chất lượng giấc ngủ, phản ứng chậm,…

3. Vàng da là triệu chứng bệnh gan

Sắc tố mật bilirubin tự do thông thường sẽ được gan chuyển hóa và đào thải ra ngoài cơ thể. Tuy nhiên, khi mắc các bệnh lý về gan thì lượng bilirubin tự do không được đào thải ra khỏi cơ thể và tích tụ, gây nên các biểu hiện như vàng da, vàng lòng trắng mắt.

Thông thường, khi phát hiện tình trạng vàng da thì bệnh gan đã bước vào giai đoạn nguy hiểm do bệnh gan thường tiến triển âm thầm và chỉ bộc phát khi bệnh đã nghiêm trọng hơn. Do đó, bạn cần chủ động đề phòng các bệnh lý về gan và đến gặp bác sĩ ngay khi phát hiện những triệu chứng lạ.

4. Nước tiểu sẫm màu

Nước tiểu có màu vàng sẫm hơn bình thường là một dấu dấu hiệu bệnh gan phổ biến. Nguyên nhân là do sự tích tụ bilirubin trong máu do chức năng gan bị suy giảm. Một trong những biểu hiện khác là phân có màu nhạt hơn bình thường.

5. Dấu hiệu bệnh gan: Xuất hiện mạch máu dưới da

Khi dưới da xuất hiện hiện tượng sao mạch với những mạch máu như mạng nhện thì đó có thể là dấu hiệu bệnh gan. Bên cạnh đó, các yếu tố đông máu được tổng hợp chủ yếu ở gan. nên khi chức năng gan suy yếu sẽ làm cho quá trình tổng hợp các yếu tố đông máu bị suy giảm, gây chảy máu dưới da và chảy máu kéo dài. Một số vấn đề khác ở da thường gặp khi mắc bệnh gan là nổi mẩn ngứa, mề đay, bầm tím,…

6. Dấu hiệu bệnh gan: Suy giảm hệ miễn dịch

Gan là nơi chuyển hóa chính của các globulin miễn dịch, khi chức năng gan bị suy giảm sẽ gây ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, khiến các yếu tố bên ngoài dễ xâm nhập và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm như cảm cúm, sốt,… Nếu tình trạng cảm, sốt thường xuyên diễn ra, ngoài việc kiểm tra nguy cơ mắc phải viêm phổi, viêm xoang, viêm màng não,… bạn cũng nên kiểm tra tình trạng gan.

7. Các vấn đề về tiêu hóa

Người mắc các bệnh về gan thường sẽ suy giảm khả năng tiết mật để tiêu hóa thức ăn, dẫn đến các triệu chứng như rối loạn tiêu hóa, nôn mửa, tiêu chảy,… Tình trạng này kéo dài có thể khiến người bệnh cảm thấy chán ăn, sụt cân.

8. Đau bụng

Nếu bạn thường cảm thấy đau ở vùng bụng trên bên phải, các cơn đau âm ỉ và đôi khi đau quặn từng cơn thì cần thăm khám ngay bởi đây có thể dấu hiệu bệnh gan.

9. Lòng bàn tay đỏ là triệu chứng bệnh gan

Một trong những biểu hiện của bệnh gan mà bạn cần lưu ý là ở lòng bàn tay có những vệt đỏ bất thường, khi dùng tay nhấn vào thì các vùng này sẽ chuyển thành màu trắng và trở lại màu đỏ sau khi thả tay ra. Ngoài ra, những người bị bệnh gan nếu ở giai đoạn nghiêm trọng cũng có thể xuất hiện phù, thường thấy ở chân, mặt, bụng…

10. Đau vùng vai phải

Do vị trí của gan nằm sát cơ hoành, nên khi gan tổn thương có thể kích thích vùng cơ hoành gây triệu chứng đau lan lên vùng vai phải. Tình trạng này thường dễ gây nhầm lẫn với các bệnh lý về xương khớp nên người bệnh cần lưu ý và kiểm tra sức khỏe toàn diện.

Cách bảo vệ lá gan khỏe mạnh?

Ngoài việc nhận biết những dấu hiệu bệnh gan thường gặp, bạn nên chủ động phòng ngừa bệnh gan từ sớm để hạn chế nguy cơ mắc bệnh. Những điều cần lưu ý để lá gan khỏe mạnh hơn là:

Bổ sung dưỡng chất từ thiên nhiên cho gan

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, tế bào Kupffer là loại tế bào tham gia vào cơ chế sinh bệnh của các bệnh lý về gan. Khi bị kích thích quá mức bởi các yếu tố gây hại như bia rượu, virus, thuốc, ô nhiễm môi trường, hóa chất,… tế bào Kupffer sẽ tăng cường sản sinh ra các chất gây viêm như Interleukin, TNF-α, TGF-β… làm tổn thương tế bào gan.

Mới đây, nhờ ứng dụng thành tựu của ngành sinh học phân tử, các nhà khoa học Mỹ đã tiến hành nghiên cứu và phát hiện Wasabia và S. Marianum là những tinh chất từ thiên nhiên có khả năng làm giảm tính nhạy cảm của thụ thể TLR trên bề mặt tế bào Kupffer, góp phần hạn chế sự sản sinh các chất gây viêm và ngăn chặn tình trạng viêm gan, xơ hóa gan.

Hai dưỡng chất này còn có tác dụng trong việc tăng cường protein Nrf2, giúp kích hoạt hệ thống chống oxy hóa, hỗ trợ hoạt động khử độc tại gan và tăng cường tái tạo tế bào gan bị tổn thương.

Viên uống Hewel với thành phần Wasabia và S. Marianum có tác dụng hỗ trợ giải độc gan, hạn chế các yếu tố làm tổn thương tế bào gan và làm chậm sự phát triển của các bệnh ở gan. Vì vậy, bạn có thể sử dụng 2 viên Hewel mỗi ngày để bảo vệ lá gan khỏe mạnh và hỗ trợ phòng ngừa hiệu quả nguy cơ bệnh lý về gan.

Trên đây là những dấu hiệu bệnh gan phổ biến và dễ nhận biết. Tuy nhiên, bệnh gan thường diễn ra âm thầm nên các biểu hiện chỉ xuất hiện khi tình trạng đã nghiêm trọng. Do đó, bạn cần chủ động thực hiện các biện pháp để phòng ngừa các vấn đề về gan từ sớm.

Những câu hỏi thường gặp

1. Người mắc bệnh gan nên ăn gì?

Người bị bệnh gan cần duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh để giúp hỗ trợ sức khỏe gan. Những loại thực phẩm nên bổ sung để tăng cường chức năng gan là:

2. Nên làm gì khi phát hiện các dấu hiệu bệnh gan?

Ngay khi phát hiện các dấu hiệu hoặc triệu chứng có thể liên quan đến vấn đề gan, bạn cần đến gặp bác sĩ để được thực hiện xét nghiệm máu, siêu âm gan hay các xét nghiệm khác để chẩn đoán chính xác chính xác nhất về tình trạng gan và được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.

Bạn cũng nên kiểm tra sức khỏe gan định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện sớm các vấn đề về gan và chủ động duy trì các thói quen lành mạnh để phòng ngừa các bệnh lý về gan.

Link nội dung: https://cmp.edu.vn/gan-nam-o-vi-tri-nao-a44895.html