Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Lê Thiện Quang - Bác sĩ Nội ung Bướu - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng. Bác sĩ đã có trên 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực khám, chẩn đoán các bệnh lý ung bướu và các phương thức điều trị xạ trị, hóa trị, điều trị đích và Chăm sóc giảm nhẹ.
Khi bị chẩn đoán ung thư, người bệnh sẽ có những câu hỏi như: ung thư có nên điều trị không, điều trị ung thư hóa trị, xạ trị là gì?... Dưới đây là những thông tin quan trọng bệnh nhân cần nắm trước khi bắt đầu quá trình ra quyết định.
Có nhiều phương pháp điều trị ung thư khác nhau phụ thuộc vào từng loại ung thư và giai đoạn phát hiện khối u. Chính vì vậy, bệnh nhân nên tìm hiểu càng nhiều càng tốt để nắm và biết rõ tình trạng cụ thể của mình.
Phần lớn bệnh nhân sẽ có nhiều thắc mắc và câu hỏi liên quan đến căn bệnh ung thư mình mắc phải, chẳng hạn như bị ung thư có nên mổ không, ung thư có nên xạ trị không, ... nhưng không hỏi trực tiếp bác sĩ mà thay vào đó là lên mạng tìm hiểu. Hãy cẩn thận vì nhiều trang web trực tuyến không chính thống có thể cung cấp nguồn thông tin không chính xác hoặc gây hiểu lầm rằng ung thư không nên điều trị, khiến bệnh nhân lo sợ quá mức. Trong trường hợp này, người bệnh có thể yêu cầu bác sĩ đề xuất một số trang web uy tín và đáng tin cậy để bệnh nhân yên tâm tham khảo thông tin. Xuyên suốt quá trình nghiên cứu trực tuyến, nếu bệnh nhân gặp phải những thuật ngữ chuyên ngành khó hiểu thì có thể sử dụng từ điển y khoa hoặc hỏi trực tiếp nhân viên y tế có chuyên môn để được giải thích rõ ràng.
Bệnh nhân cần được bác sĩ giới thiệu và giải thích về các phương pháp chữa trị thích hợp với loại ung thư mà họ mắc phải, cũng như giai đoạn phát triển của khối u. Một số hình thức điều trị phổ biến bao gồm:
Sau khi hiểu rõ, bệnh nhân có thể cân nhắc bị ung thư có nên điều trị không và điều trị bằng cách nào.
Bác sĩ có thể sử dụng một số phương pháp điều trị để làm chậm, ngăn chặn hoặc loại bỏ tế bào ung thư. Các phương pháp điều trị ung thư cũng được áp dụng là chăm sóc giảm nhẹ, nhằm kiểm soát các triệu chứng và tác dụng phụ. Lúc này, bệnh nhân cần được bác sĩ giải thích và nắm rõ các mục tiêu của phương án điều trị, cũng như những tác động ảnh hưởng có thể xảy đến với người bệnh. Mục tiêu điều trị phải đảm bảo nhận được sự đồng ý chấp thuận từ cả hai phía là người bệnh và nhân viên y tế.
Mặc dù các phương pháp điều trị giúp bệnh nhân kiểm soát được tế bào ung thư, nhưng đôi khi chính những phương thức điều trị này cũng có thể gây ra tác dụng phụ lâu dài. Có trường hợp khi người bệnh đã hoàn thành đợt điều trị thì hàng tháng và thậm chí nhiều năm sau tác dụng phụ mới xuất hiện.
Bị ung thư có nên truyền hoá chất không? Điều bệnh nhân cần làm là hỏi bác sĩ về những ảnh hưởng lâu dài có thể xảy ra của từng liệu pháp điều trị, cũng như cách để kiểm soát và hạn chế chúng xuất hiện. Đặc biệt, bệnh nhân cần thảo luận rõ với chuyên gia y tế về nguy cơ bị ảnh hưởng đến chức năng sinh hoạt tình dục và sức khỏe sinh sản, bao gồm rủi ro không thể có con sau này.
Trình bày rõ nguyện vọng và mối quan tâm của cá nhân trước khi điều trị giúp bệnh nhân có nhiều phương án để lựa chọn hơn nhằm bảo vệ khả năng sinh sản. Nếu không, bệnh nhân sẽ rơi vào tình huống bất ngờ vì tác dụng phụ của liệu pháp mình đã chọn, hoặc phải hồi hộp và chờ đợi kết quả cho đến khi đợt điều trị kết thúc.
Tương tự như trên, bệnh nhân cần cân nhắc các mặt tích cực và tiêu cực của từng hình thức điều trị trước khi chọn lựa liệu pháp hay quyết định ung thư không nên điều trị, chẳng hạn như:
Cơ hội chữa bệnh thành công
Nhiều người tìm kiếm một hoặc thậm chí là thêm nhiều bệnh viện khác để chẩn đoán lại căn bệnh của mình. Thực tế, các chuyên gia y tế cũng khuyến khích hành động này, vì những bác sĩ khác nhau dù cho cùng chuyên môn về ung thư, song sẽ có kinh nghiệm cũng như phương pháp điều trị không nhất thiết là giống nhau. Do đó, nhận nhiều kết quả chẩn đoán từ các nơi có thể giúp bệnh nhân đưa ra quyết định bị ung thư có nên điều trị không hoặc xác nhận và tin tưởng hơn vào phác đồ chữa trị hiện tại mình đang áp dụng.
Ngoài tiêu chí uy tín và chất lượng, người bệnh cũng nên kiểm tra thẻ BHYT của mình xem những bệnh viện nào có nằm trong danh mục hỗ trợ trước khi quyết định đến thăm khám tại nơi khác.
Mọi người đều biết rằng chi phí chăm sóc và điều trị ung thư thường rất cao, tuy nhiên cũng sẽ có những khoản phí phát sinh mà đôi khi bệnh nhân không ngờ tới. Đội ngũ nhân viên tại bệnh viện nên giúp bệnh nhân xác định tổng các mức chi phí của mỗi hình thức điều trị hoặc đề xuất những cách phù hợp với năng lực kinh tế của gia đình người bệnh.
Nếu có thể, bệnh viện nên giới thiệu cho bệnh nhân các dịch vụ hỗ trợ giải quyết chi phí y tế, những chương trình, chính sách cho người mắc bệnh ung thư có hoàn cảnh khó khăn, cũng như các nhà hảo tâm, tổ chức thiện nguyện để họ có cơ hội được giúp đỡ.
Các tổ chức và hiệp hội về ung thư trên thế giới đã thiết kế ra những công cụ, cẩm nang hướng dẫn người bệnh cách ra quyết định điều trị đúng đắn nhất. Những thông tin hữu ích này sẽ giúp bác sĩ và bệnh nhân hiểu rõ về các phương pháp điều trị ung thư khác nhau, cũng như khuyến nghị cần thiết đối với loại ung thư cụ thể mà bệnh nhân mắc phải. Người bệnh có thể hỏi trực tiếp nhân viên y tế tại bệnh viện để tìm hiểu thêm thông tin chi tiết về các công cụ và cẩm nang này.
Một số người sẽ cảm thấy hữu ích khi chia sẻ suy nghĩ và trình bày mối quan tâm của họ với những người đáng tin cậy về vấn đề bị ung thư có nên điều trị không, nên chọn xạ trị, hóa trị hay phẫu thuật. Những đối tượng bệnh nhân thường tâm sự có thể là:
Bệnh nhân có thể nghe bác sĩ hoặc các nguồn thông tin đề cập đến số liệu thống kê khi mô tả về những phương thức điều trị ung thư, bao gồm:
Những con số phần trăm này có tác dụng hỗ trợ bệnh nhân tìm hiểu và nắm rõ các liệu pháp điều trị khác nhau như thế nào. Tuy nhiên chúng không thể dự đoán chính xác hiệu quả điều trị đối với từng bệnh nhân. Nhân viên y tế nên giải thích những số liệu thống kê này có liên quan ra sao đến quá trình điều trị cũng như triển vọng của người bệnh.
Quyết định về việc điều trị ung thư có thể gây ra khó khăn cho người bệnh và gia đình vì cảm giác lo lắng, những thuật ngữ không quen thuộc, số liệu thống kê và nhiều nguồn thông tin gây hoang mang như bị ung thư không nên điều trị. Nếu thời gian để quyết định lựa chọn phương pháp chữa trị không cấp bách, bệnh nhân hãy dành thời gian để nghiên cứu, đặt câu hỏi và chia sẻ với những người đáng tin cậy xung quanh các vấn đề như: bị ung thư có nên truyền hoá chất, bị ung thư có nên mổ không, ung thư có nên xạ trị không,... Nắm rõ toàn diện những mặt lợi và hại của từng hình thức điều trị sẽ giúp bệnh nhân dễ dàng ra quyết định và yên tâm với quá trình điều trị của mình hơn.
Hiện nay Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec áp dụng nhiều phương pháp điều trị ung thư khác nhau, tùy thuộc vào từng loại ung thư và mức độ bệnh như: Phẫu thuật. Hóa trị, Xạ trị, Điều trị đích bằng các thuốc kháng thể đơn dòng, Điều trị nội tiết, Điều trị miễn dịch và Chăm sóc giảm nhẹ... Bệnh nhân ung thư được điều trị đa mô thức kết hợp nhiều phương pháp, mỗi giai đoạn lại có phương pháp điều trị khác nhau nhằm đem lại hiệu quả điều trị cao nhất cho người bệnh.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn tham khảo: Cancer.net
Link nội dung: https://cmp.edu.vn/chua-benh-ung-thu-a45012.html