Điều trị trĩ ngoại: Những điều cần biết

Bệnh trĩ ngoại có thể gây chảy máu, nứt và ngứa hậu môn, gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Hiện có nhiều phương pháp điều trị trĩ ngoại như: dùng thuốc Tây y, thuốc Đông Y, phẫu thuật cắt trĩ,...

1. Sơ lược về bệnh trĩ ngoại

Bệnh trĩ ngoại là tình trạng hình thành búi trĩ ở dưới lớp da xung quanh hậu môn, thường gây đau đớn cho bệnh nhân. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây bệnh trĩ ngoại gồm: nâng tạ hoặc đồ vật nặng, chế độ ăn ít chất xơ, béo phì, mang thai, đứng hoặc ngồi lâu trong thời gian dài, đại tiện không đúng cách, cổ trướng (tích tụ chất lỏng gây áp lực lên dạ dày và ruột),...

Bệnh trĩ ngoại phân biệt với bệnh trĩ nội ở vị trí của búi trĩ. Cụ thể, trĩ nội hình thành búi trĩ bên trong thành trực tràng, thường không gây đau nhưng gây chảy máu khi đi đại tiện. Trong khi đó bệnh trĩ ngoại có búi trĩ nằm ở ngoài hậu môn, có xu hướng gây đau nhiều hơn trĩ nội. Một người có thể mắc cả trĩ nội và trĩ ngoại.

Triệu chứng của bệnh trĩ ngoại là: gây ngứa và đau vùng hậu môn, đi ngoài ra máu (lượng máu không nhiều), có cục máu đông bên trong búi trĩ. Trĩ ngoại được chia thành các cấp độ khác nhau: trĩ ngoại độ 1, 2, 3, 4 thể hiện mức độ nguy hiểm tăng dần của bệnh.

Điều trị trĩ ngoại: Những điều cần biết

Video đề xuất:

Phân biệt sa trực tràng và trĩ

2. Cách điều trị trĩ ngoại

2.1 Giảm bớt triệu chứng khó chịu của bệnh trĩ ngoại tại nhà

Giảm đau và ngứa vùng hậu môn

Điều trị trĩ ngoại: Những điều cần biết

Giảm các triệu chứng khó chịu

Điều trị trĩ ngoại: Những điều cần biết

2.2 Dùng thuốc Tây y

Các thuốc uống dạng viên có tác dụng tăng tính thẩm thấu, tăng độ vững bền thành mạch, giúp giảm sưng, phù nề, cầm máu và co búi trĩ. Thuốc đặt hoặc thuốc bôi có tác dụng tại chỗ: giảm đau, giảm ngứa, sát trùng, chống viêm.

Khi sử dụng thuốc điều trị trĩ ngoại, cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ. Nguyên nhân vì ngoài điều trị bệnh trĩ, còn cần điều trị các bệnh liên quan gây trĩ, cần dùng thuốc trị táo bón, bệnh đường ruột, thuốc kháng viêm, giảm đau,... để đảm bảo thu được hiệu quả điều trị tốt.

Điều trị trĩ ngoại: Những điều cần biết

2.3 Dùng thuốc Đông y

Khi áp dụng các bài thuốc Đông y để điều trị trĩ ngoại, người bệnh cần tuân thủ đúng chỉ dẫn của người kê thuốc, kiêng khem trong sinh hoạt, dinh dưỡng cho phù hợp.

Điều trị trĩ ngoại: Những điều cần biết

2.4 Can thiệp ngoại khoa

Hiện có nhiều phương pháp ngoại khoa điều trị bệnh trĩ gồm: chích xơ, đốt, thắt dây thun, phẫu thuật cắt trĩ, phẫu thuật Longo,... Tuy nhiên, với trĩ ngoại, chỉ nên áp dụng phẫu thuật cắt trĩ vì hậu môn là vùng có nhiều cơ quan thụ cảm nên nếu áp dụng các phương pháp can thiệp ngoại khoa khác thì sẽ gây đau đớn nhiều trong một thời gian dài sau mổ.

Lưu ý: Bệnh trĩ ngoại không được khuyên nên điều trị bằng phẫu thuật, trừ khi bệnh đã tiến triển đến giai đoạn cuối, bị nhiễm trùng, sưng tấy, thậm chí lở loét,... Khi phẫu thuật phải tuân thủ đúng những nguyên tắc quan trọng gồm:

Điều trị trĩ ngoại: Những điều cần biết

3. Biện pháp phòng ngừa bệnh trĩ ngoại

Để phòng bệnh trĩ ngoại, cần hạn chế tình trạng táo bón, tránh nguyên nhân khiến phân khô, cứng, khó đi đại tiện. Một số lời khuyên hữu ích trong việc phòng bệnh gồm:

Điều trị trĩ ngoại: Những điều cần biết

Ngay khi xuất hiện những triệu chứng cảnh báo đầu tiên hoặc nghi ngờ mình mắc bệnh trĩ ngoại, người bệnh nên đi thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín. Bên cạnh phác đồ điều trị chuẩn, bệnh nhân có thể áp dụng các biện pháp hỗ trợ để giảm đau, giảm khó chịu tại nhà theo lời khuyên của bác sĩ.

Xem thêm: Hướng dẫn chẩn đoán bệnh trĩ

Xem thêm: Hướng dẫn thực hiện quy trình chuyên môn khâu treo triệt mạch trĩ dưới hướng dẫn siêu âm Doppler

Video đề xuất:

Khám sức khỏe định kỳ tại Vinmec: Bảo vệ bạn trước khi quá muộn!

XEM THÊM:

Link nội dung: https://cmp.edu.vn/thuoc-tri-benh-tri-ngoai-tot-nhat-a45054.html