Nốt ruồi hình thành thế nào?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Lê Thị Thu Hằng - Bác sĩ Da Liễu - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng. Bác sĩ Thu Hằng đã có trên 12 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực da liễu.

Nốt ruồi là những chấm đen hoặc nâu trên da, xuất hiện do sự tập trung các yếu tố làm tăng sắc tố da. Đa phần nốt ruồi xuất hiện lúc bạn còn nhỏ,ở khắp nơi trên cơ thể và thay đổi theo thời gian, tại những vùng da phơi sáng nhiều. Sự phát triển của nốt ruồi là lành tính và không thay đổi theo thời gian, chỉ một số rất ít là ác tính do nốt ruồi bị nhầm lẫn với ung thư hắc tố.

1. Nốt ruồi và vị trí của nốt ruồi trên cấu trúc da

Cấu trúc của da được phân loại như sau:

1.1 Lớp biểu bì

Biểu bì là lớp da mỏng trên cùng có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Nó có tác dụng như một hàng rào chống thấm bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn và các sinh vật cực nhỏ khác.

Các tế bào trong lớp biểu bì:

Keratinocytes là các tế bào da chuyên biệt tạo nên các tầng khác nhau của lớp biểu bì. Phần ngoài cùng của lớp biểu bì (lớp sừng) được tạo thành từ các tế bào keratinocytes đã mất nhân, chứa protein gọi là keratin làm cho chúng cứng và liên kết với nhau để tạo thành một hàng rào chống thấm nước. Keratinocytes liên tục bị bong ra và được thay thế bởi các tế bào vảy (biến thành keratinocytes trong quá trình di chuyển lên đến đỉnh của da).

Các tế bào vảy là các tế bào keratinocytes sống tạo ra keratin, một loại protein quan trọng cho da.

Các tế bào keratinocytes là các tế bào nhỏ, tròn, là những tế bào duy nhất trong lớp biểu bì phân chia để tạo ra các tế bào da mới, thay thế những tế bào chết và bong ra khỏi bề mặt da) chiếm phần lớn lớp đáy (lớp trong cùng của lớp biểu bì).

Melanocytes nằm trong lớp đáy của lớp biểu bì. Chúng được xen kẽ thường xuyên giữa các tế bào keratinocytes. Melanocytes sản xuất melanin, một loại protein sắc tố cung cấp màu da. màu tóc và bảo vệ chống lại tác hại của bức xạ tia cực tím.

1.2 Lớp trung bì

Lớp da thứ hai, dày hơn và nằm bên dưới lớp biểu bì. Chứa các mạch máu, bạch huyết, đầu dây thần kinh, sợi cơ, tuyến dầu, mồ hôi, và nang lông.

Có 2 lớp nhỏ trong lớp trung bì:

1.3 Lớp dưới cùng (lớp mỡ dưới da)

Lớp dưới da hoặc lớp mỡ dưới da: Một lớp mỡ dày và mô liên kết bên dưới lớp trung bì.

Giống như lớp trung bì, nó chứa một nguồn cung cấp máu và bạch huyết phong phú. Nó cách nhiệt và tiết kiệm nhiệt cho cơ thể, hoạt động như một bộ giảm xóc giúp bảo vệ các mô và cơ quan dưới da khỏi bị thương, và là một nguồn năng lượng dự trữ.

1.4 Vị trí nốt ruồi ở trên da

Nốt ruồi hình thành thế nào?

Nốt ruồi được hình thành từ phần dưới của lớp biểu bì do sự phân bố không đồng đều của các tế bào melanocytes. Chúng được nhìn thấy trên da khi có sự thay đổi màu sắc da thành màu nâu hoặc đen. Nốt ruồi có thể xuất hiện bất cứ nơi nào trên da, nằm riêng lẻ hay nhiều nốt xếp liền nhau.

Hầu hết các nốt ruồi xuất hiện ở thời thơ ấu và trong 25 năm đầu đời. Một người trưởng thành thường có trung bình từ 10-40 nốt ruồi.

Khi năm tháng trôi qua, nốt ruồi thường thay đổi chậm, kích thước lớn hơn và / hoặc thay đổi màu sắc. Đôi khi, có lông phát triển trong nốt ruồi. Một số nốt ruồi không thay đổi, trong khi một số khác có thể dần biến mất theo thời gian.

2. Sự hình thành của nốt ruồi

Nốt ruồi xuất hiện khi các tế bào trong da phát triển thành một cụm thay vì phân đều rải rác trên da. Những tế bào này được gọi là melanocytes, chúng tạo ra sắc tố mang lại màu sắc da tự nhiên. Nốt ruồi có thể sẫm màu sau khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, trong những năm thiếu niên và thời kỳ mang thai.

Melanocytes và Melanin

Nốt ruồi (cụm tế bào Melanocytes)

Nốt ruồi là một nhóm các tế bào melanocytes xuất hiện dưới dạng một đốm sắc tố trên da. Chúng có thể bằng phẳng hoặc nhô lên, tròn hoặc hình bầu dục, và thường nhỏ hơn một cục tẩy bút chì.

Mặc dù nhìn chung các nốt ruồi là lành tính và không thay đổi, nhưng đôi khi có thể trở thành ung thư. Dấu hiệu đầu tiên của khối u ác tính thường là sự thay đổi kích thước, hình dạng hoặc màu sắc của nốt ruồi hiện có hoặc xuất hiện của một nốt ruồi mới ở tuổi trưởng thành.

Cả người da sáng và da sẫm màu đều có cùng số lượng melanocytes. Sự khác biệt về màu da là kết quả của sự khác biệt về lượng melanin và kích thước của các gói melanin.

3. Các loại nốt ruồi cần chú ý

Nốt ruồi sắc tố bẩm sinh là những nốt ruồi đã xuất hiện khi sinh. Nevi bẩm sinh xảy ra với tỷ lệ khoảng 1/100 người. Những nốt ruồi này có nhiều khả năng phát triển thành khối u ác tính (ung thư) hơn là những nốt ruồi đơn thuần sau sinh. Nên kiểm tra nốt ruồi hoặc tàn nhang nếu nó có đường kính lớn hơn một cục tẩy bút chì hoặc có bất kỳ sự thay đổi bất thường nào (dựa trên quy luật ABCDE) để phát hiện ung thư hắc tố.

Nevi loạn sản là những nốt ruồi có kích thước lớn hơn trung bình (lớn hơn cục tẩy bút chì) và hình dạng không đều. Chúng có xu hướng không đều màu với trung tâm có màu nâu sẫm và các cạnh nhạt hơn, không đồng đều. Những nevi này có nhiều khả năng trở thành khối u ác tính. Trên thực tế, những người có 10 hoặc nhiều hơn các nốt ruồi dạng Nevi loạn sản có nguy cơ phát triển thành khối u ác tính cao gấp 12 lần bình thường. Nếu có bất kỳ thay đổi bất thường nào với nốt ruồi thì nên được kiểm tra bởi bác sĩ da liễu để đánh giá ung thư da.

Nốt ruồi hình thành thế nào?

4. Làm thế nào để nhận biết một nốt ruồi là ung thư?

Phần lớn các nốt ruồi không nguy hiểm. Nốt ruồi có nhiều khả năng là ung thư là những nốt ruồi có bề ngoài khác lạ hoặc xuất hiện sau tuổi 25. Nếu nhận thấy những thay đổi về màu sắc, chiều cao, kích thước hoặc hình dạng của nốt ruồi, bạn nên đi khám bác sĩ da liễu. Bạn cũng nên kiểm tra nốt ruồi nếu chúng chảy máu, chảy nước, ngứa hoặc trở nên đau.

Nên kiểm tra làn da bằng gương hoặc nhờ ai đó giúp bạn. Đặc biệt chú ý đến những vùng da thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, như tay, cánh tay, ngực, cổ, mặt, tai, chân và lưng.

Nếu một nốt ruồi không thay đổi theo thời gian thì không cần bận tâm nhiều về nó. Ngược lại, nếu thấy bất kỳ dấu hiệu thay đổi nào trong nốt ruồi hiện có, xuất hiện một nốt ruồi mới, hoặc muốn xóa nốt ruồi vì lý do thẩm mỹ, hãy nhờ tư vấn của bác sĩ da liễu.

Các ABCDE sau đây là các đặc điểm quan trọng cần xem xét khi kiểm tra nốt ruồi. Nếu nốt ruồi có bất kỳ dấu hiệu nào được liệt kê dưới đây, hãy kiểm tra ngay lập tức bởi bác sĩ da liễu. Vì nó có thể là ung thư.

Ung thư hắc tố là một dạng ung thư da. Vị trí phổ biến nhất cho khối u ác tính ở nam giới là ngực và lưng và ở phụ nữ là chân dưới. Ung thư hắc tố là loại ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ trẻ.

5. Nốt ruồi được điều trị như thế nào?

Để đánh giá một nốt ruồi, ngoài thăm khám lâm sàng, bác sĩ có thể chỉ định cắt sinh thiết để làm xét nghiệm mô bệnh học.

Tùy thuộc vào kết quả sinh thiết, trường hợp không có tế bào ác tính, bác sĩ có thể cắt bỏ toàn bộ nốt ruồi hoặc đốt laser để loại bỏ nốt ruồi.

Trường hợp ung thư hắc tố, tùy thuộc vào tính chất xâm lấn của khối u bác sĩ có thể phẫu thuật cắt bỏ khối u hoặc phối hợp với xạ trị hay hóa trị sau khi phẫu thuật.

6. Đối tượng nào dễ xuất hiện nốt ruồi?

Nốt ruồi xuất hiện ở tất cả các đối tượng và mọi vị trí trên cơ thể như nốt ruồi ở mặt, nốt ruồi ở cổ, sau gáy, tai, v.v. Để giảm thiểu các nguy cơ bệnh tật bạn nên khám bác sĩ da liễu nếu thấy dấu hiệu bất thường trên nốt ruồi.

7. Yếu tố nào làm tăng nguy cơ xuất hiện nốt ruồi?

Nốt ruồi hình thành thế nào?

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ xuất hiện nốt ruồi như môi trường làm việc thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hoặc do cơ địa dễ xuất hiện nốt ruồi.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: Webmd.com và Aimatmelanoma.org

Link nội dung: https://cmp.edu.vn/not-ruoi-tren-mat-a45455.html