Cách thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải, TP Hải Phòng chừng 15 hải lý, đảo Long Châu có diện tích hơn 1 km2 là đảo lớn nhất trong số 30 đảo, bãi đá ngầm của quần đảo Long Châu. Đến nay, trên đảo không có cư dân sinh sống, chỉ có các cán bộ, chiến sĩ, công nhân Trạm hải đăng Long Châu và Trạm quan sát biên phòng Long Châu.
Suốt hơn trăm năm qua, hải đăng Long Châu vẫn luôn sáng đèn, soi đường chỉ lối cho những con tàu qua lại vùng biển phía Đông Nam quần đảo Cát Bà, huyện Cát Hải, TP Hải Phòng.
Cách thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải, TP Hải Phòng chừng 15 hải lý, đảo Long Châu có diện tích hơn 1 km2 là đảo lớn nhất trong số 30 đảo, bãi đá ngầm của quần đảo Long Châu. Đến nay, trên đảo không có cư dân sinh sống, chỉ có các cán bộ, chiến sĩ, công nhân Trạm hải đăng Long Châu và Trạm quan sát biên phòng Long Châu.
Người dân địa phương quen gọi “đảo đèn” Long Châu bởi trên đảo có ngọn hải đăng hơn 100 năm tuổi được xây dựng từ thời Pháp thuộc. Hải đăng Long Châu cùng với hải đăng đảo Dấu và hải đăng Kê Gà là 3 ngọn hải đăng lâu đời nhất ở Việt Nam.
Ngọn hải đăng hơn 100 năm tuổi được xây dựng từ thời Pháp thuộc.
Đến thăm “đảo đèn” Long Châu, ngoài ngọn hải đăng, du khách không khỏi ấn tượng bởi quang cảnh khắp nơi là những mỏm đá tai mèo sắc lẹm như hàng trăm lưỡi lê hướng lên trời. Ấy vậy mà cây cối nơi đây thì ngược lại, chúng hiếm như nước ngọt vào mùa khô. Trên đảo chỉ có lác đác những bụi cỏ dại, vài ba cây sứ đá, bầu đất.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng - Trạm trưởng Trạm hải đăng Long Châu thuộc Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Bắc, người có thâm niên công tác lâu năm nhất trên “đảo đèn” Long Châu chia sẻ: “Chỉ cần thấy mầm cây vươn lên từ khe đá, chúng tôi lại tìm cách che chắn, làm thế nào để cây không bị hỏng trước gió biển cũng là một bài toán khó. Ấy vậy mà hiện đảo đã phần nào được phủ xanh bởi cây cối, che bớt màu xám xịt của đá, chúng tôi cũng cảm thấy vui hơn”.
Dưới lớp đá tai mèo là mỏ quặng kim loại nên thu hút sét hay do đảo Long Châu nằm trơ trọi giữa biển khơi nên trở thành “cột thu lôi”.
Đảo Long Châu còn có “món” đặc sản là… sét. Mỗi khi mưa giông, nhất là trong mùa hè, từng đợt sét liên tiếp như những nhát "búa Thiên lôi" bổ xuống khắp đảo. Có người cho rằng, dưới lớp đá tai mèo là mỏ quặng kim loại nên thu hút sét hay do đảo Long Châu nằm trơ trọi giữa biển khơi nên trở thành “cột thu lôi”. Không ít người lại tin, tiếng sét chính là thử thách của thiên nhiên với những người kiên gan bám trụ thắp đèn, giữ đảo.
Anh Mai Tiến Mạnh, công nhân Trạm hải đăng Long Châu hồi tưởng lại những lần sét đánh ở đây và kể: “Cứ mưa đến, đặc biệt là mùa hè thì sét đánh xuống đảo nhiều lắm. Sợ thì vẫn sợ nhưng nhiệm vụ của mình là như vậy, như trải qua một bài kiểm tra thời còn đi học, cứ thế mà vượt qua”.
Ngoài tiếng sét, đảo Long Châu còn có “đặc sản” kinh hoàng khác là rắn nâu, rắn lục, những loài rắn cực độc. Thi thoảng, chúng chui vào chăn hay phòng ngủ tìm hơi ấm. Nếu không động chạm vào lãnh thổ hay dẫm lên người chúng thì cũng không xảy ra trường hợp bị rắn cắn.
Đến nay, trên đảo không có cư dân sinh sống, chỉ có các cán bộ, chiến sĩ, công nhân Trạm hải đăng Long Châu và Trạm quan sát biên phòng Long Châu.
Ngoài ra, một đặc sản mà du khách có thể thưởng thức được tại đây là dê núi. Loại vật này được nuôi thả ở đây từ nhiều năm trước, dần thích nghi với tự nhiên nên sống hoang dã.
Để cảm nhận trọn vẻ đẹp của quần đảo Long Châu, du khách có thể thuê thuyền dạo quanh đảo. Ngồi trên thuyền, hít hà mùi gió biển và ngắm nhìn những dãy núi đá cao giữa biển lớn mênh mông, bạn sẽ cảm thấy thật sự thư thái, bình yên và có nhiều cảm xúc đáng nhớ.
Theo Báo Công luận
Link nội dung: https://cmp.edu.vn/dao-long-chau-a46238.html