Đôi chân của chúng ta phải di chuyển khoảng 5.000 bước mỗi ngày, tương đương với 2,5 dặm. Ngoài ra, đôi chân còn phải gánh chịu sức nặng của cơ thể trong mỗi bước đi. Chúng ta nhồi nhét đôi bàn chân vào giày và tạo áp lực lên chúng trong một thời gian dài. Vì vật chăm sóc da chân là việc cần làm, đặc biệt với những đôi chân chăm chỉ.
Tương tự như các bộ phận khác, bạn cũng không nên bỏ bê đôi chân của mình, dù chỉ một ngày. Kiểm tra chúng hàng ngày để tìm vết cắt, vết loét, sưng tấy hoặc dấu hiệu móng chân bị nhiễm trùng. Làm sạch chúng bằng nước ấm, nhưng tránh ngâm chân quá lâu vì có thể làm khô da chân.
Dưỡng ẩm cho chúng mỗi ngày bằng kem dưỡng da, hoặc dầu khoáng. Không bôi kem dưỡng ẩm giữa các ngón chân của bạn. Vùng da ở kẽ ngón chân cần được giữ khô ráo để ngăn ngừa nhiễm trùng.
Tránh đi giày quá chật. Giày của bạn không được làm đau đôi chân. Nên tránh sử dụng dép xỏ ngón và giày bệt vì chúng không đủ hỗ trợ vòm bàn chân. Thay đổi giữa các đôi giày mà bạn có để không phải mang cùng một đôi trong nhiều ngày.
Cắt móng chân cho gọn gàng và thẳng. Sau đó, sử dụng bảng nhám hoặc dũa móng tay để làm nhẵn các góc, điều này sẽ ngăn móng tay mọc ngược đâm vào da của bạn.
Một số vấn đề ở da chân cần được nhận biết và xử trí kịp thời nhằm mang lại một làn da trắng mịn.
Vết chai là những mảng da dày và cứng trên bàn chân của bạn. Nếu chân có vết chai, bạn có thể thấy đau khi đi bộ hoặc đi giày. Chúng thường xuất hiện do cọ xát quá nhiều, chẳng hạn như đi giày quá chật hoặc quá nhiều áp lực lên bàn chân của bạn, chẳng hạn như do đứng trong thời gian dài hoặc từ một môn thể thao như chạy. Vết chai thường xuất hiện ở phía gan bàn chân.
Các vết chai và sần nhẹ thường không cần điều trị và sẽ tự khỏi. Nhưng có một số điều bạn có thể làm để giúp chúng biến mất nhanh hơn như:
Nếu mắc bệnh đái tháo đường, đừng cố gắng tự mình điều trị vết chai ở chân. Luôn luôn cần đến gặp bác sĩ, đặc biệt khi vết chai gây đau. Họ có thể khuyên bạn nên thay giày hoặc thêm đệm vào giày. Bác sĩ của bạn thậm chí có thể cạo bỏ vết chai. Nếu bạn bị đau nhiều, tiêm cortisone hoặc trong một số trường hợp, phẫu thuật có thể nằm trong kế hoạch điều trị.
Vì kích ứng và cọ xát là nguyên nhân chính gây ra các vết chai sạn, một số cách đơn giản có thể giúp bạn phòng tránh chúng, bao gồm:
Không ai biết chính xác nguyên nhân khiến một số người có bàn chân đổ mồ hôi, còn được gọi là chứng hyperhidrosis. Nó có thể mang tính gia đình. Hầu hết mọi người đổ mồ hôi khi trời nóng, nhưng những người bị hyperhidrosis có thể đổ mồ hôi bất cứ lúc nào. Hyperhidrosis phổ biến hơn ở nam giới hơn phụ nữ và ở những người trẻ tuổi. Căng thẳng, thuốc và thay đổi nội tiết tố cũng có thể khiến cơ thể đổ mồ hôi nhiều hơn.
Bên cạnh cảm giác khó chịu khi chân ướt, bạn có thể dễ dàng nhận thấy rằng mình có đôi chân nặng mùi và dễ bị nhiễm trùng và sự ẩm ướt đó có thể làm hỏng da của bạn.
Hãy bắt đầu với việc vệ sinh chân đúng cách:
Nếu tình trạng đổ mồ hôi chân không cải thiện, hãy đến gặp bác sĩ. Các lựa chọn điều trị bao gồm thuốc chống mồ hôi dạng kê theo toa, tiêm Botox, iontophoresis (phương pháp điều trị tạm thời làm tắc các tuyến mồ hôi) và phẫu thuật. Có một loại thuốc bôi mới gọi là Qbrexa (Glypyrronium) có thể được sử dụng để ngăn chặn khả năng tiết mồ hôi cục bộ.
Hai nguyên nhân chính là mồ hôi chân và đôi giày của bạn. Khi mồ hôi của bạn hòa quyện với vi khuẩn trong giày và tất sẽ tạo ra mùi hôi. Một số biện pháp giúp giảm mùi hôi chân bao gồm:
Mụn cóc là những mảng da cứng nhỏ do vi rút gây ra. Chúng có thể gây đau đớn, đặc biệt là khi chúng phát triển ở phía dưới lòng bàn chân của bạn. Nguyên nhân phổ biến nhất của mụn cóc chân là đi trên bề mặt bẩn, ẩm ướt mà không mang giày. Nếu vi-rút chạm vào da của bạn, vi-rút có thể xâm nhập qua vết thương với kích thước rất nhỏ đến mức bạn thậm chí không nhận ra. Kết quả có thể là một mụn cóc xuất hiện, cứng, phẳng và có màu xám hoặc nâu.
Không nên cố gắng tự điều trị mụn cóc. Bác sĩ có thể loại bỏ mụn cóc bằng tia laser hoặc bằng phẫu thuật nhỏ, hoặc sử dụng nitơ lỏng hoặc thuốc bôi theo toa. Mặc dù có nhiều phương pháp điều trị mụn cóc không kê đơn nhưng bạn chỉ nên sử dụng nếu có lời khuyên từ bác sĩ. Bạn có thể vô tình nhầm mụn cóc với một thứ gì đó giống như ung thư da và trì hoãn việc điều trị đúng cách. Ngoài ra, một số gel và chất lỏng có chứa axit hoặc hóa chất không cần kê đơn có thể phá hủy các mô khỏe mạnh. Nếu bạn bị tiểu đường, bệnh tim hoặc rối loạn tuần hoàn, bạn không bao giờ được sử dụng các phương pháp điều trị này.
Ngăn ngừa sự xuất hiện của mụn cóc bằng các phương pháp sau:
Đây là một bệnh lý thường xuất hiện ở những vận động viên. Nguyên nhân là do một loại nấm phát triển trong môi trường ấm, tối, ẩm ướt (ví dụ như phòng thay đồ, phòng tắm vòi sen và phòng thay đồ ở bể bơi). Chân trần của bạn tiếp xúc với nấm, sau đó nấm sẽ cư trú trên bàn chân của bạn. Các triệu chứng bao gồm khô da, ngứa và rát, đóng vảy, viêm, mụn nước và nứt da. Nó dễ lây lan, đặc biệt là đến lòng bàn chân và móng chân của bạn. Bạn cũng có thể lây nhiễm sang các vùng khác trên cơ thể chỉ bằng cách gãi và sau đó chạm vào. Bạn thậm chí có thể nhiễm nấm da chân từ ga trải giường hoặc quần áo tiếp xúc với nấm.
Bệnh nấm da chân có thể khó điều trị. Hãy đến gặp bác sĩ để chắc chắn rằng đó là bệnh nấm da chứ không phải một tình trạng khác. Ngâm chân trong nước ấm với muối Epsom có thể giúp giảm đau. Bác sĩ có thể đề nghị một loại bột, kem hoặc thuốc xịt chống nấm không kê đơn hoặc kê một số loại thuốc bạn bôi trực tiếp lên da. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể kê đơn các loại thuốc chống nấm. Đảm bảo tiếp tục sử dụng thuốc theo chỉ dẫn, ngay cả khi các triệu chứng của bạn đã biến mất. Điều này sẽ giúp ngăn không cho nó quay trở lại.
Các cách ngăn ngừa nấm da chân tái phát:
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn tham khảo: loccitane.com
Link nội dung: https://cmp.edu.vn/kem-duong-da-chan-trang-min-a47300.html