Bệnh tim là một tình trạng bệnh lý liên quan đến các rối loạn của hệ thống tim mạch và mạch máu. Các loại bệnh tim thường gặp, có thể kể đến: bệnh mạch vành, tai biến mạch máu não, và tăng huyết áp, và đây là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn thế giới. Vậy bệnh tim bắt nguồn từ những nguyên nhân gì, có những triệu chứng nhận biết sớm nào và mọi cần làm gì để quá trình phòng ngừa và điều trị đạt hiệu quả tốt nhất.
Bệnh tim là một tập hợp các tình trạng ảnh hưởng đến sức khỏe của trái tim và hiệu suất hoạt động của các mạch máu chịu trách nhiệm cung cấp oxy, dưỡng chất đến nuôi cơ tim. Các loại bệnh tim mạch thường gặp bao gồm: rối loạn nhịp tim, cao huyết áp, bệnh mạch vành, các bệnh về van tim cùng nhiều loại khác. Đây là những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng tử vong.
Theo thống kê từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hàng năm có khoảng 17,9 triệu người tử vong do bệnh tim, trong đó có 85% trường hợp gây ra bởi bệnh nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Tại Việt Nam, hàng năm có gần 200.000 người chết vì bệnh tim, con số này cao hơn so với tỷ lệ tử vong do ung thư. Đáng chú ý, các loại bệnh như động mạch não, mạch vành và động mạch ngoại biên đang trở nên phổ biến ở những người trẻ trong khi trước đây, các bệnh trên thường xuất hiện ở người cao tuổi.
Tuy nhiên, nhiều người trẻ thường tỏ ra chủ quan, cho rằng họ không có nguy cơ mắc bệnh tim mạch, do đó họ không thực hiện các biện pháp phòng ngừa hoặc tầm soát sớm. Điều này dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng và ảnh hưởng đến năng suất lao động trong xã hội. Hơn nữa, trường hợp bệnh tim mạch bẩm sinh thường không được chẩn đoán và điều trị kịp thời trong những năm đầu sau khi sinh, khiến cho tỷ lệ mắc bệnh tim mạch ở người trẻ gia tăng đáng kinh ngạc.
Nguyên nhân gây ra bệnh phụ thuộc vào từng loại bệnh cụ thể. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp:
Các dấu hiệu sau đây có thể giúp bạn nhận biết sớm khả năng mắc bệnh tim, và khi gặp chúng, bạn nên xem xét việc thăm khám tim mạch:
Khó thở:
Là một trong những triệu chứng phổ biến của bệnh tim. Bệnh nhân có thể cảm thấy khó thở thường xuyên, như một cảm giác áp lực trên ngực, đặc biệt khi nằm nghiêng xuống hoặc khi thở sâu. Nếu triệu chứng này ngày càng trở nên rõ rệt, bạn nên đi khám tim mạch sớm.
Cảm giác tức ngực:
Đây là triệu chứng phổ biến nhất của bệnh tim. Bệnh nhân có thể cảm thấy nặng ngực, tức ngực, hoặc đau ở phần dưới xương ức. Các cơn đau thắt ngực thường có thể kéo dài khoảng 10 phút. Nếu bạn trải qua các triệu chứng này, nên nghỉ ngơi và đến gặp bác sĩ vì đó có thể là triệu chứng cảnh báo cho cơn đau nhồi máu cơ tim.
Phù:
Nếu bạn thấy mặt sưng to, mí mắt bị sưng, hoặc bàn chân sưng sau khi thức dậy hoặc vào một thời điểm cụ thể trong ngày, có thể là dấu hiệu bạn đang gặp suy tim.
Mệt mỏi và kiệt sức:
Trong hoạt động thường ngày hoặc ngay sau khi thức dậy, bạn có thể cảm thấy mệt mỏi và kiệt sức. Hiện tượng này có thể do thiếu máu đến tim, phổi hoặc não.
Ho dai dẳng:
Khi tim không cung cấp đủ máu cho cơ thể, có thể xảy ra sự tích tụ máu và dịch trong phổi, dẫn đến ho dai dẳng, khó thở, và ho khi nằm.
Chán ăn và buồn nôn:
Mặc dù có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến chán ăn và buồn nôn, đây cũng là triệu chứng phổ biến của bệnh tim mạch. Người mắc bệnh tim mạch thường cảm thấy no và chán ăn do sự tích tụ dịch trong gan và hệ tiêu hóa.
Đi tiểu đêm thường xuyên:
Người mắc suy tim thường phải đi tiểu đêm do tích tụ nước gây sưng ở nhiều phần của cơ thể, trong đó bao gồm cả thận.
Nhịp tim nhanh và không đều:
Khi cung cấp đủ máu cho cơ thể, nhịp tim có thể tăng nhanh để tăng khả năng bơm máu. Điều này có thể làm bạn cảm thấy lo lắng, có cảm giác tim đập nhanh, và thậm chí đánh trống ngực.
Chóng mặt và ngất xỉu:
Khi máu không đủ đến não hoặc nhịp tim bất thường, bạn có thể trải qua cảm giác chóng mặt hoặc ngất xỉu.
Nếu bạn gặp bất kỳ dấu hiệu trên, hãy đến cơ sở y tế để được thăm khám sớm. Chọn bệnh viện chuyên chẩn đoán và điều trị bệnh tim đáng tin cậy để đảm bảo rằng việc thăm khám và điều trị được thực hiện một cách hiệu quả.
Các yếu tố nguy cơ góp phần vào sự phát triển của bệnh tim mạch bao gồm:
Rối loạn nhịp tim là một thuật ngữ mô tả tình trạng liên quan đến nhịp tim hoặc truyền điện trong tim, trong đó tim đập nhanh là triệu chứng phổ biến nhất của rối loạn nhịp tim. Có hai loại chính của rối loạn nhịp tim: loại lành tính và loại ác tính.
Loại lành tính thường tồn tại trong thời gian dài mà không gây ra các tình trạng nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, loại rối loạn nhịp này có thể gây ra sự bất tiện và tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe khác.
Loại ác tính là loại rối loạn nhịp tim nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong nếu không được kiểm soát hoặc điều trị kịp thời. Các dạng rối loạn nhịp tim bao gồm nhịp nhanh, nhịp chậm, rối loạn dẫn truyền (block dẫn truyền) và các dạng nhịp tim bất thường (ngoại tâm thu).
Cao huyết áp (hay tăng huyết áp) là một bệnh lý mãn tính khi áp lực của máu tác động lên thành động mạch tăng cao. Huyết áp tăng cao gây ra nhiều áp lực cho tim (tăng gánh nặng cho tim) và là căn nguyên của nhiều biến chứng nghiêm trọng như: tai biến mạch máu não, suy tim, bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim,...
Bệnh van tim xuất hiện khi một hoặc nhiều van tim không hoạt động đúng cách, không đảm bảo chức năng đóng mở để máu chỉ lưu thông theo một chiều . Có hai loại phổ biến trong bệnh van tim, đó là hở van tim và hẹp van tim.
Mạch vành là những động mạch cung cấp dưỡng chất và máu cho tim cùng các cơ quan. Khi có bất kỳ nguyên nhân nào (chẳng hạn như sự tích tụ của mảng xơ vữa, hình thành cục máu đông, hoặc co thắt của mạch vành) gây giảm lưu lượng máu nuôi cơ tim, thì tình trạng này được gọi là bệnh mạch vành.
Suy tim là một tình trạng bệnh lý xuất phát từ sự suy yếu của tim, làm giảm chức năng bơm máu để nuôi dưỡng cơ thể một cách hiệu quả, dẫn đến hiệu suất bơm máu và khả năng nuôi cơ quan trong cơ thể bị suy giảm. Người mắc suy tim thường phải đối mặt với các biến cố liên quan đến tim mạch. Vấn đề người suy tim sống được bao lâu sẽ tùy thuộc vào tuổi tác, giới tính, tình trạng bệnh (mức độ suy tim...) và phương pháp điều trị có đáp ứng tốt tình trạng bệnh hay không.
Bác sĩ sẽ xác định bệnh tim mạch dựa trên những yếu tố sau:
Bên cạnh các phương pháp chẩn đoán truyền thống, có một số xét nghiệm bổ sung như sau:
Các phương pháp điều trị bệnh tim đa dạng và phụ thuộc vào tình trạng cụ thể. Dưới đây là các phương pháp điều trị bệnh tim thông dụng:
Các phương pháp can thiệp, phẫu thuật dùng trong điều trị bệnh tim, bao gồm:
Bệnh tim mạch có thể sẽ được cải thiện hoặc thậm chí ngăn ngừa được bằng cách thay đổi các thói quen không tốt và duy trì một lối sống lành mạnh.
Bệnh tim mạch là một tình trạng yêu cầu chế độ ăn uống lành mạnh và cân nhắc khi lựa chọn thực phẩm. Dưới đây là một số thực phẩm tốt cho tim mạch:
Một số thực phẩm cần hạn chế tiêu thụ để giảm nguy cơ xấu cho sức khỏe tim mạch. Cụ thể:
Để phòng ngừa bệnh tim, bạn nên thực hiện các hoạt động thể dục như đi bộ, bơi lội, đạp xe, hoặc yoga ít nhất 150 phút mỗi tuần. Đây là thời gian tập luyện vừa đủ để duy trì sức khỏe tim mạch theo khuyến nghị của WHO.
Hãy chia thời gian thành nhiều buổi luyện tập ngắn trong tuần và luôn điều chỉnh cường độ tập luyện sao cho phù hợp với tình trạng sức khỏe của bạn.
Đừng quên lắng nghe cơ thể và tập trung vào thực đơn lành mạnh và kiểm soát tình trạng sức khỏe tổng thể.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Link nội dung: https://cmp.edu.vn/benhtimmach-a47693.html