Bệnh u đại tràng góc gan

1. Yếu tố nguy cơ mắc u đại tràng góc gan

Nguyên nhân chính xác của ung thư đại tràng vẫn chưa được xác định, nhưng có một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc u đại tràng góc gan cũng tương tự như ung thư đại tràng nói chung, bao gồm:

Ung thư đại tràng có thể có nguồn gốc từ polyp. Polyp có thể phát triển thành ung thư đại tràng ác tính nếu không loại bỏ trong thời gian sớm. Tiền sử bị polyp tuyến trước 60 tuổi làm tăng nguy cơ phát triển ung thư đại tràng.

Nếu thành viên trong gia đình có quan hệ gần nhất có tiền sử mắc ung thư đại tràng, thì làm tăng nguy cơ mắc bệnh hơn, đặc biệt nếu người đó xuất hiện bệnh sớm trước 45 tuổi

Độ tuổi là yếu tố nguy cơ đáng kể u ác đại tràng góc gan, tuổi càng cao thì nguy cơ càng tăng. Khoảng 90% những người nhận được chẩn đoán ung thư đại tràng trên 50 tuổi. Tuy nhiên, thời gian gần đây bệnh cũng đang phổ biến hơn ở người dưới 50 tuổi.

Ung thư đại tràng có nhiều khả năng xảy ra ở người có lối sống không vận động, béo phì và hút thuốc lá.

Đại tràng là một phần của hệ tiêu hóa, nên chế độ ăn uống và dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của bệnh. Theo nghiên cứu, chế độ ăn ít chất xơ, chứa nhiều chất béo bão hoà, ăn nhiều thịt đỏ hoặc thực phẩm chế biến sẵn làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Một số bệnh lý nền và phương pháp điều trị liên quan đến việc tăng nguy cơ ung thư đại tràng. Chẳng hạn như polyp, bệnh viêm loét đại tràng, bệnh Crohn, béo phì hoặc thừa cân.

2. Các triệu chứng và dấu hiệu của u ác đại tràng góc gan

U đại tràng góc gan trong giai đoạn sớm thường không gây ra triệu chứng, nhưng các triệu chứng dễ nhận thấy hơn khi bệnh tiến triển.

Nếu ung thư di căn đến vị trí khác trong cơ thể, nó có thể gây ra các triệu chứng khác, chẳng hạn di căn đến gan có thể gây vàng da.

Bệnh u đại tràng góc gan

3. Các giai đoạn của ung thư đại tràng góc gan

Giai đoạn cho biết mức độ di căn của ung thư và kích thước của khối u. Phân chia giai đoạn trong ung thư đại tràng góc gan cũng tương tự như các vị trí khác trong đại tràng, ung thư đại tràng thường được chia thành các giai đoạn sau:

4. Các phương pháp điều trị u đại tràng góc gan

Điều trị sẽ phụ thuộc vào giai đoạn của u đại tràng góc gan. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ đánh giá thêm về tuổi tác, sức khỏe tổng thể và các đặc điểm khác của bệnh nhân trước khi quyết định lựa chọn điều trị tốt.

Mục đích của điều trị là loại bỏ hoàn toàn ung thư, ngăn chặn sự xâm lấn của khối u và giảm triệu chứng. Các phương pháp điều trị có thể áp dụng cho u đại tràng góc gan bao gồm phẫu thuật, hóa trị và xạ trị.

Phẫu thuật là quy trình cắt bỏ khối ung thư và có thể kèm mô lành xung quanh. Đây là phương pháp điều trị u đại tràng góc gan phổ biến nhất, được áp dụng ở mọi giai đoạn của bệnh. Chỉ định phẫu thuật triệt để hoặc tạm bợ tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố của bệnh.

Hóa trị liên quan đến việc sử dụng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư. Đối với người bị ung thư đại tràng, hóa trị có thể được chỉ định trước phẫu thuật giúp thu nhỏ khối u để loại bỏ dễ hơn, sau khi phẫu thuật để tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại. Bên cạnh đó, hoá trị có vai trò quan trọng trong trường hợp khối u đã di căn đến các cơ quan khác.

Xạ trị tiêu diệt tế bào ung thư bằng cách tập trung tia gamma năng lượng cao vào chúng. Thuốc được dùng điều trị ung thư đại tràng giai đoạn di căn hoặc khi không đáp ứng với các điều trị khác.

Bệnh u đại tràng góc gan

5. Chẩn đoán bệnh ung thư đại tràng góc gan

Chẩn đoán càng sớm ung thư đại tràng thì cơ hội chữa khỏi bệnh càng cao. Hầu hết bệnh nhân ung thư đại tràng không có triệu chứng trong giai đoạn đầu, nên bệnh được phát hiện khi khám sức khoẻ định kỳ.

Bác sĩ sẽ khám sức khoẻ toàn diện và lấy thông tin về tiền sử bệnh tật và gia đình. Bên cạnh đó, một số cận lâm sàng cũng được chỉ định giúp chẩn đoán và phân giai đoạn ung thư:

Theo Hiệp hội y khoa Bác sĩ chuyên khoa tiêu hoá của Mỹ, khuyến cáo rằng xét nghiệm này nên được tiến hành hằng năm. Xét nghiệm này có thể phát hiện một lượng máu nhỏ ẩn trong phân mà mắt thường không quan sát được, giúp xác định có tổn thương đường tiêu hoá tiềm ẩn.

Nội soi đại tràng thường được chỉ định khi các cận lâm sàng ít xâm lấn hơn có kết quả nghi ngờ, hoặc trong tầm soát bệnh. Thủ thuật này cho phép bác sĩ quan sát toàn bộ niêm mạc của đại trực tràng, phát hiện được hầu hết các tổn thương như polyp, ung thư sớm, viêm, loét... Bên cạnh đó, nội soi có thể loại bỏ polyp và gửi tổn thương làm giải phẫu bệnh.

Quy trình chụp X-quang này sử dụng chất cản quang gọi là barit để cung cấp hình ảnh đại tràng rõ ràng hơn và đánh giá mức độ xâm lấn của khối u vào lòng đại tràng.

Ngoài ra, nếu kết quả giải phẫu bệnh chẩn đoán xác định bệnh ung thư đại tràng, bác sĩ có thể chỉ định Xquang phổi, chụp CT ổ bụng... để đánh giá giai đoạn của ung thư.

6. Tầm soát u đại tràng góc gan

Các triệu chứng có thể không xuất hiện cho đến khi ung thư xâm lấn và di căn. Do đó, Hiệp hội bác sĩ Chuyên khoa tiêu hoá Mỹ khuyến cáo nên sàng lọc cho người từ 50 trở lên và sớm hơn với người có mức độ nguy cơ cao.

Đối với người từ 50 tuổi trở lên, tầm soát bao gồm xét nghiệm máu ẩn trong phân 2 năm 1 lần, nội soi đại tràng 10 năm 1 lần.

Kế hoạch tầm soát ung thư đại tràng sẽ phụ thuộc vào mức độ nguy cơ của từng người. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có kế hoạch sàng lọc phù hợp.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Link nội dung: https://cmp.edu.vn/dai-trang-goc-gan-a47790.html