Bất ngờ với 8 tác dụng của củ từ đối với sức khỏe mẹ bầu

Đã có nhiều nghiên cứu chứng minh tác dụng của củ từ đối với sức khỏe bà bầu. Tuy nhiên, bà bầu ăn khoai từ cũng chỉ nên ăn vừa phải để tránh gặp phải tác dụng phụ.

Củ từ, hay còn gọi là khoai từ hoặc củ từ lông, là một món ăn vặt khá dân dã, quen thuộc ở nông thôn Việt Nam. Ở nước ta, củ từ có 3 loại, loại có gai (phân bổ ở Phú Quốc), loại không gai (phân bố rộng rãi) và loại củ từ nước (phân bố ở các tỉnh miền Đông Nam bộ). Bạn thích ăn củ từ nhưng đang băn khoăn không biết bà bầu ăn khoai từ được không? Những chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp phần nào những băn khoăn trên.

Bà bầu ăn khoai từ được không?

Theo Đông y, củ từ có tính bình, có tác dụng chống mệt mỏi, giải độc cơ thể và chữa được nhiều bệnh. Không những vậy, trong củ từ còn có hàm lượng dinh dưỡng cao, có thể mang đến nhiều lợi ích sức khỏe như:

Bà bầu ăn củ từ được không? Câu trả là “Có”, thậm chí ăn với một lượng vừa phải, củ từ còn có thể mang đến vô vàn lợi ích sức khỏe cho mẹ và bé:

Có thể bạn quan tâm: Bà bầu ăn khoai lang như thế nào để tốt cho cả mẹ và bé?

Tác dụng của củ từ đối với sức khỏe bà bầu

tác dụng của củ từ

Bà bầu ăn củ từ được không? Nếu thích, bạn vẫn có thể tiếp tục ăn món ăn này trong thai kỳ. Dưới đây là một tác dụng của củ từ đối với sức khỏe bà bầu:

1. Ăn củ từ có tác dụng trị ốm nghén

Ốm nghén là một trong những triệu chứng thai kỳ thường gặp nhất. Khoai từ rất giàu vitamin B6, một chất có tác dụng giúp giảm buồn nôn và nôn. Do đó, bà bầu ăn khoai từ có thể giảm bớt các triệu chứng ốm nghén.

2. Tác dụng của củ từ đối với việc điều hòa huyết áp

Củ từ rất giàu kali, một khoáng chất có tác dụng kiểm soát huyết áp. Nếu huyết áp thai kỳ cao, bạn rất dễ gặp phải các biến chứng nguy hiểm.

3. Khoai từ rất giàu chất chống oxy hóa

Ngoài kali và vitamin B6, củ từ còn chứa rất nhiều chất chống oxy hóa như beta-carotene và vitamin C, giúp bảo vệ bạn khỏi các bệnh thông thường như cảm, cúm, ngăn ngừa stress oxy hóa và ung thư.

4. Tác dụng của củ từ đối với tiêu hóa

Mang thai là thời điểm mà nội tiết tố trong cơ thể có nhiều biến động, dễ gây ra các vấn đề về tiêu hóa. Củ từ chứa nhiều tinh bột dễ tiêu hóa và chất xơ, giúp cải thiện các rắc rối thường gặp trong thai kỳ như táo bón, đầy hơi, khó tiêu…

5. Tác dụng của củ từ: Ngăn ngừa thiếu máu

Thiếu máu là một vấn đề bà bầu hay gặp phải trong thai kỳ. Ăn củ từ thường xuyên có thể giúp bà bầu tránh được tình trạng này do loại củ này chứa rất nhiều khoáng chất như kẽm, đồng và sắt.

6. Củ từ rất giàu axit folic

Axit folic là dưỡng chất có tác dụng giúp bảo vệ bé cưng khỏi nguy cơ mắc phải các dị tật bẩm sinh như nứt đốt sống, dị tật ống thần kinh… Trong củ từ có chứa rất nhiều axit folic, do đó nó có thể đem đến cho bạn và bé những lợi ích nhất định đối với sức khỏe.

7. Giàu vitamin A

Trong củ từ có một lượng lớn vitamin A giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cả bé lẫn bạn. Vì vậy, việc thêm củ từ vào chế độ ăn sẽ giúp bạn vượt qua 9 tháng mang thai dễ dàng và có một bé cưng khỏe mạnh.

8. Ngăn ngừa sinh non

Thiếu sắt là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến sinh non. Củ từ rất giàu chất sắt, do đó, bà bầu ăn khoai từ có thể giảm nguy cơ sinh non và tình trạng bé nhẹ cân khi chào đời.

9. Tác dụng của củ từ đối với xương

Củ từ rất giàu canxi, do đó bà bầu ăn khoai từ từ sẽ giúp “củng cố” sức mạnh cho xương. Không những vậy, bé cưng trong bụng cũng sẽ có đủ “vật liệu” để xây dựng hệ thống xương và răng chắc khỏe.

Ăn củ từ quá nhiều: Cẩn thận với tác dụng phụ

Tuy tác dụng của củ từ đối với sức khỏe bà bầu rất lớn nhưng nếu ăn quá nhiều, bạn sẽ có nguy cơ gặp phải một số tác dụng phụ:

Các món canh ngon từ củ từ dành cho bà bầu

tác dụng của củ từ

1. Canh khoai từ nấu tép bạc

Nguyên liệu:

Cách thực hiện:

2. Canh củ từ nấu sườn

Với những tác dụng của củ từ đối với sức khỏe bà bầu, ngoài món canh khoai từ nấu tép bạc, bạn còn có thể nấu món canh củ từ nấu sườn. Để nấu món canh này, bạn cần chuẩn bị:

Cách thực hiện:

3. Canh khoai từ nấu thịt bò bằm

Nguyên liệu:

Cách chế biến:

Cũng giống như các loại rau ăn củ khác, củ từ có thể đem đến những lợi ích sức khỏe nhất định. Bạn có thể thêm củ từ vào chế độ ăn nhưng đừng quên một số lưu ý trên nhé.

[embed-health-tool-due-date]

Link nội dung: https://cmp.edu.vn/ba-bau-an-cu-tu-duoc-khong-a52088.html