Các chi tiết có trong mở đầu của câu chuyện
Khi đó chưa có sự tồn tại của loài người, của vạn vật, chưa có định nghĩa về vũ trụ.
Trời đất lúc bấy giờ chưa phân biệt rõ ràng, chỉ là một đám hỗn độn u tối và lạnh lẽo.
Vóc dáng của thần Trụ trời được hình dung rất to lớn và khổng lồ
Hành động của thần Trụ trời: thần đội trời lên trên cao và bắt đầu đào đất. Sau đó ông dùng đá đắp thành một cái cột rất cao và to để đủ sức chống được trời lên.
Những vị thần được liệt kê trong bài vè bao gồm: thần đếm cát, thần tát biển, thần làm sao, thần trụ trời, thần xây núi, thần trồng cây, thần đào sông.
>> Xem thêm: Soạn văn 10 chương trình mới
Trong truyện, thần sét đảm nhận công việc thi hành pháp luật ở dưới trần gian.
Thần sét được miêu tả là một vị thần có tính khí nóng nảy. Nhiều khi vị thần này còn giết nhầm những người vô tội hay là những con vật vô tội.
Thần gió được miêu tả với một ngoại hình khá kỳ cục bởi bị thần này không có đầu.
Thần gió đảm nhận công việc chính là theo lệnh của Ngọc Hoàng để tạo ra những cơn gió nhỏ hoặc những trận bão lớn. Vị thần này sẽ phối hợp với cả thần sét và thần mưa.
Việc tạo ra nhân vật đứa con của thần Gió nhằm mục đích lý giải cho hiện tượng tự nhiên khi cây ngải gió cuốn bông cuốn lá lại là dấu hiệu nhận biết trời sắp nổi giông gió mưa bão.
Xác định các chi tiết thời gian, không gian, nhân vật và sự kiện chính trong từng truyện kể
- Thời gian: Các vị thần xuất hiện từ khi vũ trụ còn chưa tồn tại, chưa có sự xuất hiện của sự sống của cả con người và các loài động thực vật khác.
- Không gian: Trời và đất khi đó chưa được tách biệt rõ ràng, chỉ là đám hỗn độn lạnh lẽo.
- Nhân vật:
+ Thần trụ trời: Là ông thần khai sinh ra trời đất với ngoại hình to lớn khổng lồ.
+ Thần sét: Thường được nhắc đến với cái tên Thiên lôi hay ông sấm.
+ Thần gió: Vị thần này có ngoại hình khá đáng sợ khi thần gió không có đầu.
Hãy chỉ ra một số đặc điểm giúp người đọc có thể nhận biết ba truyện kể trên thuộc nhóm thần thoại suy nguyên.
Thần thoại suy nguyên là loại truyện thần thoại nhằm mục đích kể về sự ra đời của vũ trụ và muôn loài. Truyện thần thoại này có nhân vật chính là các vị thần như thần Trụ trời, thần gió, thần sét,...Đây đều là những vị thần có nhiệm vụ tạo ra thế giới.
Nội dung chính của truyện thần thoại suy nguyên là lý giải sự hình thành của thế giới, của hành động dựng cột chống trời của Thần Trụ trời.
Sổ tay Ngữ Văn tổng hợp các tips học văn hiệu quả giá chỉ bằng một cốc trà sữa. Nhanh tay đặt hàng thôi bạn ơi!!!
Trong cái nhìn của con người thời cổ đại, thần Trụ Trời, thần Gió và thần Sét có hình dạng và “tính khí” như thế nào? Sự tưởng tượng về các vị thần ấy được hình thành dựa trên những cơ sở nào?
Trong cái nhìn của con người thời cổ đại, các vị thần đều có ngoại hình to lớn khổng lồ và có những vị thần sở hữu ngoại hình kỳ cục khác người như là hình dáng không đầu của thần gió. Những vị thần này mang trong mình những sức mạnh siêu nhiên, có thể hô mưa gọi gió điều khiển tự nhiên theo ý mình.
Các vị thần như là một biểu tượng, một cách giải thích cho các hiện tượng xảy ra trong tự nhiên hàng ngày. Chính việc dựa vào đặc điểm của các hiện tượng tự nhiên đó mà các vị thần được hiện lên với tính khí khác nhau và những hành động khác nhau phù hợp với tự nhiên.
Công việc chính của 3 vị thần: thần Trụ Trời, thần Sét và thần Gió là gì? Công việc đó đã được miêu tả thế nào, nhằm mục đích gì?
- Thần Trụ Trời:
Công việc: Chống trời lên cao
Miêu tả công việc: “một hôm bỗng đứng dậy dùng đầu đội trời lên rồi đào đất, lấy đá đắp thành một cái cột vừa to vừa cao để có thể chống trời”. “Thần cứ một mình cầy cục đắp, cột đá càng cao chót vót càng đẩy trời lên mãi”.
Mục đích: Tách trời và đất thành hai phần riêng biệt
- Thần sét:
Công việc: Thi hành luật pháp ở dưới trần gian
Miêu tả công việc: Thần sét luôn mang bên mình một lưỡi búa làm bằng đá. Bất cứ khi có con người hay bất cứ sinh vật nào làm việc xấu, trái với ý trời thì thần Sét sẽ đích thân xuống trần gian để dùng lưỡi búa bổ xuống đầu sinh vật đó.
Mục đích: Thi hành mệnh lệnh của Ngọc Hoàng để trừng trị những kẻ xấu, duy trì trật tự xã hội dưới trần gian.
- Thần gió:
Công việc: Theo mệnh lệnh của Ngọc Hoàng để tạo gió
Miêu tả công việc: Thần gió có một vũ khí bảo bối là một cái quạt lớn. Theo mỗi mệnh lệnh của Ngọc Hoàng mà vị thần nào sẽ dùng quạt để tạo ra các trận gió to nhỏ tùy ý. Có những lúc thần gió sẽ phối hợp cùng với thần sét và thần mưa để tạo mưa cho nhân gian.
Mục đích: Tạo gió bão cho nhân gian.
Đăng ký ngay để được các thầy cô ôn tập kiến thức và xây dựng lộ trình ôn thi THPT Quốc gia sớm và phù hợp nhất với bản thân
Hình tượng của các vị thần Trụ Trời, thần Sét và thần Gió đã phản ánh những quan niệm, nhận thức gì của người cổ đại về thế giới tự nhiên? Những khát vọng nào đã được họ gửi gắm vào các hình tượng đó?
Hình tượng của các vị thần Trụ trời, thần Sét và thần Gió đã phần nào phản ánh được quan niệm và nhận thức của người cổ đại về thế giới tự nhiên. Khi đó khoa học chưa phát triển, hầu như con người từ khi sinh ra họ đã tự nhận thức răng những hiện tượng tự nhiên như mưa nắng đều do các vị thần hay một một thế lực siêu nhiên nào đó chi phối và điều khiển.
Với những hình tượng to lớn vĩ đại với sức mạnh khổng lồ đó phần nào thể hiện được khát vọng chinh phục thiên nhiên của con người khi đó.
Chỉ ra những đặc điểm đặc trưng trong cách xây dựng nhân vật trong các câu chuyện. Từ đó nhận xét về thái độ, tình cảm của người nguyên thủy đối với thế giới tự nhiên
- Đặc điểm đặc trưng trong các xây dựng nhân vật trong các câu chuyện:
Những nhân vật được xây dựng trong câu chuyện đều là những vị thần có sức mạnh siêu nhiên và ngoại hình đặc biệt.
Các vị thần đó đảm nhận nhiệm vụ tạo ra các hiện tượng tự nhiên, lý giải các hiện tượng trong cuộc sống.
Thái độ, tình cảm của người nguyên thủy đối với thế giới tự nhiên chính là sự ngưỡng mộ, tôn kính và một niềm tin bất diệt với các vị thần.
Trong những điều làm nên vẻ đẹp “một đi không trở lại” của thể loại thần thoại, có niềm tin thiêng liêng về một thế giới mà ở đó mọi vật đều có linh hồn. Theo em, niềm tin ấy có còn sức hấp dẫn đối với con người hiện đại không? Giải thích
Theo em, trong bất cứ thời kỳ nào dù là cổ đại hay hiện đại thì thế giới tâm linh luôn không thể thiếu. Các cụ vẫn nói “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành” nên dù có những hiện tượng tự nhiên đã được khoa học lý giải thì con người vẫn hay tìm đến các vị thần khi gặp khó khăn. Đó như một điểm tựa tinh thần với con người.
Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích một chi tiết kì ảo trong một truyện thần thoại đã học hoặc tự đọc thêm.
Một trong những câu truyện thần thoại nổi tiếng mà hầu như ai cũng biết đến chính là thần thoại Nữ Oa vá trời. Câu chuyện kể về sự kiện các vị thần xung đột đánh nhau dẫn đến vòm trời bị rách thủng nhiều lỗ lớn khiến cho vạn vật lầm than. Nữ Oa là vị thần tạo ra muôn loài đã sử dụng sức mình ngày đêm vá trời. Bà đã chọn những viên đá ngũ sắc để chất thành những ngọn núi vá hết những lỗ thủng. Và khi bầu trời vá xong cũng là lúc Nữ Oa kiệt sức và người đã mất đi. Vị nữ thần đã hòa cùng thiên nhiên, mãi mãi bảo vệ sự sống cho muôn loài.
Bài viết phía trên Vuihoc đã gửi đến các bạn Soạn bài Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới sách kết nối tri thức. Đây là tác phẩm thần thoại nói về các vị thần, các ngưỡng tin của thế giới loài người. Vuihoc sẽ cập nhập rất nhiều tác phẩm khác nhau, các bạn hay cùng theo dõi nhé!
Link nội dung: https://cmp.edu.vn/soan-bai-truyen-ve-cac-vi-than-sang-tao-the-gioi-a52335.html