Các loại vắc xin Covid-19 Việt Nam nhập từ đâu?

Đại dịch Covid-19 đang xuất hiện lan rộng trên hơn 210 quốc gia, vùng lãnh thổ và trong đó có nước Việt Nam. Vắc xin vẫn luôn là thứ vũ khí tối cao của toàn nhân loại đang trông chờ để nhanh chóng đẩy lùi dịch bệnh nguy hiểm này càng nhanh càng tốt. Cho đến nay thì nước ta cũng đã nhập nhiều loại vắc xin từ những nguồn uy tín khác nhau để tiêm phòng cho người dân. Vậy hiện nay vắc xin Covid-19 Việt Nam nhập từ đâu? Hãy cùng AiHealth đi tìm hiểu câu trả lời thông qua bài viết dưới đây nhé!

Vắc xin Covid-19 Việt Nam nhập từ đâu?

Sau khoảng gần 2 năm kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát tại Vũ Hán, Trung Quốc và lan rộng ra nhiều quốc gia trên thế giới, đến nay vẫn chưa có dấu hiệu giảm thì vắc xin chính là một thứ vũ khí được mọi người mong chờ nhiều nhất. Đến nay đã có khoảng 93 loại vắc xin được nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng thành công trên cơ thể người. Trong đó có khoảng 30 loại đạt thử nghiệm cuối cùng và ít nhất khoảng 77 loại tiền lâm sàng vẫn đang được thử nghiệm tích cực ở trên cơ thể động vật.

Vắc xin Covid-19 phòng ngừa bệnh hiệu quả

Theo thống kê tính đến đầu tháng 6/2021 thì trên toàn thế giới đã có hơn 2.19 tỷ liều vắc xin được tiêm phòng, tương đương với 28 liều cho mỗi 100 người. Tại Việt Nam vẫn đang có tỷ lệ tiêm chủng khá thấp, với khoảng 1.340.098 liều, chiếm 1.3% tỷ lệ tiêm chủng tính đến ngày 09/06/2021. Trong thời gian tới đây thì nước ta vẫn tiếp tục nghiên cứu vắc xin và nhập khẩu một số loại. Vậy vắc xin Covid-19 Việt Nam nhập từ đâu? Cụ thể:

Các loại vắc xin hiện có tại Việt Nam

Vắc xin AstraZeneca (AZD 1222)

Đây là loại vắc xin được đồng phát triển bởi Đại học Oxford và AstraZeneca - một hãng dược nổi tiếng. Có hiệu lực bảo vệ mọi người trước tác nhân gây ra bệnh Covid-19 lên đến hơn 89% thông qua kết quả nghiên cứu lâm sàng. Đáng nói đây còn là một con số vượt kỳ vọng của WHO khi tổ chức này công bố chỉ cần đạt trên 50% là có thể sản xuất rộng rãi phục vụ cho nhu cầu bệnh nhân.

Theo đó loại vắc xin này được chỉ định là sử dụng để tiêm phòng cho các đối tượng đã đủ 18 tuổi với số lượng 2 mũi. Mũi tiêm lần đầu tiên và mũi thứ 2 cách mũi thứ nhất khoảng 4 - 12 tuần. Khi tiêm gần như không ghi nhận bất cứ phản ứng phụ nào nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe cả.

Vắc xin AstraZeneca (AZD 1222)

Vắc xin AstraZeneca (AZD 1222)

Vắc xin Pfizer - BioNTech (BNT 162B2)

Vắc xin Pfizer - BioNTech được bán với nhãn hiệu có tên là Comirnaty, chính là một loại vắc xin giúp ngăn ngừa dịch bệnh Covid-19 được phát triển bởi công ty Đức BioNTech, sau đó công ty này hợp tác với hãng dược phẩm Fosun Trung Quốc và công ty Pfizer Mỹ hỗ trợ thử nghiệm lâm sàng và sản xuất.

Trong loại vắc xin này có chứa một loại mRNA biến đổi Nucleotit mã hóa 1 thể biến đổi gen dàng protein gai virus SARS - CoV - 2 còn bên ngoài sẽ là lớp hạt nano lipid. Mỗi cá nhân chỉ cần tiêm đúng và đủ 2 mũi, mỗi mũi cách nhau khoảng 3 tuần là được. Đáng chú ý thì vắc xin Pfizer - BioNTech còn vinh dự được WHO đưa vào danh sách các thuốc sử dụng trong mục đích khẩn cấp và còn được đánh giá là an toàn, hiệu quả thông qua dữ liệu thử nghiệm lâm sàng với quy mô hơn. Hiệu quả ngăn ngừa lên đến hơn 90% trong khoảng 7 ngày tính từ lúc tiêm mũi thứ 2. Hiện nay loại vắc xin này vẫn chưa được sử dụng tại nước ta, tuy nhiên nó sẽ về đến Việt Nam vào tháng 7 tới đây để tiêm đồng loạt cho mọi người. Nên việc tìm hiểu thông tin chi tiết là điều cần thiết.

Vắc xin Pfizer - BioNTech (BNT 162B2)

Vắc xin Sputnik V của Nga

Vắc xin Sputnik V có nguồn gốc từ Nga, sản xuất trên nền tảng vector adenovirus đăng ký đầu tiên trên thế giới do trung tâm nghiên cứu dịch tế, vi sinh quốc gia Gamaleya cùng Bộ quốc phòng phát triển. Được đặt tên giống vệ tinh nhân tạo của nước này chế tạo và lần đầu tiên phóng lên vũ trụ.

Loại vắc xin này bản chất là 2 loại vắc xin khác nhau, tiêm cách nhau 3 tuần. Liều thứ nhất dùng vector chính là virus rAd26 và liều thứ 2 chính là vector rAd5. Thêm vào đó thì các nhà khoa học cũng cho rằng khi tiêm đến mũi vắc xin thứ 2 thì sẽ giúp cho hệ miễn dịch mỗi người được củng cố cũng như nhận diện dễ dàng hơn trong việc phòng chống virus SARS-CoV-2. Hiệu quả bảo vệ lên đến 91.6%, giảm tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ bị biến chứng.

Vắc xin Sputnik V của Nga

Vắc xin Sputnik V của Nga

Do dù bạn được tiêm vắc xin nào đi chăng nữa thì cũng cần theo dõi sức khỏe của mình một cách cẩn thận để tránh những biến chứng nguy hiểm. Đăng ký khám bệnh online từ xa với bác sĩ hoặc khám bệnh tại nhà trên nền tảng AiHealth sẽ giúp bạn yên tâm hơn nhiều đấy. Chỉ với một vài thao tác đơn giản nhưng cực kỳ tiện lợi và an toàn.

Trên đây là một số thông tin chia sẻ về vắc xin Covid-19 Việt Nam nhập từ đâu mà chúng tôi muốn gửi đến cho bạn đọc tham khảo. Hy vọng bài viết đã mang đến những kiến thức hữu ích, đáp ứng thắc mắc đang tìm kiếm để từ đó hiểu rõ hơn về những loại vắc xin này. Theo dõi ngay AiHealth để đón đọc nhiều kiến thức hơn nữa nhé.

Lưu ý : Hiện tại Vắc xin Covid-19 chưa được tiêm rộng rãi , mọi người chờ đợi khi nào có tin chính thức Aihealth công bố chính xác nha

Link nội dung: https://cmp.edu.vn/cac-loai-tiem-vaccine-covid-a57815.html