Mua Bán Gà Chọi Khỏe Đẹp, Gà Đá Cựa Chắc, Gà Nòi Giá Rẻ

Gà chọi đẹp - Gà nòi đá - Thú chơi từ xa xưa

Thú chơi gà chọi (gà đá, gà nòi) từ lâu đã trở thành nếp vui quen thuộc của những người dân Việt, khắp từ Bắc tới Nam đều có những dòng gà chọi nổi tiếng dũng mãnh với lối đá hay. Hãy cùng điểm danh lại những dòng gà nổi tiếng và cách chăm sóc chúng.

Các giống gà chọi đá hay: gà chọi vảy rồng, gà đá cựa sắt, gà đá cựa dao,...

1. Nguồn gốc của gà Chọi

Gà chọi có ở khắp các miền trên đất nước Việt Nam, thường gọi là gà chọi, gà nòi hay gà đá, mặc dù dùng ba danh từ khác nhau để diễn tả, nhưng các tay chơi gà tại các miền khác nhau ở nước ta đều hiểu rõ các danh từ địa phương, và có vẻ chấp nhận các danh xưng về gà nòi này một cách hài hòa nhất.

Gà chọi có hai loại chính đó là gà đá và gà đòn, trong đó gà đòn thường được nuôi ở khu vực phía Bắc, miền Trung chúng có trọng lượng chừng 2.8kg 4.0kg sử dụng để đánh gà đối phương tới khi thắng, gà đòn cũng được chia ra hai loại rõ rệt là gà Mã lại và gà Mã chỉ.

Nguồn gốc gà chọi

Nguồn gốc gà mã lại bắt nguồn từ miền Bắc Việt Nam người dân miền Bắc đã đá gà Mã lại từ thời Pháp thuộc.

Trong miền Nam, là nơi sinh sản ra các giống gà cựa hay, các tay nuôi gà nòi thường chuyên biệt về một loại gà đòn hay gà cựa chứ không chuyên cả hai loại. Tuy nhiên, các tay chơi gà cựa hay gà đòn cũng sử dụng từ gà nòi để nói đến loại gà mình nuôi, mặc dù có sự khác biệt rất rõ ràng giữa hai loại gà này.

2. Phân loại gà chọi (gà đá, gà nòi)

2.1. Gà Đòn

Gà Đòn còn được gọi là gà nòi được ví như loại gà không cựa bởi cựa gà nòi có gốc to mọc khá lâu và không dài, cựa mới mọc chỉ nhú lên như hạt bắp. Do chủ yếu sử dụng quản và bàn chân để tấn công vào đối phương nên cựa gà đòn thường bị cưa bớt hoặc mài nhẵn, một số người chơi gà đòn thường bấm cựa khi mới nhú để cựa bị trầy đầu, không nhú ra được nữa nên thường được gọi là gà không mọc cựa.

2.2. Gà Cựa

Gà Cựa chủ yếu thấy ở khu vực phía Nam, gà được đá có cựa nguyên hoặc cũng có thể là cựa bằng kim loại gắn vào chân khi cho đá với gà đối phương, trận đấu của một chú gà cựa thường diễn ra nhanh hơn của gà đòn. Loại gà này có trọng lượng nhỏ hơn, thường là dưới 3kg.

3. Bốn giống gà chọi (gà đá, gà nòi) được nhiều người săn lùng

3.1. Gà chọi Bình Định

Được mệnh danh là hung kê xưng bá, dòng gà đòn Bình Định là giống gà cổ xưa gắn liền với miền đất võ Bình Định, việc địa phương này là cái nôi của môn Hùng Kê Quyền đã thể hiện được sự bá đạo của dòng gà này và sức ảnh hưởng của chúng đối với người dân nơi đây.

Đặc điểm nổi bật của dòng gà chọi Bình Định đó là chúng cao lớn, cơ bắp phát triển, thể chất tốt, khá dễ nuôi, với khối lượng cơ thể của loại gà này rơi vào trong khoảng 3-5 kg. Dòng gà này có đa dạng về màu sắc lông như ô, tía, xám, ó, nhạn, ngũ sắc,

Khi thi đấu, gà chọi Bình Định được coi là rất bền bỉ, chịu đòn tốt, chúng có thể tung đòn đá rất cao nhờ vào bộ lông phát triển. Triệt hạ đối thủ bằng chân là khả năng đặc biệt ở gà đòn Bình Định, chúng vì sở hữu thế đòn cũng như sức ra đòn khố ai địch lại nên gà chọi Bình Định luôn được coi là một trong những giống gà đáng gờm với bất cứ đối thủ nào.

3.2. Gà chọi Chợ Lách

Gà chọi Chợ Lách được mệnh danh là nức tiếng Nam Kỳ, còn có tên gọi khác đó là gà Bến Tre, không phải là một dòng gà thuần chủng, chúng được lai tạo từ giống gà Mã Lai và dòng gà ta của Cái Mơn. Ngoại hình đẹp, bộ lông đẹp, mượt, chân vuông vức, ngực nở tướng tá hùng dũng là những đặc điểm nổi bật nhất của dòng gà này, trong những trận chiến thì đây là dòng gà có sức chiến rất dai, kỹ thuật tốt và được coi là hùng kê, kỳ kê.

3.3. Gà chọi Mỹ

Là giống gà chọi có nguồn gốc từ Hoa Kỳ, chúng là hậu duệ của giống gà chọi Anh cổ xưa, ngày nay tại Mỹ được sử dụng để trưng bày, làm cảnh. Nhưng tại Việt Nam thì chúng được nuôi khá phổ biến cũng như được coi là hợp pháp.

Căn cứ vào nguồn gốc ra đời, có 3 dòng gà chọi Mỹ được nhắc tới đó là:

3.4. Gà chọi Asil

Gà chọi Asil là giống gà có nguồn gốc từ vùng đất Ấn Độ, chúng được sử dụng làm gà chọi. Một số nơi, chúng cũng được ưa chuộng để nuôi gà kiểng. Gà Asil phải có vai rộng và cánh khép sát chân, góc lưng của giống gà này khoảng 45 độ, thân rất cơ bắp nhưng gọn gàng.

Asil là một giống gà phức tạp, thường được chia làm ba loại chính đó là:

Bên cạnh dòng chính còn có rất nhiều biến thể, một số thể hiện những đặc điểm thể hình riêng biệt, để các nhà lai tạo Asil ở khắp nơi trên thế giới có thể nhận biết. Ở Argentina có loại gà Asil, những cá thể Asil Argentino này được xuất khẩu sang những quốc gia châu Mỹ khác.

Gà chọi Asil

Asil đá loại cựa sắt gọi là puone, dạng cựa hình nón thấp, gà đá thể loại này khá gan lì, dai sức và mạnh khỏe, điều này tùy thuộc vào loại gà Asil.

4. Kỹ thuật chăm sóc để gà Chọi (gà đá, gà nòi) đá sung mãn

Top những loại thức ăn tốt nhất cho cho gà Chọi giống đá hăng

4.1. Tinh bột

Thóc, lúa là hai loại thức ăn chính cần cho gà ăn mỗi ngày để giúp gà lớn nhanh, săn chắc cơ, dẻo dai và chịu đòn giỏi. Nhưng lúa và thóc thường rất cứng không có lợi cho khả năng tiêu hóa của gà cho nên khi gà chọi ăn cũng theo theo một quy tắc đặc biệt.

Thóc và lúa chọn giống lúa ngon, hạt tròn, chắc hạt. Đem đãi hết hạt sâu bệnh, hạt lép rồi ngâm khoảng 30 phút.

Nếu kỹ thì sau khi vớt ra cần đem phơi cho khô rồi mới cho gà ăn không thì vớt ra để ráo cho ăn ngay cũng được.

Không nên dùng cách ngâm thóc mầm cho gà ăn, vì khi thóc bắt đầu nảy mầm nhỏ, loại này chứa nhiều độc tố gây hại cho gà, nên các sư kê giàu kinh nghiệm luôn đưa ra những lời khuyên cho gà ăn thóc ngâm được phơi khô. Để tránh việc trong trường hợp gà ăn không tiêu sẽ tạo điều kiện cho thóc nảy mầm trong bầu diều.

4.2. Chất xơ

Rau xanh là thành phần không thể thiếu trong danh sách thức ăn cho gà chọi, những loại rau cần vitamin K chất có khả năng giải độc tự nhiên rất cần cho gà đá. Ngoài ra, rau xanh còn chứa hàm lượng lớn các khoáng chất và các nguyên tố vi lượng có trong rau xanh còn giúp cho gà giảm thân nhiệt nhanh chóng trong những ngày nắng nóng.

4.3. Đạm

Mồi là nhóm thức ăn không bao giờ thiếu đối với gà nuôi để đi chiến đấu, mồi không chỉ cung cấp protein, chất đạm có lợi cho gà giúp cơ bắp săn chắc mà còn giúp lực đá của gà mạnh hơn, độ hưng phấn, hiếu chiến của gà cũng tăng hơn nhiều lần so với ăn thóc, lúa, rau xanh thông thường.

Những loại thức ăn đạm bao gồm:

4.4. Lưu ý về chuồng trại

Bạn cần chọn chồng trại ở những nơi cao ráo, thoáng mát. Chăn nuôi gà chọi cũng gần giống với gà thả vườn, chính vì thế khi xây chuồng nên chọn hướng chuồng theo hướng Đông hoặc Đông Nam, mục tiêu là để tránh nắng sáng và để tránh nắng chiều.

Chuồng nuôi gà chọi

Nếu người nuôi đang có ý định nuôi gà chọi lấy thịt, nuôi tập trung thì cũng cần lưu ý về mật độ nuôi.

Bạn cũng cần thiết kế máng ăn, máng uống trong chuồng sao cho phù hợp, đồng thời vệ sinh chuồng trại định kỳ để đảm bảo mầm bệnh không có khả năng phát triển.

5. Bật mí cách huấn luyện gà chọi (gà đá, gà nòi) đá hay, giai sức

5.1. Nhồi gà

Là phương pháp rất hiệu quả, nâng cao khả năng chịu đựng cao của gà.

Tay phải đặt lườn trước, tay trái đặt lườn sau, nâng gà lên khoảng 30cm rồi thả cho gà rơi tự do. 3 ngày đầu tập khoảng 20 lần/ngày, 3 ngày tiếp theo nâng lên thành 25 lần/ngày. Cứ như vậy tăng dần theo thời gian cho đến khi nào gà được 200 lần/ngày.

Lưu ý tung cao hơi ngửa ra để gà dễ tung cánh, đồng thời gà sẽ theo phản xạ tự nhiên tung cánh và tìm chỗ tiếp đất, nơi tiếp đất cần êm và sạch sẽ như cát, xốp,không tung thấp quá sẽ bị hư ngón chân của gà. Tập luyện phương pháp này sẽ tăng độ bền của gà lên rất nhiều.

Vì số lượng bài tập trên, gà đã giãn gân cốt và mỏi gối, nếu ép sẽ bị hư gà, sau khi nhồi vào nghệ thuốc và phơi nắng cho gà nghỉ ngơi.

5.2. Chạy lồng

Khi gà chọi của bạn đã cắt tai tích và tỉa lồng sẽ cho vô chạy lồng, bằng cách bắt 1 con gà khác bỏ vào lồng cho đi lại và vỗ cánh, gáy,

Lồng được đặt trên đất mềm hoặc có miếng lót và khoảng cách các lỗ lồng phải nhỏ để đầu gà không lọt ra ngoài, lấy 1 cái lồng khác lớn hơn để bên ngoài, sau đó thả gà chọi chạy ngoài lồng để hai con có thể nhìn thấy nhau. Khi đó, chúng sẽ trở nên tức tối và tìm đường vào, đường ra.

Phương pháp này chạy được thực hiện như sau:

Chọn một con gà phụ có thể lực tốt và chiến kê mà bạn cần tập luyện, sử dụng hai cái bội có kích cỡ khác nhau, bội to hơn bội nhỏ 1 cấp, hoặc bạn cũng có thể sử dụng máy chạy bội/máy tập lực cho gà.

5.3. Vần hơi

Thích hợp cho huấn luyện gà đá cựa sắt, nên tập buổi trưa 11h, 12h không khí nóng ẩm, gà sẽ sung hơn, thời gian tập 5-7 phút, mỗi lần tập 3 hiệp và cách 2 ngày mới tập 1 lần.

Cách thực hiện: Cần có một chú gà phụ làm đối tác cho gà cần tập luyện, dùng dụng cụ chức năng để bịt mỏ, cựa, móng cả 2 con, dùng dây cột giày cột 2 chân gà lại với nhau gối, độ dài dây bằng đúng khoảng cách 2 chân gà lúc đứng thẳng. Cho xổ trên sân đất cát hoặc nền lót đệm em bé để tránh những tổn thương không đáng có.

Vần hơi gà đá

Việc này có tác dụng cực tốt trong việc tăng khả năng hô hấp cho gà, bên cạnh đó, gà không nhảy được chân đá, không cắn mổ được, sẽ chuyển sang so đẩy, né tránh, tăng khả năng phán đoán và xử lý tình huống trong những trường hợp bất lợi.

6. Các bệnh gà chọi (gà đá, gà nòi) thường gặp và cách phòng tránh

6.1. Bệnh Newcastle

Bệnh Newcastle có triệu chứng theo 3 thể:

Thể quá cấp tính: Diễn biến sẽ rất nhanh, chết trong 25 - 48 giờ. Gà sẽ có biểu hiện không quá rõ rệt như bỏ ăn, ủ rũ, xù lông, gục đầu, sốt hay khó thở,

Thể cấp tính: Gà bị ủ rũ, ít ăn sau bỏ ăn, thích uống nước, lông xù, xã cánh đứng ỳ hoặc nằm một chỗ, da toàn thân tím tái, xuất huyết hay thủy thũng mồng và yếm gà, có nhiều dịch nhờn chảy ra từ mũi và mỏ. Có biểu hiện khó thở, thở khò khè, diều của gà phình to, đi ỉa phân lẫn máu màu trắng xám mùi tanh.

Thể mãn tính: Thường xảy ra sau đợt dịch, đầu gà nghẹo sang một bên, liệt chân, đầu mỏ gục xuống, mất thăng bằng, có khi quay vòng tròn, gà bị rối loạn hô hấp, thần kinh, kiệt sức rồi chết.

Điều trị: Không có thuốc điều trị cho bệnh này, vì thế bạn nên tuân thủ nghiêm ngặt lịch tiêm phòng vacxin của cán bộ thú y. Khi xuất hiện gà bị bệnh cần cách ly ngay những con bị bệnh, bổ sung điện giải, vitamin C cho gà, sát trùng chuồng trại.

6.2. Bệnh Gumboro

Khi mắc bệnh Gumboro gà sẽ mổ vào hậu môn của nhau, lông xù, mắt gà lờ đờ, dáng đi run rẩy, giảm ăn, sụt ký, phân tiêu chảy màu trắng loãng, sau chuyển sang màu nâu, dính đầy xung quanh hậu môn.

Điều trị: Đây là bệnh gây suy giảm miễn dịch ở gà nên khi bị bệnh tuyệt đối không sử dụng thuốc kháng sinh cho gà, tuân thủ tiêm phòng Gumboro của cán bộ thú y. Đồng thời điều trị theo triệu chứng cho gà, nếu có bệnh kế phát thì chỉ được dùng 1 lượng kháng sinh bằng liều điều trị.

6.3. Bệnh đậu gà

Đây là bệnh truyền nhiễm do virus gây nên xảy ra ở các thể:

Thể quá cấp: Đây là thể xảy ra ở những vùng chưa có dịch đậu bao giờ, gà tự nhiên thở khó, mỏ há, thở khò khè từng cơn, mào tím ngắt, vài giờ sẽ chết.

Thể mãn tính: Mụn đầu, màng giả yết hầu, viêm màng mũi có thể xuất hiện từng triệu chứng một hoặc cả ba.

Thể mạn tính: Gà bị sổ mũi dai dẳng hoặc có ít màng giả, cơ thể gầy, suy yếu dần rồi chết.

Cách điều trị: Cậy vẩy mụn đầu, rửa sạch bằng nước muối loãng, bôi dung dịch 1% xanhmetylen hoặc Lugol 1% lên mụn đậu, sau ít ngày mụn đậu sẽ khô dần và tự bong. Làm sạch các mụn đậu rồi bôi các chất sát trùng nhẹ như Glycerin 10%, CuSO4 5%, bổ sung thêm Vitamin đặc biệt là Vitamin A.

6.4. Bệnh tụ huyết trùng gà

Thể quá cấp: Khiến gà bị chết đột ngột, có trường hợp đang ăn cũng sẽ lăn đùng ra chết, da tím bầm, mũi miệng chảy nước nhờn và có lẫn máu, tích sưng căng phồng.

Thể cấp tính: Gà sốt cao 42-43 độ C, ủ rũ, bỏ ăn, xù lông, đi lại chậm chạp, từ mũi miệng chảy ra một chất nước nhớt có bọt lẫn máu màu đỏ sẫm, đi ỉa phân lỏng như màu socola, biểu hiện khó thở, mào yếm tím bầm do tụ máu, cuối cùng là chết do ngạt thở.

Thể mãn tính: Yếm gà sưng thủy thũng và đau, viêm hoại tử rồi hình thành cục cứng.

6.5. Bệnh Marek

Thể cấp tính: Triệu chứng của bệnh Marek chủ yếu trên gà 4-8 tuần tuổi, có thể sớm hơn, không có triệu chứng điển hình ngoài hiện tượng chết đột ngột:

Thể mãn tính: Xảy ra ở gà 4-8 tháng tuổi

Điều trị: Đây là bệnh do virus gây ra, do đó không có thuốc đặc trị, vì thế cần phát hiện sớm gà bệnh

6.6. Bệnh hô hấp mãn tính CRD

Triệu chứng xuất hiện của gà chọi con đó là khi mới nhiễm bệnh gà thường biểu hiện dịch chảy ra ở mũi, mắt, lúc đầu dịch trong và sau đó đặc và nhầy trắng. Ho, thở khó, khò khè về sáng và ban đêm, ăn ít, chậm lớn. Nếu ghép với E.coli thì gà sẽ bị sốt cao, rất khó thở, tỷ lệ chết lên tới 30%.

Bệnh hô hấp ở gà đá

Đối với gà lớn: Tăng trọng chậm, kém ăn, thở khò khè, hắt hơi, một số con chảy nước mũi.

Đối với gà đẻ: Những ngày đầu giảm ăn, mất cân, giảm đẻ trứng.

Điều trị: Bạn hãy tách riêng gà bị bệnh, tiến hành khử trùng chuồng trại sạch sẽ, tăng cường sức đề kháng cho toàn đàn bằng vitamin C, các thuốc bổ trợ.

7. Phòng tránh các bệnh cho gà chọi (gà đá, gà nòi) bằng các phương pháp đơn giản

7.1. Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ

7.2. Đừng quên lịch phòng vắc xin và thuốc cho gà đá

Do đặc thù là nuôi với số lượng ít, không tập trung nên việc phòng bệnh bằng vắc xin cho gà sẽ khó vì có nhiều loại vắc xin không có quy cách nhỏ, tuy trong điều kiện có thể cho phép nhất là những cơ sở cung cấp giống gà đá có quy mô lớn, chuyên nghiệp thì cũng cần phải chủng những loại vắc xin trên trước khi cung cấp cho người nuôi gà.

8. Giá tham khảo gà chọi 2024

Gà chọi (hay gà đá, gà nòi) là giống gà hiếu chiến, có sức khỏe tốt, thường được người dân nuôi để chọi trong các dịp lễ hội.

Ngoài việc được dùng để chọi, gà chọi còn là nguồn cung cấp thịt. Gà săn chắc, ngọt thịt. Giá thịt dao động trên thị trường từ 180.000 - 240.000 đồng/kg.

Tùy thuộc vào giống, độ thuần chủng mà gà nòi con có các mức giá khác nhau, dao động từ 8.500 - 500.000 đồng/con. Như gà nòi tơ đen có giá trung bình khoảng 12.000 đồng/con còn gà chọi giống Bến Tre lai Peru có giá từ 500.000 đồng/con.

Giá gà chọi theo đặc điểm

Giá gà chọi trống

Giá gà chọi mái

Ghi chú

Gà nòi tơ đen

Từ 1.500.000

Từ 1.500.000

Giá thay đổi nếu nguồn gốc của gà chọi là khác nhau

Gà chọi đá

Từ 1.000.000

Từ 1.000.000

Gà nòi lai Mỹ

Từ 1.600.000

Từ 1.600.000

Gà nòi ô vảy rồng

Từ 800.000

Từ 800.000

Gà khét

Từ 750.000

Từ 750.000

Gà chuối

Từ 500.000

Từ 500.000

Gà Bến Tre lai Peru (con giống)

Từ 500.000

Từ 500.000

Giá chọi có các mức giá khác nhau, đối với gà chọi chiến có giá dao đồng từ 500.000/ con, còn gà chọi thịt có giá từ 120.000 đồng/kg. Bên cạnh đó gà nòi nhập khẩu có giá cao, như gà chọi Thái Lan có giá từ 200 triệu đồng/con.

9. Bật mí nơi mua gà chọi (gà đá, gà nòi) đá hăng, giá rẻ

Bạn đang muốn mua gà Chọi giá rẻ, nhưng không biết mua ở đâu để được nhiều sự chọn lựa cho mình, hãy truy cập ngay vào Chợ Tốt để được lựa chọn cho mình những chú gà chọi tốt nhất. Tại đây, có rất nhiều người bán đăng tin bán gà với nhiều chủng loại, mức giá, nhiệm vụ của bạn là lựa chọn sao cho có được những chú gà phù hợp với bạn.

Mua gà chọi đá hay ở Chợ Tốt

Hơn nữa, tất cả những tin đăng ở Chợ Tốt đều được phê duyệt kỹ trước khi hiển thị tin bán nên người mua hãy an tâm khi lựa chọn tại Chợ Tốt.

10. Cách chọn lọc gà chọi (gà đá, gà nòi) để đá hay, lỳ đòn

10.1. Cách xem đầu cổ gà chọi

Hình dáng đầu là tiêu chí cần quan tâm đầu tiên, hình dáng đầu nên chọn các chú gà có hình tam giác với phần đầu to và khung xương lớn. Dân gian thường có câu đầu công mình cốc cánh vỏ trai, chân dài khoảng ngắn chẳng sợ ai đó là chỉ cách xem gà cơ bản. Phần đầu của gà nên chọn như vậy, tức là giống với đầu con công hoặc con diều hâu.

10.2. Cách xem lông gà chọi

Phần lông ngoài yếu tố về vẻ đẹp thì chúng cũng giúp một phần quan trọng trong cuộc chiến của gà, nhất là lông đuôi và lông cánh, lông cánh cần đảm bảo dày và đủ số lượng cần thiết đây là bộ phận giúp cánh gà bay lên và tung cú đá vào đối thủ, nên càn có lông cánh dày, hình vỏ mảnh vỏ con trai sẽ tạo nên lực đẩy tốt.

10.3. Cách xem dáng gà chọi

Dáng gà chọi cần cân đối với đầu cổ và chân. Như vậy từng bước di chuyển, bay nhảy cần thật sự hợp lý. Ngoài ra, những con gà có tướng siêu vẹo thường có sự phát triển không đồng đều về thể chất.

10.4. Cách xem chân gà chọi

Chân nên chọn chân dài, tạo được lực văng và lực đẩy tốt, cho ra những cú đá chất lượng hạ gục đối thủ, tuy nhiên đi song song với chân dài là các khoản ngắn để đảm bảo tính mượn lực tốt, linh hoạt.

11. Những lợi ích khi mua Gà Chọi (gà đá, gà nòi) đẹp, đá hay trên Chợ Tốt

Nếu bạn có nhu cầu bán gà chọi, hãy truy cập vào Chợ Tốt Thú Cưng, mục Mua Bán Gà để đăng ký tài khoản và đăng tin rao bán, để tin bán cho bạn nhanh được duyệt hãy chụp hình chú gà của mình, sau đó điền đầy đủ các thông tin để khách có thể dễ dàng liên lạc với bạn.

Chúc bạn có được chú gà chọi đẹp cho mình tại Chợ Tốt!

Link nội dung: https://cmp.edu.vn/ga-da-dep-nhat-a59560.html