A. Phương pháp giải
Cho đường thẳng d: ax + by + c= 0. Khi đó, một vecto pháp tuyến của đường thẳng d là n→( a;b).
Một điểm M(x0; y0) thuộc đường thẳng d nếu: ax0 + by0 + c = 0.
B. Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Vectơ pháp tuyến của đường thẳng 2x- 3y+ 7= 0 là :
A. n4→ = (2; -3) B. n2→ = (2; 3) C. n3→ = (3; 2) D. n1→ = (-3; 2)
Lời giải
Cho đường thẳng d: ax + by + c= 0. Khi đó; đường thẳng d nhận vecto ( a; b) làm VTPT.
⇒ đường thẳng d nhận vecto n→( 2;-3) là VTPT.
Chọn A.
Ví dụ 2. Vectơ nào dưới đây là một vectơ pháp tuyến của đường thẳng song song với trục Ox?
A. n→( 1; 1) B. n→( 0; -1) C. n→(1; 0) D. n→( -1; 1)
Lời giải
Đường thẳng song song với Ox có phương trình là : y + m= 0 ( với m ≠ 0) .
Đường thẳng này nhận vecto n→( 0; 1) làm VTPT.
Suy ra vecto n'→( 0; -1 ) cũng là VTPT của đường thẳng( hai vecto n→ và n'→ là cùng phương) .
Chọn B.
Ví dụ 3: Vectơ nào dưới đây là một vectơ pháp tuyến của đường thẳng song song với trục Oy?
A. n→( 1; 1) B. n→( 0; -1) C. n→(2; 0) D. n→( -1; 1)
Lời giải
Đường thẳng song song với Oy có phương trình là : x + m= 0 ( với m ≠ 0) .
Đường thẳng này nhận vecto n→(1;0) làm VTPT.
Suy ra vecto n'→( 2; 0 ) cũng là VTPT của đường thẳng( hai vecto n→ và n'→ là cùng phương) .
Chọn D.
Ví dụ 4. Cho đường thẳng ∆: x- 3y- 2= 0. Vectơ nào sau đây không phải là vectơ pháp tuyến của ∆?
A. n1→ = (1; -3) . B. n2→ = (-2; 6) . C. n3→ = ( ; -1). D. n4→ = (3; 1).
Lời giải
Một đường thẳng có vô số VTPT và các vecto đó cùng phương với nhau.
Nếu vecto n→ ≠ 0→ là một VTPT của đường thẳng ∆ thì k.n→ cũng là VTPT của đường thẳng ∆.
∆ : x - 3y - 2 = 0 → nd→ = (1; -3) →
=> Vecto ( 3; 1) không là VTPT của đường thẳng ∆.
Chọn D
Ví dụ 5. Vectơ nào dưới đây là một vectơ pháp tuyến của đường phân giác góc phần tư thứ hai?
A. n→( 1; 1) B. n→(0; 1) C. n→(1;0) D. n→( 1; -1)
Lời giải
Đường phân giác của góc phần tư (II) có phương trình là x + y= 0. Đường thẳng này có VTPT là n→( 1; 1)
Chọn A.
Ví dụ 6. Một đường thẳng có bao nhiêu vectơ pháp tuyến?
A. 1. B. 2. C. 4. D. Vô số.
Lời giải
Một đường thẳng có vô số vecto pháp tuyến. Các vecto đó cùng phương với nhau.
Chọn D.
Ví dụ 7. Vectơ nào dưới đây là một vectơ pháp tuyến của d: 2x- 19y+ 2098= 0?
A. n1→ = (2;0). B. n1→ = (2;2098) C. n1→ = (2; -19) D. n1→ = (-19;2098)
Lời giải
Đường thẳng ax+ by+ c= 0 có VTPT là n→( a; b) .
Do đó; đường thẳng d có VTPT n→( 2; -19).
Chọn C.
Ví dụ 8: Cho đường thẳng d: x- 2y + 3 = 0. Hỏi đường thẳng d đi qua điểm nào trong các điểm sau?
A. A(3; 0) B. B(1;2) C. C(1;2) D. D(2;-1)
Lời giải
Ta xét các phương án :
+ Thay tọa độ điểm A ta có: 3 - 2.0 + 3 = 0 vô lí
⇒ Điểm A không thuộc đường thẳng d.
+ thay tọa độ điểm B ta có: 1 - 2.2 + 3 = 0
⇒ Điểm B thuộc đường thẳng d.
+ Tương tự ta có điểm C và D không thuộc đường thẳng d.
Chọn B.
Ví dụ 9: Cho đường thẳng d: 2x - 3y + 6 = 0. Điểm nào không thuộc đường thẳng d?
A. A(- 3;0) B. B(0;2) C. (3;4) D. D(1;2)Lời giải
+ Thay tọa độ điểm A ta được: 2.(-3) - 3.0 + 6 = 0
⇒ Điểm A thuộc đường thẳng d.
+ Thay tọa độ điểm B ta được: 2.0 - 3.2 + 6 = 0
⇒ Điểm B thuộc đường thẳng d.
+ Thay tọa độ điểm C ta có: 2.3 - 3.4 + 6 = 0
⇒ Điểm C thuộc đường thẳng d.
+ Thay tọa độ điểm D ta được : 2.1 - 3.2 + 6 = 2 ≠ 0
⇒ Điểm D không thuộc đường thẳng d.
Chọn D
C. Bài tập vận dụng
Câu 1: Cho đường thẳng d: 2x + 3y - 8 = 0. Trong các vecto sau; vecto nào không là VTPT của đường thẳng d?
A. n1→( 4; 6) B. n2→(-2;-3) C. n3→( 4; -6) D. n4→(-6;-9)
Câu 2: Cho đường thẳng d: = 1. Tìm vecto pháp tuyến của đường thẳng d?
A. n→( 2;3) B. n→( 3;2) C. n→( 2; -3) D. n→( -2;3)
Câu 3: Vectơ nào dưới đây là một vectơ pháp tuyến của d: x - 4y + 2018 = 0
A. n1→ = (1; 4). B. n1→ = (4;1) C. n1→ = (2;8) D. n1→ = (-2;8)
Câu 4: Cho đường thẳng d: 3x + 5y + 2018 = 0. Tìm mệnh đề sai trong các mệnh đề sau:
A. d có vectơ pháp tuyến n→ = (3; 5)
B. d có vectơ chỉ phương u→ = (5; -3)
C. d có hệ số góc k =
D. d song song với đường thẳng ∆ : 3x + 5y + 9080 = 0.
Câu 5: Đường thẳng d: 12x - 7y + 5 = 0 không đi qua điểm nào sau đây?
A. M(1; 1) B. N( -1; -1) C. P(- ; 0) D. Q(1; ) .
Câu 6: Cho tam giác ABC vuông tại A có A( 1; 2) ; B( 2;4). Tìm một VTPT của đường thẳng AC?
A. n→( 1; -2) B. n→( 2; 4) C. n→(-2; 1) D. n→(2; 1)
Câu 7: Cho tam giác ABC cân tại A. Biết A( 1; -4) và M( -2; 3) là trung điểm của BC. Tìm một VTPT của đường thẳng BC?
A. n→( 1; -4) B. n→( 3;5) C. n→(3;-7) D. n→(5;-3)
Câu 8: Cho đường thẳng d: 2x - 5y - 10 = 0. Trong các điểm sau; điểm nào không thuộc đường thẳng d?
A. A(5; 0) B. B(0; -2) C. C(-5; -4) D. D(-2; 3)
Link nội dung: https://cmp.edu.vn/cach-tim-vecto-phap-tuyen-a59745.html