Cảm biến nhiệt độ nước làm mát: Tổng quan, cấu tạo và nguyên lý

Cảm biến nhiệt độ nước làm mát hay còn gọi là ECT - viết tắt của Engine Coolant Temperature, là một trong những cảm biến rất quan trọng giúp bảo vệ động cơ, nâng cao hiệu quả làm việc của động cơ cũng như giúp cho động cơ hoạt động ổn định. Hôm nay, để tiếp tục với chuỗi các bài viết về tìm hiểu các loại cảm biến trên động cơ ô tô, hãy cùng trung tâm huấn luyện kỹ thuật ô tô Việt Nam VATC đến với Cảm biến nhiệt độ nước làm mát. Mời các bạn đón đọc!

Chức năng và nhiệm vụ của cảm biến nhiệt độ nước làm mát

Cảm biến nhiệt độ nước làm mát Engine Coolant Temperature (ECT) sử dụng để đo nhiệt độ nước làm mát của động cơ và gửi tín hiệu về ECU để ECU thực hiện những hiệu chỉnh sau:

Ở một số xe, ngoài cảm biến nhiệt độ nước làm mát chính gắn trên thân động cơ, còn có 1 cảm biến nhiệt độ nước làm mát gắn ở trên két nước làm mát hoặc đầu ra của van hằng nhiệt, mục đích giám sát sự làm việc của van hằng nhiệt (van hằng nhiệt được điều khiển điện).

Xem thêm: Khóa sửa chữa ô tô toàn diện

Cấu tạo và nguyên lý của cảm biến nhiệt độ nước làm mát

Cấu tạo của cảm biến ECT có dạng trụ rỗng với ren ngoài, bên trong có lắp một nhiệt điện trở có hệ số nhiệt điện trở âm.( điện trở tăng lên khi nhiệt độ thấp và ngược lại).

Nguyên lí hoạt động của cảm biến nhiệt độ nước làm mát

Cảm biến nhiệt độ nước làm mát nằm trong khoang nước của động cơ, tiếp xúc trực tiếp với nước của động cơ. Vì có hệ số nhiệt điện trở âm nên khi nhiệt độ nước làm mát thấp điện trở cảm biến sẽ cao và ngược lại khi nhiệt độ nước làm mát tăng lên điện trở của cảm biến sẽ giảm xuống. Sự thay đổi điện trở của cảm biến sẽ làm thay đổi điện áp đặt ở chân cảm biến.

Điện áp 5V qua điện trở chuẩn (điện trở này có giá trị không đổi theo nhiệt độ) đến cảm biến rồi trở về ECU về mass. Như vậy điện trở chuẩn và nhiệt điện trở trong cảm biến tạo thành một cầu phân áp. Điện áp điểm giữa cầu được đưa đến bộ chuyển đổi tín hiệu tương tự - số (bộ chuyển đổi ADC - Analog to Digital converter).

Xem thêm: Khóa chẩn đoán ô tô đời mới

Khi nhiệt độ động cơ thấp, giá trị điện trở cảm biến cao và điện áp gửi đến bộ biến đổi ADC lớn. Tín hiệu điện áp được chuyển đổi thành một dãy xung vuông và được giải mã nhờ bộ vi xử lý để thông báo cho ECU động cơ biết động cơ đang lạnh. Khi động cơ nóng, giá trị điện trở cảm biến giảm kéo theo điện áp đặt giảm, báo cho ECU động cơ biết là động cơ đang nóng.

Thông số kĩ thuật của cảm biến nhiệt độ nước làm mát

- Ở nhiệt độ 30 độ C: Rcb = 2-3 kgΩ

- Ở nhiệt độ 100 độ C: Rcb = 200-300Ω

Sơ đồ mạch điện của cảm biến nhiệt độ nước làm mát

Cảm biến nhiệt độ nước làm mát thường có 2 dây, Một số xe có bố trí một điện trở nhiệt để báo nhiệt độ nước làm mát lên đồng hồ taplo chung với cảm biến nhiệt độ nước làm mát nên ta thấy có những loại 3 dây hoặc 4 dây. https://www.high-endrolex.com/21

Kiểm tra và đo kiểm với cảm biến nhiệt độ nước làm mát

Kiểm tra điện trở của cảm biến phải thay đổi theo nhiệt độ theo bảng thông số của nhà sản xuất. có thể sử dụng 1 cốc nước nóng, lạnh hoặc lấy bật lửa hơ đầu cảm biến và kiểm tra điện trở thay đổi theo.

Các hư hỏng thường gặp trên cảm biến nhiệt độ nước làm mát

Kinh nghiệm thực tế khi sửa chữa cảm biến nhiệt độ nước làm mát

Vị trí của cảm biến nhiệt độ nước làm mát

Trường dạy nghề sửa chữa điện ô tô - trung tâm huấn luyện kỹ thuật ô tô Việt Nam VATC chúc các bạn có những kiến thức thực sự bổ ích tại đây và hơn nữa sẽ có lộ trình học tập và nâng cao thật tốt hơn nữa các kiến thức của mình. Nếu còn thắc mắc vui lòng liên hệ theo thông tin dưới đây để được tư vấn chi tiết nhất nhé!

VATC - Học Để Làm Được

Trung Tâm Huấn Luyện Kỹ Thuật Ô Tô Việt Nam - VATC

Link nội dung: https://cmp.edu.vn/cam-bien-ect-a60883.html