Tía tô xanh và tía tô đỏ loại nào tốt hơn?

Tía tô xanh và tía tô đỏ loại nào tốt hơn?

Báo Sức khoẻ & Đời sống dẫn lời Lương y Trần Đăng Tài - Phó Chủ tịch Hội Đông y thị xã Thái Hoà - Nghệ An cho biết, trong dân gian người ta phân biệt tía tô có hai loại: loại lá màu đỏ (Perilla ocymoides var.) và loại lá tía tô có màu xanh (purpurascens).

Tía tô là loại cây thân thảo sống hàng năm thuộc họ Lamiaceae, giống như hầu hết các loại cây thuộc họ Lamiaceae. Nó có tinh dầu thơm dễ bay hơi, thường được dùng để chiết xuất hương liệu, làm thuốc hoặc làm gia vị trong nấu ăn. Trong số đó, các loại tía tô phổ biến có thể được chia thành hai loại tía tô đỏ (Perilla ocymoides var.) và tía tô xanh (purpurascens). Hai loại tía tô có màu sắc khác nhau và công dụng cũng khác nhau.

Tía tô đỏ

Tía tô đỏ hương vị đậm đà hơn nên ít người ăn sống trực tiếp mà hầu hết được người ra chế biến thành món ăn. Ngoài ra còn được dùng làm thành vị thuốc. Còn tía tô xanh được người ta ăn sống như một loại rau gia vị.

Tía tô đỏ giàu anthocyanin, hai mặt lá của nó đều có màu đỏ tím, mép lá hình cưa. Loại này mùi thơm đậm đà đặc trưng. Trong y học cổ truyền dùng loại tía tô đỏ này để làm thuốc và là thuốc nhuộm thực phẩm tự nhiên. Ngoài ra, ở Nhật Bản còn dùng tía tô đỏ để làm nước giải khát có vị chua chua, ngọt ngọt vô cùng lạ miệng.

Tía tô xanh và tía tô đỏ loại nào tốt hơn?

Tía tô xanh và tía tô đỏ loại nào tốt hơn?

Tía tô xanh

Tía tô xanh mùi thơm tươi mát, rất thích hợp để ăn sống. Tía tô xanh thường thấy trong ẩm thực Nhật Bản và Hàn Quốc, như trong các món ăn sashimi của Nhật Bản, tía tô xanh là loại rau gia vị không thể thiếu, giúp làm giảm bớt mùi tanh của hải sản tươi sống của các món ăn truyền thống của người Nhật.

Ở Hàn Quốc, người dân có phong tục dùng tía tô xanh để bọc thịt nướng, hoặc ngâm tía tô với nước sốt cay, hành băm, gừng, tỏi, mè trắng, nước tương, đường và các gia vị khác để làm món ăn kèm.

Dựa vào màu sắc, mùi thơm và công dụng của tía tô đỏ và tía tô xanh, các chuyên gia cho rằng công dụng của tía tô đỏ tốt hơn. Tuy nhiên, mỗi một loại sẽ có tác dụng tốt nhất với tùy vào mục đích sử dụng cho từng cá thể.

Cách nấu nước lá tía tô uống đẹp da

Bài viết trên website Bệnh viện Đa khoa Medlatec có sự tham vấn y khoa của BS. Nguyễn Thị Nhưng cho biết, dưới đây là những cách nấu nước lá tía tô uống đẹp da rất dễ làm và mang lại hiệu quả tích cực mà bạn có thể tham khảo:

Cách nấu nước lá tía tô

Cần chuẩn bị khoảng 200g tía tô. Lưu ý lá phải tươi và còn nguyên cành, lá.

Cách thực hiện đơn giản như sau:

+ Đầu tiên, bạn hãy nhặt sạch lá tía tô, loại bỏ hết những chiếc lá bị vàng, héo nhưng nhớ để lại cả cọng lá. Sau khi lá đã ráo nước thì cắt khúc nhỏ.

+ Cho lá tía tô vào nồi nước 2,5 lít và đun sôi. Khi nước sôi thì vặn nhỏ lửa và tiếp tục đun trong khoảng 2 đến 3 phút rồi tắt bếp.

+ Lọc lấy nước uống. Sau khi nước nguội có thể để trong ngăn mát tủ lạnh và dùng dần.

Cách nấu nước lá tía tô với đường phèn

Nếu bạn cảm thấy nước lá tía tô khó uống thì có thể áp dụng cách nấu nước lá tía tô uống đẹp da dưới đây:

- Nguyên liệu cần chuẩn bị: 200g lá tía tô tươi và nguyên cành lá, một chút đường phèn (tùy theo sở thích ăn ngọt), 2,5 lít nước sạch, một quả chanh.

- Cách nấu như sau:

+ Đầu tiên bạn cũng loại bỏ những lá héo, vàng và rửa sạch, rồi để lá ráo nước.

+ Cho lá vào nồi nước và đun sôi. Khi nước đã sôi, bạn để lửa nhỏ và đun thêm khoảng 2 đến 3 phút. Đây là cách giúp nước đậm màu hơn.

+ Vớt lá tía tô ra khỏi nồi nước, rồi cho đường phèn vào, tiếp tục đun trong vòng 5 phút. Khi nước đã nguội thì cho thêm nước chanh.

+ Để nguội và dùng dần.

- Cách nấu nước lá tía tô uống đẹp da này đều rất dễ thực hiện. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng và hiệu quả sử dụng, bạn cần lưu ý những điều sau:

+ Chỉ nên uống trong khoảng 24 giờ. Nếu để lâu, nước sẽ không có mùi vị thơm ngon và chất lượng cũng sẽ không được đảm bảo.

+ Khi đun nước, bạn không nên để nước sôi quá lâu để tránh làm lượng tinh dầu trong lá bốc hơi.

+ Không nên uống quá nhiều để phòng ngừa nguy cơ bị chướng bụng, khó tiêu. Tốt nhất, bạn chỉ nên uống với lượng vừa phải.

Link nội dung: https://cmp.edu.vn/bao-thuoc-va-suc-khoe-a61620.html