“Tất tần tật” các thông tin về cúng Rằm tháng 7 | Cổng TTĐT tỉnh Hà Tĩnh

Cúng Rằm tháng 7 năm nay ngày nào tốt nhất

Tháng 7 âm lịch năm 2024 kéo dài từ ngày 4/8 (mùng 1) đến hết ngày 2/9 (30/7 âm lịch). Rằm tháng 7 là một trong những dịp quan trọng, còn được biết đến với tên gọi là lễ Vu Lan hay lễ Xá tội vong nhân.

Theo chuyên gia phong thủy, năm nay, ngày chính Rằm (tức 18/8 dương lịch) được coi là ngày đẹp nhất. Ngày này có những khoảng thời gian gia chủ có thể chọn để dâng lễ: 7h - 9h, 9h - 11h và 13h - 15h.

Bên cạnh lễ cúng gia tiên, nhiều gia đình còn bày mâm lễ cúng chúng sinh. Lễ cúng thường được thực hiện trong tháng 7, chuyên gia cho rằng khung giờ đẹp là 17h - 19h và nên hoàn thành lễ cúng trước 12h ngày 15/7 âm lịch. Ảnh minh họa

Bên cạnh lễ cúng gia tiên, nhiều gia đình còn bày mâm lễ cúng chúng sinh. Lễ cúng thường được thực hiện trong tháng 7, chuyên gia cho rằng khung giờ đẹp là 17h - 19h và nên hoàn thành lễ cúng trước 12h ngày 15/7 âm lịch. Ảnh minh họa

Một số ngày khác cũng được cho là đẹp, các gia đình chọn cho phù hợp với mình: Ngày 11/7 âm lịch (tức 14/8 dương lịch), với các khung giờ: 7h - 9h, 9h - 11h và 15h - 17h;

Ngày 12/7 âm lịch (tức 15/8 dương lịch), với các khung giờ: 7h - 9h và 13h - 15h;

Ngày 13/7 âm lịch (tức 16/8 dương lịch), với các khung giờ 5h - 7h và chiều từ 15h -17h, 17h - 19h. Đây là ngày Nhâm Tý, những tuổi Mão, Ngọ, Dậu và tuổi có năm sinh âm lịch tận cùng là số 6 như 1946, 1956, 1966, 1976, 1986, 1996, 2006, 2016 không thích hợp để cúng bái.

Tương tự, ngày 14/7 âm lịch (tức 17/8 dương lịch) sẽ ưu tiên các khung giờ: 5h - 7h, 9h - 11h và 15h-17h.

“Tất tần tật” các thông tin về cúng Rằm tháng 7 | Cổng TTĐT tỉnh Hà TĩnhBên cạnh lễ cúng gia tiên, nhiều gia đình còn bày mâm lễ cúng chúng sinh. Lễ cúng thường được thực hiện trong tháng 7, chuyên gia cho rằng khung giờ đẹp là 17h - 19h và nên hoàn thành lễ cúng trước 12h ngày 15/7 âm lịch.

Mâm cúng Rằm tháng 7 đơn giản, đầy đủ cần những gì?

Theo quan niệm dân gian, ngày Rằm tháng 7 các gia đình cần chuẩn bị lễ cúng Rằm tháng 7 bao gồm: Lễ cúng Phật, lễ cúng gia tiên, lễ cúng cô hồn.

Mâm cúng Rằm tháng 7 để cúng Phật

Theo quan niệm của Phật giáo Rằm tháng 7 là ngày lễ Vu Lan, là dịp để báo hiếu, để con cháu nhớ tới công ơn của ông bà, cha mẹ. Vì thế, những gia đình theo đạo Phật sẽ không thể bỏ qua nghi lễ cúng Phật.

Lễ Vu Lan xuất phát từ điển tích tôn giả Mục Kiền Liên cứu độ mẫu thân, ngài khuyến khích các gia đình thực hành nghi lễ này hàng năm.

Mâm cơm chay hoặc một mâm ngũ quả được chuẩn bị đơn giản để cúng Phật, nên cúng vào ban ngày. Các món ăn chay trong mâm lễ cúng Phật thường có: giò, chả chay, nem chay hoặc nem nấm, canh nấm hoặc rau củ quả, đậu hũ...

Nếu dùng hoa tươi, các gia đình nên chọn hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa ngâu… tránh dùng các loại hoa tạp, hoa dại.

Mâm cúng gia tiên Rằm tháng 7

“Tất tần tật” các thông tin về cúng Rằm tháng 7 | Cổng TTĐT tỉnh Hà TĩnhĐối với mâm cúng Rằm tháng 7 để cúng gia tiên thường sắp xếp "trên chay dưới mặn" tức là trên hoa quả, dưới là cỗ mâm mặn. Ảnh minh họa

Đối với mâm cúng Rằm tháng 7 để cúng gia tiên thường sắp xếp "trên chay dưới mặn" tức là trên hoa quả, dưới là cỗ mâm mặn. Các món ăn nấu tùy theo điều kiện gia đình, các món ăn cần đa dạng, tươi sạch để thể hiện lòng thành kính, biết ơn tổ tiên.

Mâm cúng mặn thường gồm các món như xôi, gà luộc, canh, cơm, cá kho, món xào, món nộm... Kèm theo là trái cây, hoa cúng, nước, rượu, nhang, nến, vàng mã và cả những vật dụng dành cho người cõi âm làm bằng giấy tượng trưng như quần áo, giày dép,...

Khi bày mâm cúng, nếu người cúng là trưởng tộc thường cúng xôi gà và 9 bát xếp chồng lên nhau, 9 đôi đũa. Nếu không có gà thì một miếng thịt hoặc một khoanh giò.

Mâm cúng cô hồn tháng 7 đơn giản

Mâm cúng cô hồn tháng 7, hay còn gọi là cúng chúng sinh thường có gạo muối, cháo trắng nấu loãng, hoa quả, đường thẻ, quần áo chúng sinh, bỏng ngô, bánh kẹo, tiền vàng, nước, ba ly cốc nhỏ, ba cây nhang, hai ngọn nến nhỏ. Lễ cúng chúng sinh không nên làm lễ mặn vì theo quan niệm có thể khơi dậy tham, sân, si.

Lưu ý, món cháo loãng không thể thiếu trong lễ cúng cô hồn. Dân gian tin rằng món này dành cho những linh hồn bị đày đọa phải mang một thực quản nhỏ hẹp không thể nuốt được thức ăn thông thường.

Bày lễ và cúng ngoài trời hoặc trước cửa chính ngôi nhà. Gia chủ có thể đọc các bài văn cúng hoặc khấn nôm theo tâm nguyện.

Kết thúc lễ cô hồn, gạo, muối được vãi ra sân, đường, sau đó là đốt vàng mã. Tuy nhiên, việc cúng vàng mã cũng nên hạn chế. Nhiều năm trở lại đây, Giáo hội Phật giáo Việt Nam khuyến cáo không nên sử dụng vàng mã, tránh lãng phí.

Đồng thời, Giáo hội cũng cấm đốt vàng mã trong các cơ sở thờ tự. Phật giáo Việt Nam có tính nhập thế khi được du nhập vào Việt Nam, vì thế các chùa thường tổ chức lễ cúng chúng sinh.

Một số lưu ý khi thực hiện nghi thức cúng Rằm tháng 7

- Thực hiện lễ cúng Phật, thần linh và gia tiên trước, lễ cúng chúng sinh cô hồn thì làm cuối cùng.

- Lễ cúng cô hồn không được thực hiện ở trong nhà mà làm ở ngoài sân, ngõ, trước cửa nhà.

- Mâm cúng Phật được đặt ở vị trí cao rồi mới đến mâm cúng thần linh và cuối cùng là gia tiên.

- Vào ngày Rằm tháng 7 thì có rất nhiều vong hồn vất vưởng nên lễ vật cúng như quần áo vàng mã dành cho gia tiên nên ghi rõ người nhận.

Theo ĐS&PL

Link: https://doisongphapluat.com.vn/tat-tan-tat-cac-thong-tin-ve-cung-ram-thang-7-a638321.html

Link nội dung: https://cmp.edu.vn/cung-ram-thang-7-nhu-the-nao-a61677.html