Bà bầu bị chóng mặt khi mang thai: Nguyên nhân và cách khắc phục

Chóng mặt khi mang thai có thể làm bà bầu lo lắng, bất an, ảnh hưởng sức khỏe. Vậy nguyên nhân khiến bà bầu bị chóng mặt khi mang thai là gì? Làm sao để khắc phục?

chóng mặt khi mang thai

Bài viết được tư vấn bởi Trung tâm Thông tin Y khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM.

Khi mang thai, cơ thể phụ nữ trải qua nhiều thay đổi lớn để hỗ trợ cho sự phát triển của thai nhi. Điều này dẫn đến một số biểu hiện khác lạ có thể khiến thai phụ lo lắng. Một trong những triệu chứng mà nhiều bà bầu đã gặp phải là tình trạng bị chóng mặt khi mang thai. Vậy mẹ bầu bị chóng mặt làm sao cải thiện tình trạng này?

Nguyên nhân chóng mặt khi mang thai

Bà bầu bị chóng mặt hay cảm giác chóng mặt khi mang thai có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau và đôi khi có thể do nhiều yếu tố tác động cùng lúc. Trong đó, một số nguyên nhân phổ biến gây ra hiện tượng chóng mặt khi mang thai bao gồm: (1)

bà bầu bị chóng mặt
Thiếu máu thiếu sắt có thể dẫn đến hiện tượng chóng mặt khi mang thai

Bà bầu bị chóng mặt thường xuất hiện ở giai đoạn nào của thai kỳ?

Chóng mặt khi mang thai thường xuất hiện ở giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất và thứ hai của thai kỳ.

Vào giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ, cảm giác chóng mặt khi mang thai có thể thuyên giảm. Tuy nhiên, mẹ bầu vẫn có thể bị chóng mặt nếu không bổ sung đủ lượng sắt cần thiết, thường xuyên thay đổi tư thế đột ngột, căng thẳng quá mức…

Chóng mặt khi mang thai có nguy hiểm không?

Mẹ bầu chóng mặt khi mang thai không phải lúc nào cũng nguy hiểm. Tuy nhiên, chóng mặt khi mang thai có thể là dấu hiệu cảnh báo cho nhiều vấn đề sức khỏe trong thai kỳ.

Ngoài ra, mẹ bầu chóng mặt cũng làm tăng nguy cơ té ngã, dẫn đến các vấn đề như bong nhau thai, gãy xương, tổn thương sọ thai nhi, sảy thai… Do đó, phụ nữ không nên chủ quan trước tình trạng bị chóng mặt khi mang thai. (2)

bầu bị chóng mặt
Không nên chủ quan với tình trạng chóng mặt khi mang thai

Bà bầu bị chóng mặt khi nào cần đến bệnh viện khám?

Hiện tượng chóng mặt khi mang thai không phải lúc nào cũng cần đến bệnh viện. Tuy nhiên, có một số trường hợp mẹ bầu nên sớm thăm khám để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Dưới đây là một số tình huống cần đến bệnh viện kiểm tra càng sớm càng tốt:

Mặc dù không phải lúc nào các triệu chứng trên cũng xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý nguy hiểm đối với mẹ và bé, nhưng tốt hơn hết, phụ nữ mang thai nên đến bệnh viện thăm khám sớm để được chẩn đoán chính xác, tránh các tình huống đáng tiếc có thể xảy ra.

bà bầu bị chóng mặt khi mang thai
Bà bầu nên đến bệnh viện thăm khám nếu thường xuyên bị chóng mặt khi mang thai

Xử lý tình trạng chóng mặt cho bà bầu ra sao?

Mẹ bầu chóng mặt nên làm gì? Với tình trạng chóng mặt khi mang thai, bên cạnh đi khám, chị em có thể tham khảo áp dụng một số biện pháp dưới đây để hỗ trợ cải thiện triệu chứng: (4)

thư giãn giảm chóng mặt khi mang thai
Mẹ bầu cần học cách quản lý căng thẳng để cải thiện tình trạng chóng mặt khi mang thai

Cách phòng ngừa tình trạng bà bầu bị chóng mặt

Phòng ngừa chóng mặt khi mang thai giúp duy trì sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi cũng như hạn chế các rủi ro có thể xảy ra. Mặc dù khi mang thai dễ bị chóng mặt nhưng bạn vẫn có thể phòng ngừa hay giảm thiểu hiện tượng này bằng một số biện pháp dưới đây: (5)

Để đặt lịch thăm khám, điều trị bệnh tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ:

Triệu chứng chóng mặt ở mỗi mẹ bầu có thể biểu hiện với mức độ khác nhau. Nếu bạn có bất kỳ băn khoăn nào về tình trạng chóng mặt khi mang thai, hãy đến các bệnh viện uy tín thăm khám. Tùy vào từng trường hợp mẹ bầu bị chóng mặt, bác sĩ có thể đưa ra phương pháp can thiệp phù hợp.

Link nội dung: https://cmp.edu.vn/ba-bau-bi-dau-dau-chong-mat-buon-non-a6235.html