Tổ chức Tết Trung thu cho các em thiếu nhi đã trở thành hoạt động thường niên của hầu hết các đơn vị tổ chức, doanh nghiệp, trường học, khu dân cư,... Dù quy mô tổ chức lớn hay nhỏ, các tiết mục văn nghệ vẫn luôn là một phần không thể thiếu trong các chương trình này. Để xây dựng chương trình văn nghệ đêm rằm thật sôi động và hấp dẫn, hãy tham khảo ngay Top 10 bài hát Tết Trung thu được yêu thích nhất năm 2024 qua bài viết dưới đây!
Các bài hát Tết Trung thu không chỉ mang đến niềm vui, sự hứng khởi mà còn góp phần giáo dục ý nghĩa, bồi dưỡng tâm hồn cho các em nhỏ. Dưới đây là những đặc điểm và vai trò cụ thể của chúng:
Phần lớn nội dung của các bài hát Tết Trung thu thường xoay quanh những nhân vật và những chủ đề quen thuộc, gần gũi với tuổi thơ như: chị Hằng, chú Cuội, cung trăng, rước đèn, phá cỗ, múa lân,... Những hình ảnh chủ đề này được thể hiện một cách sinh động, dễ thương qua ca từ giản dị, giúp các em nhỏ dễ dàng tiếp thu và cảm nhận được không khí vui tươi, náo nhiệt của ngày lễ truyền thống.
Các bài hát Tết Trung thu thường được sáng tác với ca từ ngắn gọn, đơn giản, dễ nhớ, dễ thuộc. Thêm vào đó, nhịp điệu bài hát thường nhanh, sôi động và rộn ràng, giúp tạo khơi gợi niềm vui cho các em và giúp cho chương trình văn nghệ thêm sinh động và thu hút.
Ẩn sau những giai điệu vui tươi, ca từ đơn giản là những bài học giáo dục ý nghĩa về đạo đức, tình yêu thương, lòng hiếu thảo. Thông qua các bài hát Tết Trung thu, các em nhỏ hiểu hơn về tình yêu thương, sự sẻ chia, tinh thần đoàn kết,... Cứ thế, những bài hát giúp các em thêm hoàn thiện nhân cách và nuôi dưỡng tâm hồn một cách nhẹ nhàng.
Dưới đây là Top 10 bài hát Tết Trung thu 2024 được yêu thích hàng đầu cho sự kiện trung thu đầy vui nhộn và sôi động:
Bài hát “Đêm Trung thu” (sáng tác của Phùng Như Thạch) đã khắc họa bức tranh Trung thu cực kỳ sống động với hình ảnh những em nhỏ rước đèn, múa lân, phá cỗ dưới ánh trăng sáng. Kết hợp với tiếng trống “thùng thà thùng thình” đầy rộn ràng, ca khúc đã tạo nên một bầu không khí đầy náo nhiệt, hân hoan. “Đêm trung thu” đã đi sâu vào ký ức tuổi thơ của biết bao thế hệ trẻ em đất Việt như một ca khúc biểu tượng của mùa Trăng tháng tám.
“Chiếc đèn ông sao” là một sáng tác về Tết Trung thu rất nổi tiếng của nhạc sĩ Phạm Tuyên. Ra đời vào dịp Tết Trung thu năm 1956, bài hát này như một món quà mà tác giả dành cho thế hệ măng non với tất cả tình cảm trìu mến và sự chân thành. Cùng với ca từ giản dị và giai điệu rộn ràng, “Chiếc đèn ông sao” đã chiếm trọn tình cảm của bao thế hệ thiếu nhi Việt Nam.
Không những vậy, bài hát này thậm chí còn được dịch sang tiếng Đức và in trong sách âm nhạc dành cho thiếu nhi Đức. Tới nay, dù đã gần 70 năm trôi qua, "Chiếc đèn ông sao" vẫn sống mãi như một bài hát không thể thiếu trong mỗi dịp Trung thu.
Khi nhắc đến các bài hát Tết thiếu nhi được yêu thích nhất thì không thể không nhắc đến "Rước đèn tháng Tám" - một sáng tác của nhạc sĩ Đức Quỳnh. Ca khúc đã thành công trong việc tái hiện một đêm hội trăng rằm lung linh sắc màu với những chiếc đèn ông sao đủ hình dạng, đủ màu sắc cùng tiếng trống lân rộn ràng. Hòa mình trong giai điệu của bài hát này, bạn sẽ cảm nhận được không khí lễ hội đầy náo nhiệt với biết bao niềm hân hoan và sự háo hức.
“Chú Cuội chơi trăng” - sáng tác của nhạc sĩ An Thuyên cũng là một bài hát Tết thiếu nhi được yêu thích hàng đầu. Ngay từ những nốt nhạc đầu tiên, ca khúc đã mang đến không khí vui tươi, rộn ràng, khơi gợi niềm háo hức, mong chờ của các em nhỏ trong đêm Trung thu. Và qua từng câu hát, hình ảnh chú Cuội ngộ nghĩnh, đáng yêu dần được khắc họa rõ nét hơn:
"Chú Cuội ngồi gốc đa
Đếm sao trời la la
Tóc dài ơi sao dài
Gió lay cành tre dài
…”
Bài hát Tết thiếu nhi với tựa đề “Tết suối hồng” là một sáng tác của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Bài hát này cũng thường xuyên được lựa chọn để biểu diễn trong các sự kiện đêm hội rằm tháng tám. Qua bài hát, khán giả được như hòa mình trong không khí lễ hội đầy náo nhiệt. Ca khúc này cũng đặc biệt thành công trong việc miêu tả khung cảnh đêm rằm lung linh và rực rỡ với những chiếc đèn lồng sáng bừng trên khắp con phố, giống như một dòng suối hồng rạng ngời, giúp khơi gợi trí tưởng tượng và cảm xúc của người nghe.
“Gọi trăng là gì” là bài hát được đông đảo bạn nhỏ yêu thích và thường xuyên được biểu diễn trong các chương trình Trung thu. Ca khúc này được sáng tác bởi nhạc sĩ Thập Nhất.
Xuất phát từ câu hỏi hồn nhiên, ca từ của bài hát đã đưa các bạn nhỏ đến với hành trình khám phá vẻ đẹp của trăng qua nhiều hình ảnh so sánh sinh động như: Trăng là vầng bánh chưng; Trăng là cái lồng đèn; Trăng là con thuyền; Trăng là chiếc cầu vồng,...
Những hình ảnh này không chỉ giúp khơi gợi trí tưởng tượng phong phú ở các bạn nhỏ mà còn giúp các em cảm nhận được vẻ đẹp đa dạng của vầng trăng, từ đó các em biết yêu thiên nhiên hơn!
Bài hát Tết thiếu nhi “Ông trăng xuống chơi” chinh phục khán giả với âm hưởng đồng ca độc đáo cùng lối ca từ giản dị. Không những thế, ca khúc này còn mang trong mình những giá trị nhân văn sâu sắc: “Niềm vui cho đi và nhận lại đôi khi bị hiểu sai thành vỏ bọc cho lòng ích kỷ. Thực chất, hạnh phúc chân thực chỉ đến khi ta thực sự chia sẻ và trân trọng sự đền đáp”.
Trong danh sách những bài hát hay về tết Trung Thu 2024 không thể bỏ qua bài dân ca ngọt ngào mang tên “Em đi xem hội trăng rằm”. Với giai điệu nhẹ nhàng cùng lời ca da diết, bài hát đã đốn tim biết bao người yêu nhạc qua nhiều thế hệ. Mỗi dịp rằm tháng tám, giai điệu ấy lại được ngân vang, mang đến không khí vui tươi và háo hức.
“Nhân gian xem hội trăng trònTrăng tròn mười sáu thật toNgười ta đi đứng thật đôngÐêm nay là hội trăng tròn.
Em đi xem hội trăng trònÁo quần hài gấm bảnh baoNhìn lên trên trời ông trăngSoi lên bóng em nằm nghiêng.”
Ca khúc "Em đi rước đèn" của nhạc sĩ Vũ Đình Ân đã khắc hoạ nên một bức tranh Trung thu đầy sinh động. Mở đầu bài hát là tiếng trống, tiếng nhạc rộn ràng vang vọng khắp các con phố, hòa quyện cùng tiếng cười nói vui vẻ của các em nhỏ.
Hình ảnh những em nhỏ rước đèn hiện lên trong bài hát vô cùng đáng yêu với những bộ quần áo mới và những chiếc đèn lồng trên tay đi tung tăng qua các con phố. Thêm vào đó, những hình ảnh so sánh độc đáo gồm: "lồng đèn như ngôi sao", "lồng đèn như bướm bướm", "lồng đèn con cá", "lồng đèn tàu bay"... càng tô điểm thêm cho bức tranh đêm rằm thêm sinh động và hấp dẫn.
Ảnh 4: Tết Trung thu không thể thiếu tiết mục rước đèn, phá cỗ
Bài hát "Cắc tùng cắc tùng" đã in sâu trong ký ức tuổi thơ của biết bao thế hệ thiếu nhi Việt Nam. Khi những giai điệu “Cắc tùng cắc tùng, em đi chơi trung thu này…” quen thuộc ngân vang, ai ai cũng như mường tượng ra được khung cảnh rộn ràng, náo nhiệt của đêm Trung thu truyền thống. Hình ảnh những em nhỏ tung tăng đi phá cỗ, cùng nhau hát vang những bài ca rộn ràng vang vọng khắp các con phố chính là bức tranh đẹp nhất, ý nghĩa nhất!
Để tổ chức thành công một sự kiện Trung thu cho thiếu nhi, bên cạnh chương trình văn nghệ đặc sắc còn cần đến rất nhiều yếu tố khác như: địa điểm tổ chức, thiết bị sân khấu, thiết bị âm thanh, ánh sáng, banner, backdrop, trang trí, nhân sự,...
Tất cả đều cần phải được chuẩn bị đầy đủ và kỹ lưỡng. Thấu hiểu điều đó, HoaBinh Events mang đến dịch vụ tổ chức Trung thu trọn gói và chuyên nghiệp với:
Ý tưởng mới lạ, độc đáo.
Concept hấp dẫn.
Trang thiết bị đa dạng và hiện đại.
Nhân sự chuyên nghiệp, bài bản.
Dịch vụ chu đáo từ A-Z.
Chi phí cạnh tranh.
Bài viết trên đây đã chia sẻ top 10 bài hát Tết Trung thu được yêu thích nhất. Những bài hát vui nhộn và sôi động này chắc chắn sẽ mang lại niềm vui cho các bé trong dịp đoàn tụ bên gia đình. Nếu bạn đang tìm kiếm một đơn vị tổ chức sự kiện Trung thu trọn gói và chuyên nghiệp, hãy liên hệ ngay với HoaBinh Events để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng nhất!
HOABINH EVENTS - HOÀ BÌNH EVENTS GROUP - CHẤT LƯỢNG LÀM NÊN DANH TIẾNG
Hotline: 0939.311.911 - 0918.640.988
Địa chỉ trụ sở chính: 27 - 29 Đoàn Thị Điểm, Quận Đống Đa, Thủ Đô Hà Nội
Đà Nẵng: 217 Trần Phú, Quận Hải Châu, Thành Phố Đà Nẵng
Hồ Chí Minh: 5 Hoa Cau, Phường 7, Quận Phú Nhuận, TP. HCM
Email: info@hoabinhevents.com
Link nội dung: https://cmp.edu.vn/bai-hat-nao-ve-tet-trung-thu-duoc-hat-nhieu-nhat-a62759.html