Các thông tin cần biết về tuyến tụy

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ThS.BS Vũ Tấn Phúc - Bác sĩ Nội tiêu hóa - Khoa Khám bệnh & nội khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc. Bác sĩ đã có gần 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tiêu hóa với thế mạnh trong Nội soi tiêu hóa chẩn đoán và điều trị.

Tuyến tụy là một cơ quan tuyến nằm trong bụng gần gan và một phần của ruột non. Mặc dù tuyến tụy là một phần của hệ thống tiêu hóa nhưng nhiều người chưa hiểu rõ về tuyến tụy và vai trò của tuyến tụy trong cơ thể và những nguy cơ tiềm ẩn khi tuyến tụy bị viêm.

1. Cấu tạo của tuyến tụy

Tuyến tụy là một cơ quan dài 12 - 15cm kéo dài theo chiều ngang bụng. Phần lớn nhất nằm ở phía bên phải của bụng nơi dạ dày bám vào phần đầu tiên của ruột non, tá tràng.

Tại thời điểm này, thức ăn được tiêu hóa một phần đi từ dạ dày vào ruột non, và nó trộn lẫn với dịch tiết từ tuyến tụy. Phần hẹp của tuyến tụy kéo dài sang bên trái của bụng bên cạnh lá lách.

Một ống dẫn chạy theo chiều dài của tuyến tụy, và được nối bởi một số nhánh nhỏ từ mô tuyến. Sự kết thúc của ống dẫn này được kết nối với một ống tương tự xuất phát từ gan, cung cấp mật cho tá tràng.

Khoảng 95% của tuyến tụy là mô ngoại tiết. Nó sản xuất các enzyme tuyến tụy để hỗ trợ tiêu hóa. Một tuyến tụy khỏe mạnh tạo ra khoảng 0.8 lít các enzyme này mỗi ngày.

5% còn lại bao gồm hàng trăm ngàn tế bào nội tiết. Những cụm tế bào giống như chùm nho tạo ra các hormone quan trọng điều chỉnh sự bài tiết tuyến tụy và kiểm soát lượng đường trong máu.

2. Chức năng của tuyến tụy

Tuyến tụy tiết Glucagon để tăng đường huyết khi mức quá thấp

Vai trò chính của tuyến tụy chủ yếu là tiết ra các loại hormone và enzyme giúp tiêu hóa

2.1 Hệ thống nội tiết

Là một phần của hệ thống nội tiết, tuyến tụy tiết ra hai loại hormon chính rất quan trọng để điều chỉnh mức glucose (còn gọi là đường trong máu):

Mức đường huyết cân bằng đóng một vai trò quan trọng trong gan, thận và thậm chí là não. Sự tiết ra đúng các hormone này rất quan trọng đối với nhiều cơ quan trong cơ thể, chẳng hạn như hệ thần kinh và hệ tim mạch.

2.2 Hệ thống ngoại tiết

Là một phần của hệ thống ngoại tiết, tuyến tụy tiết ra các enzyme hoạt động song song với mật từ gan và túi mật để giúp phá vỡ các chất để tiêu hóa và hấp thu thích hợp.

Các enzyme do tuyến tụy sản xuất để tiêu hóa bao gồm:

Tuyến tụy cũng là một phần của quá trình tiêu hóa lớn hơn bắt đầu trong dạ dày:

Lipase là một trong enzyme do tuyến tụy sản xuất các để tiêu hóa chất béo

3. Một số bệnh liên quan đến tuyến tụy

Người mắc bệnh đái tháo đường thì tuyến tụy sẽ không sản xuất đủ insulin duy trì mức đường huyết.

3.1 Đái tháo đường

Đái tháo đường là một trong những tình trạng bệnh lý xuất phát từ rối loạn chức năng hệ thống nội tiết.

Khi bị đái tháo đường, tuyến tụy sẽ không sản xuất đủ insulin để duy trì mức đường huyết. Điều này có thể gây ra các biến chứng trên khắp cơ thể, bao gồm:

3.2 Viêm tụy

Viêm tụy là tình trạng viêm tụy cấp hoặc mãn tính. Nó có thể dẫn đến bệnh tiểu đường thứ cấp. Viêm sẽ xảy ra khi ống chính từ tuyến tụy bị chặn lại bởi sỏi mật hoặc một khối u. Dịch tụy sẽ bị tích tụ lại trong tuyến tụy, gây ra tổn thương cho tuyến tụy.

Các triệu chứng viêm tụy cấp bao gồm:

Bệnh nhân bị viêm tụy và đang có triệu chứng đau bụng dữ dội

Nếu nhiễm trùng thứ cấp đã xảy ra, phẫu thuật có thể là cần thiết.

Viêm tụy mãn tính có thể phát triển nếu viêm tụy cấp xảy ra nhiều lần, dẫn đến tổn thương vĩnh viễn. Nguyên nhân phổ biến nhất là lạm dụng rượu và nó chủ yếu ảnh hưởng đến đàn ông trung niên. Các triệu chứng bao gồm:

Viêm tụy di truyền có thể xảy ra nếu có vấn đề di truyền ở tuyến tụy hoặc ruột. Một người dưới 30 tuổi có thể bị viêm tụy cấp lặp đi lặp lại, dẫn đến một tình trạng mãn tính. Người bệnh có thể bị đau, tiêu chảy, suy dinh dưỡng hoặc tiểu đường. Điều trị nhằm mục đích kiểm soát cơn đau để thay thế các enzyme bị mất.

3.3 Bệnh ung thư tuyến tụy

Ung thư cũng có thể xảy ra trong tuyến tụy. Nguyên nhân chính xác thường không được biết, nhưng nó thường liên quan đến hút thuốc hoặc uống nhiều rượu.

Các triệu chứng bao gồm:

Các triệu chứng có thể không xuất hiện cho đến khi ung thư ở giai đoạn cuối. Đến lúc đó, là quá muộn để điều trị thành công. Điều trị thường bao gồm phẫu thuật, hóa trị, xạ trị.

4. Cách để giữ cho tuyến tụy luôn khỏe mạnh

Muốn giữ cho tuyến tụy luôn khỏe mạnh bạn cần có chế độ ăn hợp lý ít chất béo

Để ngăn ngừa viêm tụy cũng như các bệnh liên quan đến rối loạn chức năng tuyến tụy cần chú ý:

4.1 Giữ chế độ ăn ít chất béo

Chất béo và cholesterol có thể góp phần vào sự phát triển của sỏi mật, có thể dẫn đến viêm tụy. Nên ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và rau quả, đặc biệt là bông cải xanh, súp lơ hoặc bắp cải. Tránh ăn quá nhiều thực phẩm chiên hoặc các sản phẩm từ sữa nhiều chất béo.

4.2 Giảm cân và giữ dáng

Tập thể dục thường xuyên (20 đến 30 phút mỗi ngày) và duy trì cân nặng khỏe mạnh để ngăn ngừa bệnh đái tháo đường và sỏi mật có thể cải thiện sức khỏe thể chất tổng thể của bạn.

4.3 Không nên sử dụng thuốc giảm cân

Gan của bạn có thể tích tụ nhiều chất béo khi bạn sử dụng các loại thuốc này, làm tăng nguy cơ phát triển sỏi mật.

Uống nhiều rượu bia làm tăng nguy cơ viêm tụy và ung thư tuyến tụy

4.4 Không sử dụng rượu bia

Rượu bia được biết đến tăng nguy cơ viêm tụy và ung thư tuyến tụy.

4.5 Không hút thuốc lá

Bất kỳ loại sản phẩm thuốc lá nào cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư trên toàn cơ thể, bao gồm cả tuyến tụy. Từ 20 đến 30% các trường hợp ung thư tuyến tụy có liên quan đến việc sử dụng thuốc lá.

Ung thư tuyến tụy khó phát hiện ở giai đoạn đầu. Nếu bạn có nguy cơ mắc bệnh cao hơn, hãy thường xuyên tầm soát ung thư để kiểm tra ung thư hàng năm trước khi các tế bào ung thư tăng và lan rộng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Link nội dung: https://cmp.edu.vn/trinh-bay-co-che-hoat-dong-cua-tuyen-tuy-a62985.html