Việc tìm hiểu về vấn đề ung thư phổi nên ăn gì và kiêng gì sẽ giúp bệnh nhân chủ động hơn trong việc lựa chọn thực phẩm hàng ngày. Từ đó giúp bệnh nhân có thể duy trì sức khỏe, tăng sức đề kháng để chống lại nhiễm khuẩn, hạn chế tác dụng phụ và nâng cao hiệu quả điều trị.
Theo thống kê của GLOBOCAN (Cơ sở dữ liệu ung thư của Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế), năm 2020 trên thế giới có khoảng 2.206.771 ca mới mắc và 1.796.144 ca tử vong do ung thư phổi. Tại Việt Nam, ung thư phổi đứng thứ 2 trong những loại ung thư thường gặp với 26.262 ca mắc mới, 23.797 ca tử vong mỗi năm và tỷ lệ mắc là 29,42/100.000 dân.
Nguyên nhân hàng đầu gây ung thư phổi phải kể đến là việc hút thuốc lá trực tiếp (hút thuốc chủ động). Ngoài ra, nguy cơ mắc ung thư phổi cũng cao ở những người phải thường xuyên hít khói thuốc của người khác (hút thuốc thụ động), người làm nghề tiếp xúc trực tiếp với chất cách nhiệt thạch miên (amiante/asbestos), khí phóng xạ radon (môi trường hầm mỏ), các loại hydrocarbon vòng thơm, arsenic, kim loại nặng (nickel, chrome…), ô nhiễm không khí…
Đối với các bệnh nhân ung thư nói chung; khi biết bản thân mình mắc bệnh, về tâm lý các bệnh nhân thường buồn phiền và dẫn đến việc chán ăn. Bên cạnh đó, trong quá trình điều trị, bệnh nhân sẽ trải qua các phương pháp điều trị như phẫu thuật, hóa trị, xạ trị; tất cả các phương thức trên đều cần bệnh nhân có một sức khỏe tốt để nâng cao sức đề kháng, giúp phục hồi tốt trong quá trình điều trị.
Chính vì vậy dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình điều trị ung thư nói chung và ung thư phổi nói riêng. Liệu pháp dinh dưỡng nên được bắt đầu từ thời điểm phát hiện ung thư và theo dõi suốt quá trình điều trị bệnh. Hiện tại, không có một nghiên cứu nào chứng minh một loại thực phẩm hoặc chất bổ sung nào có thể giúp chữa khỏi và phòng ngừa bệnh ung thư phổi. Tuy nhiên, một chế độ ăn với nhiều rau, trái cây, protein nạc và ngũ cốc nguyên hạt có thể giúp bệnh nhân nâng cao sức khỏe. Khi tình trạng sức khỏe được cải thiện, bệnh nhân có thể dung nạp tốt với việc điều trị, từ đó giúp nâng cao hiệu quả điều trị để chống lại bệnh ung thư. (1)
Việc xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư phổi hoàn toàn khác nhau trên từng bệnh nhân, và được dựa trên các yếu tố sau: mức độ xâm lấn khối bướu, giai đoạn bệnh, phương pháp điều trị, tiên lượng bệnh và các bệnh lý kết hợp. Mục tiêu chính của liệu pháp dinh dưỡng trong điều trị ung thư là duy trì thể trạng bệnh nhân, tăng cường hệ thống miễn dịch và chức năng của các cơ quan.
Liệu pháp dinh dưỡng được chỉ định qua các bước:
Do đó, với những bệnh nhân ung thư, cần chú ý theo dõi cân nặng và chế độ ăn uống. Người thân có thể tham khảo thêm ý kiến, hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa ung bướu, bác sĩ dinh dưỡng để giúp bệnh nhân có một chế độ dinh dưỡng phù hợp. Nếu bệnh nhân có chế độ dinh dưỡng tốt, bệnh nhân có thể duy trì sức khỏe, giữ cân nặng ổn định, tăng sức đề kháng để chống lại nhiễm khuẩn, hạn chế tác dụng phụ và nhanh hồi phục sau điều trị ung thư.
Ung thư phổi thường gặp những vấn đề dinh dưỡng như sau:
Vậy người bị ung thư phổi nên ăn gì? Một số loại thực phẩm bệnh nhân ung thư phổi nên lựa chọn bổ sung bao gồm:
Sữa và những loại thực phẩm từ sữa đều rất mềm và có mùi vị thơm ngon, dễ chịu, giúp dễ tiêu hóa và kích thích vị giác. Hàm lượng dinh dưỡng có trong sữa rất cao, bao gồm protein, canxi, vitamin D, vitamin A, vitamin B12, vitamin B2, nioxin, phốt pho, kali và magie có khả năng tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức khỏe nhanh chóng, đặc biệt đối với bệnh nhân ung thư phổi.
Bệnh nhân ung thư phổi nên ăn gì? Người nhà nên bổ sung các loại trái câu và rau quả vào trong chế độ ăn. Trong các loại trái cây và rau củ quả thường có chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp giảm các triệu chứng bệnh và cung cấp vitamin, các khoáng chất cần thiết cho bệnh nhân ung thư phổi. Ngoài ra, trái cây và rau xanh còn chứa nhiều carbohydrate tốt giúp sản sinh năng lượng chính cho cơ thể. (2)
Trong khẩu phần ăn của bệnh nhân ung thư phổi nên bổ sung đầy đủ các nhóm chất bao gồm vitamin, chất xơ và các khoáng chất cần thiết có trong rau xanh. Bệnh nhân có thể sử dụng các loại rau củ quả cắt nhỏ rồi hấp chín, hoặc hấp chín rồi xay nhuyễn, nấu chung cùng cháo, cơm… để dễ nuốt. Các loại rau cải dành cho bệnh nhân ung thư phổi gồm: bông cải xanh, súp lơ trắng, bắp cải, cải brussels hay còn gọi là bắp cải tí hon chứa sulforaphane, một hợp chất giàu lưu huỳnh được cho là một trong những chất chống ung thư mạnh nhất được tìm thấy trong thực phẩm.
Một số loại rau có màu xanh lá tốt cho bệnh nhân ung thư phổi như rau bina, cải xoăn, rau diếp cá… Chúng có chứa nhiều folate, là một loại vitamin B thiết yếu đóng vai trò trong việc hình thành tế bào hồng cầu và giúp cho sự phát triển của tế bào khỏe mạnh thông qua việc tham gia vào quá trình tạo và sửa chữa DNA.
Những loại trái cây có màu sắc nói chung và màu cam nói riêng thường có chứa nhiều sắc tố thực vật carotenoid tự nhiên (là nguồn cung cấp vitamin A cho cơ thể). Carotenoid mang lại những lợi ích cho sức khỏe, như tăng cường sức đề kháng, chống nhiễm khuẩn, ngăn ngừa tổn thương DNA và các chất liệu di truyền khác… Một số loại trái cây có màu cam mà bệnh nhân ung thư phổi nên ăn như: cam, quýt, đu đủ, ớt chuông đỏ, cà rốt…
Các quả mọng như việt quất xanh, việt quất đen, quả dâu tây, quả nho, mâm xôi, nam việt quất… chứa nhiều chất xơ, vitamin C và các chống oxy hóa (ví dụ: acid ellagic, anthocyanin và resveratrol được cho là có thể làm giảm nguy cơ ung thư).
Bệnh ung thư phổi nên ăn gì sẽ tốt? Tinh bột có trong ngũ cốc như gạo, lúa mì, bột yến mạch, khoai, sắn dây… rất tốt cho bệnh nhân ung thư phổi. Các loại thực phẩm này trung hòa dịch acid dạ dày, bảo vệ niêm mạc dạ dày và thực quản; ngoài ra còn cung cấp vitamin B và carbohydrate để kích thích bộ não sản sinh Serotonin (hormone giúp cơ thể giảm cảm giác chán ăn, lo âu, buồn bực). Có thể ăn ngũ cốc chung với sữa, yaourt… cho dễ nuốt.
Theo một số trang thông tin về y tế của Hoa Kỳ đã ghi nhận trà xanh được chứng minh có vai trò trong việc phòng ngừa sự phát triển của bệnh ung thư phổi. Các hợp chất gồm theaflavin và epigallocatechin-3-gallate (EGCG) tìm thấy trong trà xanh có khả năng tăng cường tác dụng của thuốc hóa trị Cisplatin (loại thuốc thường được dùng để điều trị ung thư phổi). Tuy nhiên, trong trà xanh có chứa caffeine, do đó khi sử dụng cần chú ý nếu bệnh nhân có vấn đề về giấc ngủ hoặc nhạy cảm với chất này. (3)
Triệu chứng ho ra máu có thể gặp ở bệnh nhân ung thư phổi, dẫn đến việc bệnh nhân có thể bị thiếu máu. Do đó trong chế độ ăn uống của bệnh nhân cần được bổ sung thêm thực phẩm nhiều đạm, ví dụ như các loại sữa ít béo, yến mạch, hạnh nhân, cá ngừ, trứng…
Bệnh nhân nên uống từ 2-2,5 lít nước mỗi ngày nhằm giúp ngăn ngừa tình trạng mất nước. Ngoài ra bệnh nhân có thể bổ sung các loại nước ép trái cây khác để làm đa dạng thêm chế độ dinh dưỡng.
Bên cạnh những thực phẩm nên sử dụng, một số thực phẩm khác có thể mang nguy cơ tiềm ẩn và ảnh hưởng đến quá trình điều trị của bệnh nhân ung thư phổi. Vậy ung thư phổi nên kiêng ăn gì? Các loại thực phẩm này bao gồm:
Căn bệnh ung thư phổi và tác dụng phụ của các phương pháp điều trị (hóa trị, xạ trị…) có thể gây ra các tình trạng thay đổi vị giác, chán ăn, mệt mỏi, suy nhược… khiến bệnh nhân ăn uống kém, dẫn đến thiếu dinh dưỡng. Một số phương pháp có thể giúp bệnh nhân ăn uống hiệu quả trong quá trình điều trị bao gồm:
Bên cạnh chế độ ăn uống, tinh thần lạc quan, suy nghĩ tích cực cũng là một phương thức hỗ trợ điều trị ung thư hiệu quả.
Các phương pháp điều trị ung thư phổi có thể gây ra tác dụng phụ như buồn nôn, chán ăn, mệt mỏi, tiêu chảy, táo bón,… Các triệu chứng này có thể được kiểm soát thông qua điều chỉnh chế độ ăn như sau: (4)
Bên cạnh có chế độ dinh dưỡng hợp lý, bệnh nhân cần vận động điều độ, thực hiện những bài tập phù hợp với tình trạng sức khỏe như tập thở, tập yoga, thái cực quyền, các bài tập giãn cơ,… sẽ giúp tăng cường oxy cho phổi, giúp cải thiện sức khỏe và triệu chứng khó thở của bệnh nhân.
Đa phần bệnh nhân ung thư rất dễ bị trầm cảm, suy sụp, thậm chí tuyệt vọng. Do đó, sự động viên tinh thần đến từ người thân và bạn bè xung quanh sẽ giúp bệnh nhân lạc quan hơn, thoải mái tinh thần hơn, từ đó giúp nâng cao hiệu quả điều trị.
Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư phổi đóng vai trò thiết yếu, ảnh hưởng đến kết quả điều trị của bệnh nhân. Việc tìm hiểu và nắm rõ ung thư phổi nên ăn gì và kiêng ăn gì rất quan trọng. Tuy nhiên, mỗi bệnh nhân là một cá thể riêng biệt, không ai giống ai; vậy nên bệnh nhân và gia đình cần chủ động trao đổi với bác sĩ để có được các hướng dẫn phù hợp, tối ưu hiệu quả điều trị, nâng cao chất lượng sống cho bệnh nhân.
Để thăm khám sàng lọc và điều trị ung thư phổi tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, bạn có thể liên hệ qua thông tin sau:
Chúng tôi hy vọng qua bài viết này sẽ giúp bạn giải quyết được câu hỏi Ung thư phổi nên ăn gì và kiêng gì. Kết hợp việc sinh hoạt lành mạnh, đúng cách sẽ giúp bệnh nhân nhanh chóng phục hồi sức khỏe, tiếp nhận điều trị tốt hơn, mang lại các kết quả khả quan nhất.
Link nội dung: https://cmp.edu.vn/ung-thu-nen-an-gi-a6517.html