Thành cổ Lệ Giang - Tại sao được gọi là “Venice” phương Đông?

Lệ Giang là một trong những cổ trấn nổi tiếng đẹp nhất Trung Quốc, thuộc tỉnh Vân Nam. Cổ trấn này là đến với thành phố cổ tuyệt đẹp với phong cảnh hữu tình; với hàng cây 350 năm tuổi và với những công trình kiến trúc được xây dựng từ thời Minh.

1. Giới thiệu về Lệ Giang

Lệ Giang (tiếng trung: 丽江, phiên âm: Lijiang) là một trong những trấn cổ nổi tiếng nhất Trung Quốc và tiếng tăm đã vang khắp thế giới, thường được biết đến dưới tên gọi Đại Nghiên cổ trấn. Đi du lịch Lệ Giang là đến với một thành phố cổ tuyệt đẹp cả về phong cảnh và lịch sử, nơi sinh sống của các dân tộc Bạch (Bai), Nạp Tây (Naxi) và Tạng (Zang); nơi có những phong cảnh hữu tình và những giá trị văn hóa truyền thống của những dân tộc khác nhau hòa quyện thành một cảnh sắc cổ kính với những giá trị nổi bật.

lệ giangNơi đây được xem là một trong những cổ trấn đẹp nhất Trung Quốc (Ảnh: sưu tầm)

Đô thị cổ Lệ Giang là một trong những Di sản Văn hóa thế giới được UNESCO công nhận. Lệ Giang đến giờ vẫn mang đậm nét cổ kính, không chỉ từ những ngôi nhà, con phố, dòng kênh mà còn từ phong cách sống của cư dân.

Không gian cổ xưa ở thành cổ Lệ Giang (Ảnh: sưu tầm)

Lệ Giang có 354 chiếc cầu (bình quân cứ 1 km² có 93 cầu) bắc trên hệ thống sông Ngọc Hà trong nội thành, với những góc phố cổ kính xen lẫn những con kênh nhỏ uốn lượn, mỗi góc phố, ngôi nhà đều là những góc nhỏ yên tĩnh và êm đềm.

2. Đến thành cổ Lệ Giang những điểm nào nên đến?

Ngoài những cảnh điểm tham quan, kiến trúc nổi tiếng, Bắc Kinh còn được biết đến là kinh đô ẩm thực của Trung Hoa. Đi Bắc Kinh ăn gì? Hãy để chúng tôi gợi ý cho bạn một số món mà đến Bắc Kinh chắc chắn phải thưởng thức nhé!

2.1 Công viên Hắc Long Đàm

Công viên Hắc Long Đàm nằm dưới chân núi Ngọc Long, phía Bắc thành cổ Lệ Giang. Nước chảy từ thượng nguồn về đây tạo thành hồ nước trong vắt, phản chiếu núi tuyết Ngọc Long nên còn được gọi là "Công viên Ngọc Tuyền". Nguồn nước ở đây chảy về thành cổ Lệ Giang, len lỏi qua các ngõ ngách khiến trấn cổ như "Venice của phương Đông".

Công viên Hắc Long Đàm ở Lệ Giang (Ảnh: sưu tầm)

Từ Hắc Long Đàm, bạn có thể chọn được góc đẹp nhất để chụp núi tuyết Ngọc Long. Hình ảnh núi phản chiếu xuống mặt hồ, cùng cầu Ngũ Khổng, lầu Đắc Nguyệt đã trở thành hình ảnh kinh điển của Lệ Giang, được in trên bưu thiếp để khách du lịch Lệ Giang nhớ về nơi này.

2.2 Đại Nghiên cổ trấn

Toàn bộ thành phố Lệ Giang thực ra rất rộng lớn, bao gồm khu đô thị mới (New Town), Đại Nghiên (Dayan) cổ trấn, Thúc Hà (Shuhe) cổ trấn và Bạch Sa (Baisha) cổ trấn. Thành cổ Lệ Giang (hay Lệ Giang cổ trấn hoặc đô thị cổ Lệ Giang) mà vẫn hay được nhắc đến chính là Đại Nghiên cổ trấn.

Đại Nghiên Cổ Trấn sở hữu không gian đẹp tựa tranh vẽ (Ảnh: sưu tầm)

Đại Nghiên có nghĩa là nghiên mực lớn, có thể xem đây là cách ví von thi vị nhưng rất chính xác của người xưa bởi nơi này giống như một nghiên mực khổng lồ, nước từ trung tâm chảy theo những con mương nhỏ len lỏi đến mọi nơi trong thành cổ, tạo nên một trấn cổ có một không hai của Trung Quốc cũng như toàn thế giới.

Còn chữ Lệ Giang có nghĩa là dòng sông đẹp, tượng trưng cho một phần không thể thiếu trong cuộc sống của người dân nơi đây, đó là nước. Sông Ngọc Hà (Jade Water) mang cái tinh khiết của núi non, chảy quanh thành cổ, chia nhỏ Lệ Giang thành vô vàn ốc đảo, nối nhau bằng 354 chiếc cầu đá; cấu trúc phức hợp đó làm cho Lệ Giang càng trở nên độc đáo.

(Ảnh: sưu tầm)

Lệ Giang được xây vào thời Tống - Nguyên, đến nay đã hơn 800 năm tuổi, cấu trúc đô thị cổ vẫn gần như nguyên vẹn, cộng với giá trị lịch sử và văn hóa độc đáo khiến cho Lệ Giang là một trong những điểm đến không thể bỏ qua trong những hành trình đi du lịch Trung Quốc.

2.3 Cầu Ngọc Long - Guồng nước Lệ Giang cổ trấn

Lấy Quảng trường Tứ Phương làm trung tâm, đi về phía bắc đến Cầu Ngọc Long, chính là nơi được check-in nhiều nhất ở Lệ Giang cổ trấn. Ở đây có một guồng nước cổ, như một nét đặc trưng của thành cổ Lệ Giang

Bánh xe nước là biểu tượng ở thành cổ Lệ Giang (Ảnh: sưu tầm)

Rẽ vào quảng trường Ngọc Hà bên cạnh guồng nước, khách đi tour Lệ Giang từ Hà Nội sẽ như vỡ òa trước ngàn chiếc chuông ước nguyện được treo ở đây. Nơi đây có hành lang dài khoảng 20m, dựng giàn gỗ phủ dày đặc những chiếng chuông gió, gọi là chuông gió Đông Ba.

Hàng ngàn chiếc chuông gió ước nguyện (Ảnh: sưu tầm)

Chuông có 1 tấm gỗ ghi ước nguyện, ở dưới buộc một chiếc chuông nhỏ, nối với phần nón mây bên trên bằng một sợi dây màu đỏ. Mỗi khi có gió, ngàn chiếc chuông lắc lư, kêu leng keng, mang màu sắc tươi vui đến với thị trấn nhỏ yên bình này.

2.4 Hẻm Đại Nghiên Hoa

Trên đường từ cầu Ngọc Long xuống quảng trường Tứ Phương, bạn sẽ bắt gặp một con ngõ nhỏ mang tên Đại Nghiên Hoa. Con hẻm này không lớn nhưng đủ đặc biệt khiến bạn xao xuyến.

Hẻm Đại Nghiên Hoa bán nhiều mặt hàng thủ công nhiều màu sắc (Ảnh: sưu tầm)

Mỗi cửa hàng ở đây đều nhỏ nhỏ, be bé xinh xinh. Ở góc phố treo những tấm thiệp ước đầy màu sắc khiến con ngõ càng thêm xinh yêu.

2.5 Phố Tứ Phương

Phố Tứ Phương - hay quảng trường Tứ Phương - chính là “trái tim” của Đại Nghiên cổ trấn. Từ quảng trường này bạn có thể rẽ đi khắp 4 hướng quanh cổ trấn. Không khí ở đây lúc nào cũng náo nhiệt với các hàng quán đồ ăn đặc sản Nạp Tây, đồ lưu niệm. Mỗi sáng ở đây người dân lại đến nhảy điệu múa Nạp Tây, tối lại đốt lửa trò chuyện.

Đường Tứ Phương là con phố buôn bán sầm suất nằm giữa lòng trấn cổ Lệ Giang (Ảnh: sưu tầm)

Bên cạnh phố Tứ Phương là Phố Tân Hoa, trải dài với những quán bar sôi động thâu đêm suốt sáng. Vậy nên dù Lệ Giang thanh bình nhưng vẫn không khiến bạn nhàm chán đâu nhé!

2.6 Mộc Phủ

Tiếp tục hành trình từ phố Tứ Phương, đi xuống phía nam trấn, bạn sẽ đến Mộc Phủ - phủ đệ uy nghi bậc nhất đất Lệ Giang. Nơi đây trước kia là nơi ở của nhà họ Mộc - thổ ty trị vì Lệ Giang. Phủ đệ này xa hoa, lộng lẫy không kém gì cung thất hoàng tộc ở kinh đô. Mu Fu dài cả thảy gần 400m có cấu trúc chữ Quốc (国) cực kỳ chặt chẽ, đi từ trước ra sau chia làm 5 khu ngay ngắn: tiền điện, chính điện, hậu điện, nhà hội đồng, nhà thờ tổ; đồng thời hai bên là hai dãy hành lang nối dài chạy xuyên suốt toàn phủ.

Mộc Phủ nguy nga tráng lệ như một tòa cung điện giữa thành cổ Lệ Giang (Ảnh: sưu tầm)

Cấu trúc này còn được gọi Nội công Ngoại quốc, tức là bên trong thì giống chữ Công (工) còn tổng thể bao ngoài thì giống chữ Quốc (国); là kiểu kiến trúc dễ gặp ở chùa Thầy (Hà Tây) hay chùa Mía - Sùng Lâm Tự (Đường Lâm). Mỗi gian điện đều nguy nga rộng lớn, xây theo lối chồng diêm 2 tầng 8 mái, riêng chính điện 12 mái; các mái đều như đầu đao uốn cong không cách điệu, vươn cao sắc nhọn, chạm trổ màu sắc theo phong cách cao nguyên bắt mắt.

2.7 Vạn Cổ Lâu (Lầu Vạn Cổ)

Vạn Cổ Lâu là toàn tháp 5 tầng, được xây trên đỉnh công viên Đồi Sư Tử, có kiến trúc tháp nhọn, cao 33m, chạm khắc 10000 con rồng và trang trí với 2300 họa tiết khác nhau. Đường lên Vạn Cổ Lâu khá cao nhưng rất đáng để bạn đến tận đây để thưởng lãm cảnh đẹp.

Có thể ngắm nhìn toàn cảnh Lệ Giang từ trên cao của Cung Văn Lâu (Ảnh: sưu tầm)

Đường lên tháp là cầu thang với 2 bên là nhà dân với kiến trúc cổ xưa, hàng lưu niệm xinh xinh cùng những quán cafe để bạn có thể dừng chân nghỉ ngơi ngắm cảnh. Với vị trí đắc địa, ở nơi cao nhất Lệ Giang cổ trấn, Lầu Vạn Cổ là nơi tuyệt nhất để bạn có thể ngắm toàn cảnh Lệ Giang xinh đẹp, bình yên.

2.8 Cung Văn Xương

Từ Vạn Cổ Lâu đi lại lên phía Tây Bắc là Cung Văn Xương. Cung điện văn xương được xây vào thời nhà Thanh, có lịch sử hơn 280 năm, là nơi thờ Nho giáo và Phật giáo.

Cung Văn Xương (Ảnh: sưu tầm)

Cung Văn Xương là đền thờ lớn nhất ở phố cổ Lệ Giang, với cảnh quan thanh tịnh, cây cối xanh tốt, là nơi yên tĩnh nhất dành cho khách du lịch đi ngắm toàn cảnh Lệ Giang.

3. Kinh nghiệm chuẩn bị khi đi du lịch Lệ Giang

3.1 Xin Visa

Điều đầu tiên muốn đi du lịch thành cổ Lệ Giang thì bạn phải có visa Trung Quốc. Bạn có thể tự đăng ký visa qua website https://www.visaforchina.org/ hoặc liên hệ qua các dịch vụ đăng ký visa. Nếu bạn thành công đăng ký visa thì khoảng tầm 1 - 2 tuần là bạn sẽ nhận được visa.

Visa du lịch Trung Quốc (Ảnh: sưu tầm)

3.2 Đổi tiền

Trước khi đi du lịch Trung Quốc bạn nhớ kiểm tra tỉ giá trước khi đi đổi. Trong quá trình đổi tiền thì hãy nhớ lấy tiền mới đễ nhận biết tiền thật hay giả hơn, soi nghiêng ra ánh sáng có hình chìm rõ nét, tiền không bị nhòe hình, sờ vào phần cổ áo Mao Trạch Đông hơi ráp ráp thì là tiền "hịn" nhé.

Tiền giấy Trung Quốc (Ảnh: sưu tầm)

3.3 Khí hậu

Lệ Giang và Shangrila mùa hè không nóng mà rất mát nhưng cũng rất khô. Bạn nhớ mang kem chống nắng, kem dưỡng ẩm, xịt khoáng cho da và thuốc nhỏ mũi nhé. Vì mũi bạn sẽ cảm nhận được độ khô đầu tiên.

3.4 Trang phục

Ngoài quần áo đẹp các bạn mang đi “sống ảo” thì yên tâm ở Lệ Giang thực sự rất nhiều váy để các bạn mua diện chụp ảnh hợp hơn với khung cảnh. Khoảng 50 tệ (khoảng 175.000 VNĐ) là có ngay một chiếc váy xinh, đẹp hơn và đắt hơn cũng nhiều lắm nhé.

Những bộ quần áo dân tộc tại Lệ Giang (Ảnh: starrynightmulticulture)

3.5 Sim 4G Trung Quốc

Theo kinh nghiệm đi Lệ Giang của mình thì sim 4G hết khá nhanh, nếu đi 6 ngày trở lên bạn phải chuẩn bị 2 sim. Mua tại Việt Nam sim tích hợp sẵn VPN rồi nên bạn lướt facebook, insta update tình hình thoải mái nhé.

Sim du lịch Trung Quốc (Ảnh: sưu tầm)

Phải tự mình dành thời gian khám phá từng cây cầu, từng ngõ nhỏ bạn mới cảm nhận hết được vẻ đẹp nơi đây. Bạn còn chờ đợi gì mà chưa lên kế hoạch cho chuyến du lịch thành cổ Lệ Giang của mình? Chúc bạn sớm có được một chuyến đi vui vẻ và đáng nhớ tại “Venice của phương Đông” nhé!

Một số tour du lịch Lệ Giang hiện có ở PYS Travel:

Tour Côn Minh - Lệ Giang - Shangrila 6 ngày 5 đêm từ Hà Nội

Tour Nam Ninh - Lệ Giang - Shangrila 6 ngày 5 đêm từ Hà Nội

Link nội dung: https://cmp.edu.vn/co-tran-le-giang-a6538.html