Trước khi giải đáp thắc mắc nhịp tim nhanh uống thuốc gì thì trước tiên, bạn cần hiểu rõ về hiện tượng này.
Nhịp tim của một người có sức khỏe bình thường sẽ dao động từ 60 - 100 nhịp mỗi phút. Bởi vậy, khi nhịp tim của bạn tăng vọt lên trên 100 nhịp/phút ngay cả khi nghỉ ngơi thì được gọi là chứng nhịp tim nhanh.
Nhịp tim nhanh sẽ nguy hiểm nếu xuất phát từ bệnh lý
Nhịp tim nhanh có thể là phản ứng sinh lý bình thường của cơ thể con người trước tâm lý lo lắng, căng thẳng, sốt, tập luyện gắng sức hoặc mất máu nhanh. Bên cạnh đó, triệu chứng này cũng không thể loại bỏ nguyên nhân bệnh lý, trong đó chủ yếu là bệnh rối loạn nhịp tim, rối loạn thần kinh tim, cường giáp, hẹp/hở van tim, cơ tim giãn, suy tim, tăng huyết áp, nhồi máu/thiếu máu cơ tim,...
Trong một số ít trường hợp, nhịp tim nhanh cũng có thể xuất hiện do tác dụng phụ của một số loại thuốc, việc sử dụng quá nhiều các chất kích thích như cà phê, trà, rượu, hay thuốc lá…Khi này, bạn chỉ cần đổi loại thuốc hoặc thay đổi thói quen xấu thì sẽ nhanh chóng khắc phục được triệu chứng này.
Khi phát hiện tim đập nhanh bất thường, thì trước tiên bạn cần tìm gặp bác sĩ để được thăm khám thay vì đặt ra câu hỏi “tim đập nhanh uống thuốc gì an toàn, hiệu quả?”. Bởi không phải trường hợp nào cũng cần điều trị bằng thuốc. Thuốc chữa chứng nhịp tim nhanh thường chỉ được sử dụng khi người bệnh xuất hiện các triệu chứng trong thời gian dài và có nguy cơ tiến triển nặng thành biến chứng.
Tùy theo tình trạng và nguyên nhân gây nhịp tim nhanh, người bệnh sẽ được kết hợp sử dụng các loại thuốc khác nhau. Các loại thuốc điều trị nhịp tim nhanh thường được kê bao gồm:
Nhóm thuốc chống loạn nhịp tim sẽ giúp người bệnh điều chỉnh nhịp tim về ngưỡng an toàn. Hầu hết các loại thuốc thuộc nhóm này đều được bào chế ở dạng viên uống và cần được sử dụng kiên trì trong thời gian dài. Đáng chú ý, chỉ trong trường hợp cấp cứu khẩn cấp, một số loại thuốc chống rối loạn nhịp tim mới được sử dụng theo đường tiêm tĩnh mạch.
Thuốc Amiodarone trị rối loạn nhịp tim nhanh
Các loại thuốc chống loạn nhịp tim phổ biến hiện nay là:
Chú ý: Trên thực tế, các loại thuốc chống loạn nhịp tim có thể giảm nhịp tim rất tốt, tuy nhiên chúng lại tồn tại nguy cơ gây hạ nhịp tim quá mức. Hệ quả là khiến cho tình trạng rối loạn nhịp tim chuyển biến nặng hơn và cũng xuất hiện thường xuyên hơn. Bởi vậy, khi sử dụng các thuốc này, bạn cần phải theo dõi kỹ và thông báo ngay cho bác sĩ nếu thấy bệnh tình của mình có dấu hiệu nghiêm trọng hơn.
Thuốc chẹn kênh Canxi thường được áp dụng cho những bệnh nhân rối loạn nhịp tim có hiện tượng đau thắt ngực, tăng huyết áp…. Khi sử dụng đúng, thuốc này có khả năng làm giãn mạch máu, nhờ đó mà lưu lượng máu lưu thông đến tim hiệu quả hơn. Đây cũng là nguyên nhân khiến thuốc chẹn kênh canxi có thể làm thuyên giảm triệu chứng đau tức ngực, giúp tim đập nhanh hơn và đưa huyết áp về ngưỡng an toàn.
Amlodipin thuộc nhóm thuốc chẹn kênh Canxi
Một số thuốc thuộc nhóm thuốc chẹn kênh Canxi phổ biến hiện nay là:
Chú ý: Một số người sau khi sử dụng thuốc chẹn kênh canxi có thể khiến làm chóng mặt, táo bón, khiến nhịp tim đập nhanh hơn, gây phát ban, phù chân. Để hạn chế các tác dụng phụ của nhóm thuốc này, điều quan trọng nhất là bạn cần dùng đúng liều, đúng thời điểm và lộ trình uống.
Thuốc chẹn Beta khi được sử dụng đúng cách sẽ có tác dụng ngăn chặn hoạt động của Adrenalin. Theo nghiên cứu khoa học, Adrenalin là một loại hormone có tính co mạnh, khi chúng tăng cao thì tất yếu tim sẽ đập nhanh bất thường. Ngoài tác dụng giảm nhịp tim về ngưỡng an toàn, thuốc chẹn Beta cũng có khả năng hạ huyết áp, qua đó giảm thiểu áp lực cho tim.
Thuốc Atenolol dùng trong điều trị nhịp tim nhanh
Các thuốc chẹn Beta giúp điều trị nhịp tim nhanh phổ biến là:
Chú ý: Trong một số trường hợp, thuốc chẹn Beta có thể gây ra tác dụng phụ mệt mỏi, lạnh tay và nhức đầu hoặc ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của người dùng. Đặc biệt, việc ngưng dùng thuốc này đột ngột thì phản ứng ngược sẽ xảy ra, khiến nhịp tim bị rối loạn với biểu hiện đau ngực dữ dội, làm tăng nguy cơ đột tử. Do đó, bạn cần phải báo cho bác sĩ để được hướng dẫn giảm liều từ từ.
Việc tim đập quá nhanh có thể dẫn đến nguy cơ hình thành các cục máu đông, làm tăng nguy cơ đột. Bởi vậy, những người gặp phải bệnh lý này cũng thường được bác sĩ kê thêm thuốc chống đông máu. Mặc dù không thể đưa nhịp tim về ngưỡng an toàn nhưng loại thuốc này sẽ giúp bạn làm loãng máu, hạn chế hiện tượng đông máu do rối loạn nhịp tim.
Thuốc chống đông máu Warfarin
Các loại thuốc chống đông máu thường áp dụng cho bệnh nhân tim mạch gồm:
Chú ý: Tác dụng phụ lớn nhất của các nhóm thuốc chống đông máu là giảm khả năng cầm máu. Bởi vậy mà khi sử dụng thuốc này trong quá trình điều trị nhịp tim nhanh thì người bệnh cần theo dõi kỹ tình trạng xuất huyết trên cơ thể, chẳng hạn như phân có máu, da bầm tím hay nôn ra dung dịch có màu cà phê.
Ngoài khả năng tăng sức co bóp cho tim, thuốc Digoxin cũng có tác dụng giúp giảm nhịp tim đối với những người bị nhân rung nhĩ - một rối loạn nhịp tim nhanh thường gặp. Được biết, thuốc này được bảo chế từ lá Digitalis lanata - một loài thực vật thuộc họ Mã đề.
Chú ý: Thuốc trợ tim Digoxin cũng có chứa một số tác dụng phụ như buồn nôn, nôn, đau nhức đầu, chóng mặt, hay chán ăn và thậm chí là tiêu chảy. Bên cạnh đó, thời gian phát huy tác dụng của thuốc cũng lâu nên ít được sử dụng hơn những loại thuốc điều trị rối loạn nhịp tim vừa kể trên.
Thuốc trợ tim Digoxin
Tất cả các thuốc điều trị nhịp tim nhanh đều là thuốc cần được kê đơn. Vì vậy bạn tuyệt đối không được tự ý mua và sử dụng khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Một số lưu ý dành cho bạn khi sử dụng thuốc điều trị nhịp tim nhanh là:
Vừa rồi là những thông tin giúp giải đáp thắc mắc: Nhịp tim nhanh uống thuốc gì an toàn, hiệu quả? Có thể thấy, mỗi loại thuốc đều có những ưu, nhược điểm riêng. Điều quan trọng nhất là bạn cần thăm khám bác sĩ để nhận được phác đồ điều trị bằng thuốc phù hợp.
Link nội dung: https://cmp.edu.vn/thuoc-on-dinh-nhip-tim-a6624.html