Bọ chét (bọ chó) là một bộ côn trùng nhỏ, sống nhờ vào máu của vật chủ, có thể là chuột, chó, mèo hay người. Khi bị bọ chét cắn, bạn có thể bị lây nhiễm một số mầm bệnh hoặc bị dị ứng, viêm da tại chỗ.
Bọ chét không có cánh nên chúng di chuyển bằng cách nhảy. Loài côn trùng này có thành phần loài rất phong phú. Ở Việt Nam đã phát hiện được 34 loài thuộc bộ này. Để tìm hiểu rõ ràng hơn về tình trạng bị bọ chét cắn và biết cách nhận biết vết bọ chét cắn, điều trị hiệu quả, mời bạn đọc tiếp bài viết này của Hello Bacsi.
Cả người và các loại động vật có vú đều có nguy cơ bị bọ chét cắn. Trong đó, trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị bọ chét tấn công nhất. Những vết cắn thường gây ngứa ngáy, đau đớn, khó chịu, thậm chí là mưng mủ. Ngoài ra, loại côn trùng nhỏ này cũng có nguy cơ là vật trung gian mang mầm bệnh như bệnh sán dây và các loài ký sinh trùng khác cho động vật và con người, thậm chí là cả dịch hạch.
Việc loại bỏ hoàn toàn bọ chét ra khỏi môi trường sống là không hề dễ dàng. Chúng có thể tồn tại hơn 100 ngày mà không cần hút máu vật chủ. Đa phần các vết cắn có thể gây dị ứng, kích ứng da nhưng không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người.
Nhiều người thường thắc mắc vết bọ chét cắn trông như thế nào, thường xuất hiện ở đâu? Câu trả lời là sau khi bị bọ chó cắn, một vết sưng nhỏ, đổi màu sẽ hình thành. Hầu hết trường hợp, vết cắn của bọ chét sẽ có những đặc điểm như sau:
Tuy nhiên, một số bọ chét khi cắn người không để lại dấu hiệu gì nên không được chú ý.
Vết cắn của bọ chét thường xuất hiện ở quanh bàn chân, mắt cá chân hoặc cẳng chân… Nếu không để ý và giữ vệ sinh sạch sẽ, bọ chét có thể di chuyển khắp người và để lại “dấu vết” ở bất kỳ nơi nào, nhất là vùng có lông rậm rạp hay tiếp xúc nhiều với quần áo như vùng bụng áp sát lưng quần, vùng cổ chân tiếp xúc với vớ…
Đa số người bị bọ chét cắn không có biểu hiện dấu hiệu và triệu chứng gì đáng chú ý. Nhìn chung, đây không phải là một vấn đề đáng sợ.
Khi bị bọ chét cắn, bạn thường cảm thấy rất ngứa và vùng da xung quanh vết cắn có thể bị đau hoặc nhói. Bạn có thể bị phát ban hoặc nổi mẩn gần vết cắn. Ngoài ra, việc gãi nhiều có thể làm da tổn thương thêm và nhiễm trùng thứ phát do vi khuẩn xâm nhập vào và phát triển.
Ngoài ra, khi bị bọ chó đốt, bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Bạn nên đến khám bác sĩ nếu có biểu hiện triệu chứng nào sau đây:
Từ một vết cắn do bọ chét cũng có thể dẫn đến nhiễm trùng. Nếu người bị bệnh có các tuyến bị sưng, đau dữ dội xung quanh vết cắn hoặc đỏ quá mức, hãy gặp bác sĩ.
Trong một số trường hợp, bọ chét sẽ có thể lây truyền bệnh qua vết cắn, chẳng hạn như: sốt phát ban, bệnh dịch hạch và nhiễm trùng do mèo cào.
Nhiều người thường thắc mắc tại sao lại bị bọ chét cắn? Thực tế, con người thường là lựa chọn thứ hai của bọ chét vì chúng ta không phải là vật chủ thích hợp của loài côn trùng này. Thông thường, bọ chét trưởng thành chỉ nhắm tới con người khi chúng đói và chưa tìm thấy động vật phù hợp để làm vật chủ.
Bọ chét có 6 chân, những móng vuốt khỏe ở đầy chân giúp chúng bám chặt vào vật chủ. Phần miệng của bọ chét có một vòi nhỏ có thể đâm thủng da vật chủ, sau đó hút máu và tiết nước bọt vào máu của vật chủ.
Khi bọ chét tiết nước bọt vào máu, cơ thể chúng ta sẽ ghi nhận nước bọt là chất gây dị ứng. Trong quá trình hệ thống miễn dịch loại bỏ chất gây dị ứng, đồng thời giải phóng histamine tại vùng vết cắn, gây ngứa và sưng tấy. Histamine là nguyên nhân khiến vết cắn của bọ chét ngứa và sưng tấy. Hầu hết mọi người đều bị dị ứng với vết cắn của bọ chét.
Việc có vật nuôi trong nhà sẽ làm tăng nguy cơ bị bọ chét cắn cao hơn. Tuy nhiên, nếu không nuôi thú cưng, bạn vẫn có nguy cơ bị bọ chét “tấn công” vì chúng có thể trú ngụ ngoài sân vườn, thảm chùi chân, sô pha… hoặc từ vật nuôi của người khác.
Bọ chét thích trú ẩn ở những có cỏ cao và khu vực sàn có bóng râm, đống gỗ hoặc các kho chứa đồ. Trong nhà, chúng thường trốn trong thảm, kẽ bàn ghế, giường và các vết nứt trên sàn hay tường nhà.
Hầu hết trường hợp bị bọ chét cắn không cần phải điều trị. Tuy nhiên, bạn vẫn cần theo dõi các vết cắn để sớm nhận biết dấu hiệu của phản ứng dị ứng hoặc nhiễm trùng như mụn nước trắng hoặc phát ban để can thiệp kịp thời.
Theo các chuyên gia sức khỏe, các cách trị bọ chét cắn người rất đa dạng, từ các biện pháp đơn giản tại nhà đến việc dùng thuốc không cần toa (OTC).
Nếu bạn thắc mắc bị bọ chét cắn sưng ngứa bôi thuốc gì? Có thuốc trị bọ chét cắn người không, là những thuốc nào? Thì đây là câu trả lời bạn cần tìm:
Ngoài ra, bạn có thể áp dụng các biện pháp trị bọ chét, bọ chó, bọ mèo cắn tại nhà sau đây:
Để tìm hiểu xem bạn có nguy cơ bị bọ chét cắn hay không, hãy kiểm tra vật nuôi trong nhà. Tìm bọ chét hoặc vết đốt trên da vật nuôi bằng cách chải ngược lông chúng lên. Ngoài ra, nếu nhận thấy vật nuôi gãi ngứa thường xuyên có thể là dấu hiệu cho thấy chúng có bọ chét trên người.
Đưa thú cưng đến bác sĩ thú y, các bác sĩ có thể cho dùng 1 loại thuốc bôi chống bọ chét. Chỉ lúc đó bạn mới có thể kiểm soát bọ chét, ngăn ngừa ngứa và các vết trầy xước thêm. Để ngăn chó, mèo, vật nuôi bị tái lây nhiễm, hãy thử cho chúng dùng vòng đeo cổ chống bọ chét.
Ngoài ra, bạn cũng cần đảm bảo vệ sinh nhà cửa, giặt đồ của thú cưng và drap mền bằng nước nóng và sấy khô vài lần để diệt bọ chét và trứng của bọ chét còn ẩn nấp. Sử dụng máy hút bụi với lực hút mạnh để làm sạch toàn bộ thảm trải sàn (nếu có), thảm lau chân và đồ nội thất bằng vải. Sau khi hút xong, hãy đổ ngay đồ trong máy hút vào một chiếc túi nilon, buộc kín và vứt vào thùng rác bên ngoài.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Link nội dung: https://cmp.edu.vn/con-bo-meo-a67645.html