Tháng 9 là thời điểm thời tiết chuyển sang thu, khí trời mát lạnh, ôn hòa. Nhiều gia đình chọn tháng 9 như thời điểm để đi du lịch, nghỉ ngơi. Vậy tháng 9 có ngày lễ gì cho phép được nghỉ lễ? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để biết được những ngày lễ nổi bật trong tháng 9 để chủ động sắp xếp thời gian nhé!
Theo dương lịch, tháng 9 luôn có 30 ngày. Trong số đó, có những ngày đáng chú ý như:
Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (02/09)
Ngày Quốc khánh nước Việt Nam ta chính là ngày 2 tháng 9. Đây là một sự kiện đặc biệt, kỷ niệm việc Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa (bây giờ là nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam).
Vào năm 1945, sau khi cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám thành công ở nhiều nơi, nhân dân giành được chính quyền. Việc cần kíp bấy giờ là phải tuyên bố độc lập - một nước Việt Nam độc lập, tự do, do chính nhân dân cầm quyền. Mọi hoạt động còn phải khẩn trương hơn bởi vì sau khi Phát xít Nhật đã đầu hàng, quân đội Đồng Minh sẽ tiến vào nước ta để giải giáp quân Nhật. Do đó, vào ngày 2 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trịnh trọng tuyên bố nền độc lập của nước Việt Nam mới trước toàn thể người dân Việt Nam và thế giới. Kể từ sự kiện ấy, nước ta đã trải qua nhiều gian khổ, hy sinh nữa mới có thể có được vị thế như hiện nay!
Vào Ngày Quốc khánh, người lao động và học sinh sinh viên sẽ được nghỉ để làm những hoạt động ý nghĩa. Năm 2024, Ngày Quốc khánh rơi vào thứ Hai, nên bạn có thể sắp xếp lịch nghỉ, du lịch hợp lý vào khung thời gian đó.
Xem thêm: Tháng 6 có các ngày lễ gì? Những ngày lễ tháng 6 dương lịch và âm lịch quan trọng
Ngày thành lập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (10/09)
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là mặt trận tập hợp các lực lượng yêu nước trong việc đấu tranh, làm cách mạng. Mặt trận có tiền từ là Hội Phản đế đồng minh (thành lập năm 1930). Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, Hội Phản đế đồng minh dần dần phát triển, tập hợp được đông đảo các tầng lớp, giai cấp yêu nước trong nhiệm vụ đánh đế quốc và tay sai của chúng.
Vào ngày 10/09/1955, Đại hội Mặt trận Dân tộc thống nhất (họp tại Hà Nội) đã quyết định thành lập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với mục tiêu đoàn kết, tập hợp tất cả các lực lượng dân tộc, dân chủ, những người yêu nước khắp mọi miền để đấu tranh chống lại đế quốc xâm lược Mỹ cùng tay sai, tiến tới một nước Việt Nam thống nhất, độc lập, dân chủ, giàu mạnh.
Ngày kỷ niệm sự thành lập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là dịp để tôn vinh vai trò của khối đại đoàn kết toàn dân, cũng như nêu cao tinh thần ái quốc, đoàn kết, giúp đỡ đồng bào.
Trong tháng 9 âm lịch, tại Việt Nam có 3 lễ hội đặc sắc. Các lễ hội diễn ra ở nhiều địa phương với phạm vi, quy mô khác nhau. Cụ thể:
Tết Trùng Dương (09/09)
Tết Trùng Dương (còn gọi là Tết Hoa cúc, Tết Trùng Cửu, Tết người già) là ngày Tết được tổ chức vào ngày 09/09 âm lịch hàng năm tại Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản và một số nước Châu Á khác. Có nhiều lý giải về nguồn ngày Tết này bắt, nhưng hầu hết đều cho rằng Tết Trùng Dương bắt nguồn từ Trung Quốc. Theo đó, trong văn hóa Trung Hoa, số 9 là con số mang ý nghĩa tốt lành, vĩnh cửu, do đó ngày 9 tháng 9 là một ngày đặc biệt, mang ý nghĩa của sự trường thọ.
Tại Việt Nam, vào dịp Tết Trùng Cửu, người dân thường tổ chức những hoạt động như: leo núi để xua đuổi tà khí, uống rượu hoa cúc để may mắn, tặng quà cho người cao tuổi để thể hiện lòng kính trọng và mừng thọ ông bà,...
Lễ Hội Chùa Keo (13 - 15/09, Thái Bình)
Lễ Hội Chùa Keo là lễ hội đặc sắc tại Thái Bình, diễn ra từ ngày 13 đến ngày 15 tháng 9 âm lịch hàng năm. Lễ hội này do Chùa Keo Thái Bình (một ngôi chùa gần 400 năm tuổi) tổ chức để tưởng nhớ Đức Thiền sư Không Lộ - người đã sáng lập ra chùa và chữa bệnh cho một vị vua thời nhà Lý. Lễ hội có nhiều hoạt động hấp dẫn mà bạn có thể trải nghiệm như: lễ cầu an, lễ dâng hương, lễ cầu siêu, múa chèo, các trò chơi dân gian,...
Lễ hội Katé (cuối tháng 9, Ninh Thuận)
Lễ hội Katé là một lễ hội lớn diễn ra vào cuối tháng 9 âm lịch hàng năm tại tỉnh Ninh Thuận. Lễ hội được những người Chăm theo đạo Bà La Môn tổ chức nhằm tôn vinh các vị thần, cúng ông bà tổ tiên và cầu cho mưa thuận gió hòa và mùa màng bội thu. Xuyên suốt lễ hội, nhiều hoạt động đặc biệt được tổ chức như dâng lễ vật, biểu diễn nghệ thuật,...
Trên đây là toàn bộ nội dung của bài viết “Tháng 9 có ngày lễ gì? Tổng hợp các sự kiện, ngày lễ tháng 9”. Bạn hãy lưu lại các ngày lễ trên để sắp xếp một kế hoạch hoàn hảo trong tháng 9 nhé. Đừng quên theo dõi các bài viết của Đất Việt Medical hàng ngày để không bỏ lỡ bất kỳ bài viết bổ ích nào! Cảm ơn bạn đã đọc bài viết!
Link nội dung: https://cmp.edu.vn/thang-9-co-ngay-gi-dac-biet-a67654.html