Phanh đĩa xe máy và những điều không phải ai cũng biết

Cấu tạo phanh đĩa xe máy

Phanh đĩa xe máy hay còn có tên gọi khác là phanh dầu, được cấu thành bởi một số bộ phận chính như sau:

Đĩa phanh

Bộ phận đĩa phanh được gắn trực tiếp lên cụm may-ơ bánh xe và xẻ rãnh hoặc đục lỗ để gia tăng tản nhiệt. Qua đó, làm giảm thiểu khả năng mài mòn của đĩa phanh và có độ bền lâu hơn. Tuy nhiên, trong quá trình vận hành xe, đĩa phanh sẽ bị xước nếu má phanh đã quá mòn hoặc không đạt chuẩn.

Ngoài ra, đĩa phanh có thể bị nứt vỡ, cong vênh khi chịu một lực lớn như: va chạm mạnh, tai nạn...

Má phanh

Má phanh đĩa xe máy là một khối hộp thống nhất, được cấu tạo bởi một tấm đệm bằng thép với một bề mặt phủ vật liệu ma sát. Bề mặt má phanh được xẻ rãnh nhằm thoát bụi, giảm nhiệt trong quá trình vận hành.

Piѕton

Phanh đĩa xe máy sử dụng piston để tạo lực đẩy cho má phanh. Bên cạnh đó, tay phanh và bàn đạp phanh được kết nối với piston nhằm đẩy dầu phanh đến heo dầu xe máy thông qua bình chứa.

Kẹp phanh piston đôi

Kẹp phanh piston chia làm hai nửa và được bắt vít với nhau. Khi người dùng bóp phanh, piston của bộ kẹp sẽ tác động lên má phanh, từ đó kẹp chặt rô-tơ phanh để điều chỉnh tốc độ.

Phanh chu vi

Hiện nay, một số nhà sản xuất xe đã áp dụng phanh đĩa gắn trên vành xe (phanh chu vi) với mục đích là làm giảm trọng lượng trong hệ thống phanh bánh xe. Chủ phương tiện có thể tìm thấy phanh chu vi trên các loại xe máy sử dụng bánh xe có dây kéo tùy chỉnh.

Xe máy, Phanh đĩa, Phanh đĩa xe máy, Phanh đĩa xe máy có tác dụng gì. Ảnh: N.P
Nguyên lý hoạt động của thắng đĩa xe máy. Ảnh: N.P

Phanh đĩa xe máy hoạt động như thế nào?

Khi người lái đạp vào bàn đạp phanh, áp suất dầu trong đường ống dầu và xi lanh của bánh xe tăng lên, đẩy piston và má phanh ép vào đĩa phanh. Lực ma sát giữa má phanh, đĩa phanh và moay-ơ làm bánh xe giảm tốc độ dần và dừng lại theo yêu cầu của người lái.

Những vấn đề thường gặp của phanh đĩa xe máy

Phanh đĩa xe máy bị bó

Nguyên nhân: Piston bị rỗ do sử dụng trong thời gian dài hoặc phớt chắn bụi xuất hiện tình trạng giãn nở khiến phanh bị kẹt. Bên cạnh đó, trong quá trình di chuyển, nếu người lái rà phanh liên tục cũng là nguyên nhân làm phanh bị bó cứng.

Cách xử lý: Trong trường hợp phanh đĩa xe máy bị bó, người lái có thể tiến hành làm sạch phần phớt chắn bụi. Nếu phanh đĩa sử dụng trong thời gian dài, chủ xe nên thay mới hệ thống piston, lò xo hồi vị hoặc thay má phanh chất lượng hơn.

Phanh bị kẹp vào đĩa phanh

Nguyên nhân: Hết dầu phanh hoặc sử dụng dầu phanh quá hạn là nguyên nhân làm cho piston mất tác dụng và không đẩy vào được. Do đó, xảy ra tình trạng phanh bị kẹp vào đĩa phanh.

Cách xử lý: Để xử lý tình trạng trên, chủ phương tiện cần thay mới dầu phanh. Đồng thời, chủ xe cần thay hết dầu phanh cũ ra khỏi khay trước khi đổ dầu mới vào để tránh dầu phanh mới và cũ lẫn trộn với nhau khiến phanh đĩa hoạt động kém hiệu quả.

Phanh có tiếng kêu to khi bóp

Nguyên nhân: Má phanh bị mòn khiến đĩa phanh va chạm với phần khung của má phanh. Từ đó, gây ra tiếng kêu to hơn bình thường khi bóp phanh.

Cách xử lý: Chủ xe cần thay má phanh mới để hạn chế tiếng ồn, tăng độ bám của xe với mặt đường trong quá trình di chuyển.

Phanh xuất hiện tiếng kêu

Nguyên nhân: Âm thanh lạ phát ra ở phanh đĩa thường do má phanh bị mòn, bị chai khiến phần kim loại của má phanh cọ vào đĩa phanh. Vật cứng kẹt trong moay-ơ hoặc đĩa phanh cong vênh cũng là nguyên nhân gây ra phanh có tiếng kêu.

Cách xử lý: Người lái có thể dùng vòi nước xịt trực tiếp để làm trôi bùn đất, cát ra khỏi hệ thống phanh, sau đó tiến hành lau khô hoặc đặt xe ở nơi thoáng mát.

Link nội dung: https://cmp.edu.vn/phanh-dia-xe-may-a6902.html