Tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản đủ mũi, đúng lịch là cách an toàn, hiệu quả và tốt nhất để khắc chế virus viêm não Nhật Bản, hạn chế những rủi ro vĩnh viễn từ biến chứng thần kinh, vận động của bệnh viêm não Nhật Bản.
Vắc xin viêm não Nhật Bản là vắc xin tạo đáp ứng miễn dịch chủ động chống lại bệnh viêm não Nhật Bản. Khi vào cơ thể, vắc xin sẽ kích thích hệ thống miễn dịch sản xuất ra một chất đặc hiệu (kháng thể) để chủ động tiêu diệt virus JEV gây bệnh viêm não Nhật Bản.
Viêm não Nhật Bản là bệnh nhiễm trùng cấp tính gây tổn thương hệ thần kinh trung ương do virus gây ra. Muỗi Culex (hay còn gọi là muỗi ruộng) là vật trung gian lây truyền căn bệnh này. Theo thông tin của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) năm 2019, virus JEV gây bệnh viêm não Nhật Bản khiến hơn 3 tỷ người tại 24 quốc gia trong khu vực Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương mắc bệnh. (1)
Đối với bệnh viêm não Nhật Bản, mặc dù tỷ lệ mắc chỉ dưới 1%, nhưng tỷ lệ tử vong 25-35%. Trong số 65-75% người có thể sống sót, có đến 50% người có nguy cơ mắc di chứng vĩnh viễn. Do vậy, tỷ lệ nguy hiểm đến tính mạng cao và nặng nề, nếu cộng dồn có thể lên đến 70-80%. Đối với bệnh nhân có thể hồi phục, thời gian có thể tính bằng tháng hoặc bằng năm chứ không tính bằng tuần, ngày. Chi phí điều trị tốn kém. Hiện nay, viêm não Nhật Bản có thể phòng bệnh đơn giản bằng vắc xin. Do đó, biện pháp chủ động phòng bệnh hiệu quả nhất là tiêm ngừa vắc xin đầy đủ, đúng lịch.
Qua thực tế từ công tác điều trị, các chuyên gia y tế cho biết: “Mùa hè là giai đoạn cao điểm của viêm não, đặc biệt bệnh viêm não Nhật Bản (phổ biến ở trẻ dưới 15 tuổi). Bệnh có tỷ lệ tử vong và di chứng về thần kinh và vận động cao (25-35%, trung bình 30%). Tử vong do viêm não Nhật Bản thường xảy ra trong 7 ngày đầu khi người bệnh lâm vào hôn mê sâu (2), co giật và những triệu chứng tổn thương não. Những bệnh nhân qua khỏi có thể để lại những di chứng nặng nề mà hay gặp là rối loạn tâm thần, rối loạn vận động, giảm khả năng giao tiếp. Viêm não Nhật Bản chính là nỗi lo sợ của các phụ huynh có con nhỏ trong mùa hè.”
Bệnh nhân mắc viêm não Nhật bản có thể xuất hiện những biến chứng sớm như: viêm phế quản, viêm phổi. Hoặc quá trình điều trị có thể bị viêm bể thận, bàng quang do thông tiểu hoặc đặt sonde dẫn lưu; loét và viêm tắc tĩnh mạch do nằm lâu và rối loạn dinh dưỡng. Những di chứng sớm có thể gặp là: bại hoặc liệt nửa người, mất ngôn ngữ, múa giật, múa vờn, rối loạn phối hợp vận động, giảm trí nhớ nghiêm trọng, rối loạn tâm thần. Những di chứng muộn có thể gặp là động kinh, nghe kém hoặc điếc, rối loạn tâm thần…
Trước khi vắc xin viêm não Nhật bản được triển khai tiêm trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia (TCMR) và chương trình tiêm chủng dịch vụ (TCDV), virus viêm não Nhật Bản từng là nguyên nhân chiếm đến 25 - 30% các ca viêm não nhập viện với tỷ lệ di chứng, tử vong ở mức cao. Hiện nay tỷ lệ này đã giảm rõ rệt sau nhiều năm vắc xin được triển khai rộng rãi, với tỷ lệ tiêm duy trì ở mức cao. Tuy nhiên, bệnh có thể tăng trở lại nếu trẻ không được tiêm chủng đầy đủ, đặc biệt các mũi vắc xin nhắc lại.
Đừng để viêm não Nhật Bản trở thành gánh nặng của bản thân, gia đình và cộng đồng, tiêm vắc xin phòng bệnh là cách đơn giản và hiệu quả nhất để bảo vệ cả gia đình trước nguy cơ bệnh tấn công.
Về vị trí tiêm vacxin viêm não Nhật Bản, vắc xin được chỉ định tiêm dưới da và không được tiêm đường tĩnh mạch. Cụ thể, vị trí tiêm dưới da có thể tiêm bắp ngay vị trí cơ delta ở bắp tay hoặc ở chân ngay tại vị trí mặt trước bên đùi. Tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản ở tay hay chân đều mang lại hiệu quả phòng bệnh tương đương nhau và không gây ra các ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên, vị trí tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản ở tay hay chân còn tùy thuộc vào chỉ định của bác sĩ và sự thuận tiện của người thực hiện tiêm (tùy theo kích thước vị trí cơ định tiêm dưới da).
Về thao tác thực hiện, tất cả các công tác chuẩn bị và thực hiện tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản đều phải đảm bảo vô trùng. Tâm nút nhôm (nắp lọ vắc xin) sau khi lấy ra phải được sát trùng toàn bộ bằng cồn iốt (không được mở nút cao su). Kim tiêm và bơm tiêm trước khi thực hiện tiêm phải đảm bảo hoàn toàn vô trùng hoặc sử dụng bơm kim tiêm dùng một lần và được sử dụng riêng cho từng người. Lọ vaccine viêm não Nhật Bản cần được lắc kỹ trước khi dùng. Đặc biệt, vắc xin viêm não Nhật Bản phải được đảm bảo với điều kiện bảo quản lạnh ở mức nhiệt độ đạt chuẩn 2 - 8 độ C.
Tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc phòng bệnh viêm não Nhật Bản cho con trẻ ngay từ những năm tháng đầu đời. Phụ huynh cần chú ý đưa trẻ đi tiêm sớm, theo đúng lịch tiêm để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh, nhất là trong đợt cao điểm dịch bệnh.
Hiện nay, Việt Nam đang có 2 loại vắc xin phòng viêm não Nhật Bản an toàn, hiệu quả phòng bệnh cao cho trẻ em và người lớn là Imojev và Jevax.
Vắc xin viêm não Nhật Bản Imojev là loại vắc xin thế hệ mới được sản xuất theo công nghệ tiên tiến, tạo miễn dịch nhanh và miễn dịch lâu dài phòng bệnh viêm não Nhật Bản được chỉ định tiêm cho trẻ em từ 9 tháng tuổi trở lên và người lớn. Vắc xin Imojev do hãng dược phẩm hàng đầu thế giới Sanofi Pasteur (Pháp) nghiên cứu và sản xuất, được triển khai tiêm chủng dịch vụ từ năm 2019 với nhiều ưu điểm vượt trội, giúp trẻ tiếp cận được vắc xin từ rất sớm.
Vắc xin viêm não Nhật Bản Jevax là vắc xin phòng bệnh viêm não Nhật Bản dành cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên và người lớn, giúp dự phòng đặc hiệu bệnh viêm não Nhật Bản, giảm nhẹ nguy cơ mắc bệnh ở trẻ em và người lớn bằng cách xây dựng một hệ thống “miễn dịch” phòng thủ tự nhiên, mạnh mẽ chống lại tác nhân gây bệnh. Vắc xin Jevax do hãng dược Vabiotech (Việt Nam) nghiên cứu và sản xuất (3).
Viêm não Nhật Bản là nguyên nhân hàng đầu gây nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương ở người lớn và trẻ em các nước châu Á. Điều may mắn là bệnh viêm não Nhật Bản đã có vắc xin phòng ngừa đặc hiệu, do đó, biện pháp chủ động phòng bệnh hiệu quả nhất là tiêm ngừa vắc xin đầy đủ, đúng lịch.
Hiện nay, Việt Nam đang sử dụng 2 loại vắc xin viêm não Nhật Bản là vắc xin viêm não Nhật Bản thế hệ mới Imojev (Sanofi Pasteur - Pháp, sản xuất tại Thái Lan) và Jevax (Việt Nam), nếu bạn đang băn khoăn không biết nên tiêm loại vắc xin viêm não Nhật Bản nào phù hợp thì hãy luôn nhớ rằng vắc xin được tiêm sớm nhất là vắc xin tốt nhất. Những vắc xin viêm não Nhật Bản đã được cấp phép sử dụng rộng rãi đều đã được trải qua quá trình nghiên cứu và thử nghiệm nghiêm ngặt. Cả 2 loại vắc xin viêm não Nhật Bản đều có tác dụng bảo vệ cơ thể trẻ em và người lớn khỏi virus JEV gây bệnh viêm não Nhật Bản hoặc ít nhất khi nhiễm virus, bệnh sẽ không tiến triển nặng hay để lại các biến chứng nghiêm trọng hơn.
Ai cũng có nguy cơ mắc bệnh viêm não Nhật Bản, không phân biệt độ tuổi hay đối tượng. Tuy nhiên, bệnh phổ biến nhất ở trẻ em dưới 15 tuổi, đặc biệt, nhóm đối tượng có nguy cơ cao nhất là trẻ từ 2 - 6 tuổi (chiếm đến 75% tổng số ca mắc). Đáng lo ngại, có đến 80% trường hợp mắc bệnh do không hoàn thành phác đồ tiêm chủng đúng và đủ mũi tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản, đặc biệt các mũi nhắc lại theo khuyến cáo của Bộ Y tế.
Tham khảo thêm phác đồ tiêm viêm não Nhật Bản tại đây: Lịch tiêm viêm não Nhật Bản
Vắc xin viêm não Nhật Bản có phải là vắc xin sống không? Để lý giải thắc mắc này, đầu tiên cần phải hiểu rõ vắc xin sống giảm độc lực là gì, vắc xin bất hoạt là gì? Vắc xin sống giảm độc lực là vắc xin có chứa virus sống đã được làm yếu đi để nó không có khả năng gây bệnh được nữa. Vì là vắc xin virus sống nên nó gây ra miễn dịch gần giống như miễn dịch tự nhiên khi nhiễm trùng. Còn vắc xin bất hoạt là vắc xin được bào chế từ vi sinh vật đã bị bất hoạt hay bị giết chết nhưng vẫn giữ tính kháng nguyên.
Vậy vắc xin viêm não Nhật Bản có phải là vắc xin sống không? Các chuyên gia y tế dự phòng cho biết, 2 loại vắc xin viêm não Nhật Bản được sử dụng hiện nay được sản xuất theo 2 cơ chế khác nhau, cụ thể vắc xin Imojev là vắc xin sống giảm độc lực, tái tổ hợp, còn vắc xin Jevax là vắc xin bất hoạt.
Mọi lứa tuổi nếu chưa có miễn dịch với virus JEV đều có thể mắc bệnh viêm não Nhật Bản. Tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản đầy đủ, đúng lịch là biện pháp phòng bệnh quan trọng và hiệu quả nhất hiện nay. Về độ tuổi tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản sẽ phù thuộc vào loại vắc xin người tiêm sử dụng. Trong đó, vắc xin Imojev được chỉ định tiêm chủng cho trẻ em từ 9 tháng tuổi trở lên và người lớn, còn vắc xin Jevax được sử dụng tiêm cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên và người lớn.
Ngoài tiêm chủng vắc xin viêm não Nhật Bản, để chủ động phòng ngừa bệnh viêm não Nhật Bản, trẻ em và người lớn cần áp dụng các biện pháp khẩn cấp phòng bệnh như: Giữ gìn vệ sinh môi trường nhà ở, chuồng gia súc để hạn chế nơi trú đậu của muỗi. Ngủ màn để tránh muỗi đốt, thường xuyên sử dụng các biện pháp chống và diệt muỗi.
Cũng tương tự như các loại vắc xin khác và bất cứ loại thuốc nào đều có khả năng gây ra tác dụng phụ. Sau khi tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản, người tiêm có thể gặp một số phản ứng sau tiêm thông thường, không nghiêm trọng, sẽ tự khỏi và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Các phản ứng tại chỗ phổ biến như: Đỏ, ngứa, sưng, đau,… Các phản ứng phụ toàn thân như: Mệt mỏi, khó chịu, đau đầu, đau cơ,… ở trẻ em có thể sốt còn người lớn có thể phát ban.
Các phản ứng phụ vừa và nghiêm trọng sau tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản rất hiếm khi xảy ra, ước tính tỷ lệ chưa đến 1/1 triệu liều. Các triệu chứng được cảnh báo sốc phản vệ gồm: Khó thở, tức ngực, thở rít; nổi mề đay, phù mạch nhanh; đau bụng hoặc nôn; tụt huyết áp hoặc ngất; rối loạn ý thức,…
Do vậy, theo dõi các phản ứng sau tiêm tại cơ sở tiêm chủng ít nhất 30 phút là nguyên tắc cần phải tuân thủ sau tiêm tất cả vắc xin, kể cả vắc xin viêm não Nhật Bản, vì đây là khoảng thời gian có thể xuất hiện các tác dụng phụ sau tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản sớm, vừa và nặng. Ngoài ra, sau khi về nhà, người được tiêm chủng cần tự theo dõi trong 48h nhằm phát hiện các triệu chứng đầu tiên của phản ứng phản vệ để đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.
ĐƯỢC! Thông thường nếu trẻ em chỉ ho, khò khè, sổ mũi nhẹ nhưng không sốt, chơi, ăn, bú và hoạt động bình thường và không kèm triệu chứng nặng khác thì vẫn có thể tiêm ngừa vắc xin viêm não Nhật Bản bình thường. Tuy nhiên, bác sĩ khám sàng lọc sẽ kiểm tra sức khoẻ của người tiêm để đảm bảo rằng người tiêm đủ điều kiện được tiêm vắc xin hay phải tạm hoãn tiêm.
Rất nhiều phụ huynh nghĩ: “Con đã được tiêm phòng đầy đủ 3 mũi vắc xin viêm não Nhật Bản (Jevax) ở trạm y tế đến khi 2 tuổi thì sẽ không mắc bệnh”. Đó là một quan niệm sai lầm rất nguy hại khiến tình trạng trẻ lớn mắc viêm não Nhật Bản ngày càng gia tăng. Các chuyên gia y tế dự phòng nhấn mạnh: Nếu chỉ tiêm 1 mũi vắc xin sẽ không đủ để cơ thể tạo ra miễn dịch. Ở mũi tiêm thứ 2, sự bảo vệ có thể tăng lên thành 80% và 90 - 95% sau mũi thứ 3. Tuy nhiên, vắc xin viêm não Nhật Bản chỉ có tác dụng trong khoảng 3 năm, đây là lý do vì sao trẻ cần tiêm nhắc lại tới khi 15 tuổi để duy trì miễn dịch, bảo vệ cơ thể. Từ 15 tuổi trở đi, cơ thể trẻ đã có đủ sức đề kháng để tự bảo vệ bản thân.
Về chất lượng vắc xin viêm não Nhật Bản, để vắc xin đảm bảo hiệu quả tối ưu nhất, vắc xin cần được bảo quản trong điều kiện đạt chuẩn theo khuyến cáo. Với Hệ thống gần 100 Trung tâm VNVC trên toàn quốc, được đầu tư cơ sở vật chất hiện đại, dịch vụ tiêm chủng an toàn, vắc xin chất lượng, giá thành hợp lý, hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC đáp ứng tốt nhu cầu tiêm chủng cho mọi đối tượng.
Là đối tác chiến lược của nhiều hãng vắc xin lớn, VNVC hiện có đầy đủ các loại vắc xin viêm não Nhật Bản, đặc biệt vắc xin viêm não Nhật Bản thế hệ mới. Toàn bộ vắc xin của VNVC được bảo quản theo tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo an toàn nhờ hệ thống dây chuyền lạnh (Cold chain) chuyên dụng, cùng hệ thống kho lạnh tổng và kho lạnh đạt chuẩn GSP có khả năng bảo quản cùng lúc hơn 200 triệu liều vắc xin.
Tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản là biện pháp phòng bệnh đơn giản, hữu hiệu và tiết kiệm nhất vì viêm não Nhật Bản chưa có thuốc kháng virus đặc hiệu, việc điều trị rất khó khăn, tỷ lệ tử vong và di chứng rất cao. Do vậy, trẻ em cần được tiêm chủng đầy đủ vắc xin, đặc biệt các mũi nhắc lại để được bảo vệ tốt nhất.
Link nội dung: https://cmp.edu.vn/vacxin-viem-nao-nhat-ban-imojev-a7094.html