Gai đốt sống cổ là một dạng bệnh về cột sống phổ biến nhất. Bệnh mới khởi phát thường khó nhận biết do các biểu hiện không rõ ràng. Khi gai cột sống cổ phát triển gây áp lực lên dây thần kinh và tủy sống gây đau nhói, ảnh hưởng chất lượng cuộc sống. Vậy dấu hiệu gai đốt sống cổ và cách điều trị như thế nào?
Gai đốt sống cổ là một loại thoái hóa cột sống cổ, nguyên nhân chủ yếu là do sụn khớp và đĩa đệm bị hao mòn hoặc lắng đọng canxi ở dây chằng và thân đốt sống. Nếu không được phát hiện sớm và được điều trị, lượng canxi này sẽ hình thành các gai xương, gây chèn ép vào dây thần kinh tạo ra những cơn đau nhói.
Bệnh thường tiến triển âm thầm ở giai đoạn đầu, khi gai xương còn nhỏ, người bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng. Nhưng sau đó các gai lớn lên, người bệnh sẽ thấy đau dữ dội vùng cổ và khó khăn khi di chuyển và cúi đầu.
Bệnh này xảy ra chủ yếu ở người lớn tuổi và tỷ lệ mắc bệnh này ở nam giới cao hơn nữ, nguyên nhân chủ yếu là do tính chất công việc và thường xuyên phải lao động nặng nhọc. Tuy nhiên, thời gian gần đây bệnh có xu hướng trẻ hoá. Nếu không được điều trị sớm có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như liệt cổ.
Bệnh có ít triệu chứng rõ ràng và khác nhau tùy vào từng giai đoạn. Các triệu chứng có thể gặp như:
Theo nghiên cứu y học hiện nay, bị gai cột sống cổ do nhiều lý do như:
Trong viêm xương khớp, sụn trong khớp bị bào mòn nhanh hơn theo tuổi tác. Nếu tình trạng này kéo dài, các liên kết sụn khớp bị mất dần và giảm tiết dịch khớp. Khi đó, phần đầu của đốt sống cọ xát với nhau nhiều hơn và dần dần hình thành các gai xương.
Quá trình lão hóa xương khớp là điều không thể tránh khỏi. Khi đến một độ tuổi nhất định, các cơ quan như: Gan, thận, xương, khớp,… dần dần suy giảm chức năng và mất đi sự linh hoạt.
Đồng thời, các chất dinh dưỡng, canxi không được chuyển hóa kịp thời, lắng đọng trong cơ thể. Sự lắng đọng canxi trong dây chằng là nguyên nhân gây ra gai xương ở vùng cột sống cổ.
Các chấn thương trong cuộc sống hàng ngày như bong gân, căng khớp, gãy xương cổ cũng là nguyên nhân gây gai cột sống cổ. Vì sau khi trải qua những chấn thương này, nếu người bệnh lơ là, hồi phục không hoàn toàn sẽ đẩy nhanh quá trình lão hóa, đặc biệt là ở các khớp, dẫn đến thoái hóa đốt sống cổ.
Tiêu thụ nhiều đồ ăn dầu mỡ, chất kích thích và trong chế độ ăn uống hàng ngày dẫn đến quá trình chuyển hóa dinh dưỡng trong cơ thể bị quá tải và dẫn đến các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là bệnh lý cột sống cổ. Ngoài ra, còn nhiều yếu tố khác làm tăng nguy cơ mắc bệnh gai đốt sống cổ như:
Hiện nay, gai đốt sống cổ chủ yếu được điều trị bằng các phương pháp như sau:
Việc sử dụng thuốc tây có thể khắc phục cơn đau một cách nhanh chóng và là cách điều trị phổ biến. Người bệnh cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ để đạt hiệu quả tốt và tránh những tác dụng phụ không mong muốn. Các loại thuốc được sử dụng gồm:
Một số bài thuốc dân gian điều trị gai đốt sống cổ mà bạn có thể tham khảo như:
Nếu người bị gai đốt sống còn trẻ và tình trạng bệnh còn nhẹ, có thể sử dụng một số phương pháp như vật lý trị liệu, massage, chườm nóng, chườm lạnh,… Những phương pháp này giúp giảm đau và có thể kết hợp với điều trị bằng thuốc tây.
Phẫu thuật gai thoái hóa đốt sống cổ là phương pháp cuối cùng khi bệnh đã ở giai đoạn nặng và các phương pháp điều trị khác đều không hiệu quả. Cách điều trị này áp dụng khi tuỷ bị chèn ép làm hẹp ống tủy, hoặc chèn ép dây thần kinh gây tê ở chân tay và các vấn đề về đường ruột và tiết niệu.
Tuy nhiên, gai có thể tái phát ở cùng một vị trí sau phẫu thuật. Vì vậy, bệnh nhân nên tập thể dục sau phẫu thuật. Tái khám theo chỉ định của bác sĩ để kiểm soát và hạn chế bệnh tái phát.
Việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời gian đốt sống cổ có thể giúp người bệnh tránh được những biến chứng nguy hiểm. Phòng ngừa bao giờ cũng tốt hơn chữa bệnh. Do đó, nếu nhận thấy dấu hiệu bất thường nào xảy ra, cần phải đến gặp bác sĩ ngay lập tức. Điều này cho phép phát hiện sớm và điều trị thích hợp.
Xem thêm: Cách massage cho người bị gai cột sống như thế nào?
Link nội dung: https://cmp.edu.vn/meo-chua-gai-dot-song-co-a7233.html