9 bệnh tình dục ở nam giới: dấu hiệu và cách phòng lây nhiễm

Bệnh tình dục ở nam giới phổ biến như mụn cóc sinh dục, lậu, giang mai, Herpes sinh dục. Một số bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể không biểu hiện triệu chứng đặc trưng, gây chậm trễ trong việc chẩn đoán và điều trị.

bệnh tình dục ở nam giới

1. Bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs) là gì?

Bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs) là là các bệnh lây truyền từ người sang người trong quá trình quan hệ tình dục, có thể là giao hợp qua dương vật - âm đạo, dương vật - hậu môn hoặc giao hợp bằng đường miệng.

Các bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể gặp ở cả nam và nữ, không chỉ lây truyền qua quan hệ tình dục, mà còn có thể lây truyền từ mẹ sang con khi có thai, cho con bú và qua các dụng cụ tiêm chích dưới da.

Hằng năm, có khoảng hơn 50 ngàn người đến khám và điều trị các bệnh tình dục tại bệnh viện, nhưng con số thực tế mắc bệnh ước tính khoảng 500 ngàn người. [1]

2. Dấu hiệu bệnh tình dục ở nam giới

Dấu hiệu bệnh tình dục ở nam giới có thể xuất hiện ngay sau khi mắc bệnh, sau thời gian ủ bệnh, hoặc có thể hoàn toàn không xuất hiện. Thời gian trung bình để các triệu chứng bệnh tình dục ở nam giới xuất hiện là khoảng 20 ngày hoặc sớm hơn. [2]

Dấu hiệu bệnh tình dục ở nam giới có thể bao gồm các vết loét ở bộ phận sinh dục (như ở bệnh Herpes sinh dục hoặc HPV), viêm niệu đạo (ở bệnh lậu hoặc Chlamydia), các triệu chứng toàn thân ảnh hưởng đến toàn cơ thể (như ở bệnh HIV).

Bệnh tình dục ở nam giới gây ra do virus, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng. Ví dụ, Trichomonas gây ra do nhiễm ký sinh trùng đơn bào Trichomonas vagis. Quan hệ tình dục có thể lây nhiễm virus Zika do muỗi vectơ nhiễm virus đốt bạn tình. Bọ ký sinh như rận hoặc ghẻ có thể lây truyền khi tiếp xúc gần hoặc quan hệ tình dục.

Một số bệnh tình dục ở nam giới gây tổn thương tại chỗ hoặc viêm niệu đạo có thể kể đến như lậu, giang mai, Chlamydia. Bệnh có thể lây lan và làm tổn thương sang các cơ quan khác nếu không được điều trị.

Ngoài ra, các triệu chứng bệnh tình dục ở nam giới không chỉ giới hạn ở bộ phận sinh dục. Các triệu chứng phổ biến tùy thuộc vào các bệnh cụ thể, như: sốt, phát ban hoặc phồng rộp ở các bộ phận khác như miệng, các triệu chứng giống cúm, mệt mỏi.

3. 9 bệnh tình dục ở nam giới thường gặp nhất

3.1 Mụn cóc sinh dục do virus u nhú HPV

Virus HPV là tên gọi chung của nhiều chủng virus gây bệnh tình dục ở nam và nữ giới. Hiện, các nhà khoa học đã phân lập được trên 200 chủng virus HPV, gồm: Nhóm nguy cơ cao gây ung thư và nhóm nguy cơ thấp gây sang thương, u nhú ở người.

Cụ thể, virus HPV có thể gây sang thương dưới dạng u nhú, mụn cóc trên thân dương vật, tinh hoàn, hậu môn, háng, đùi, lưỡi, sau họng. Mụn cóc do HPV có tỷ lệ tái phát cao. 44% nam giới ít nhất 1 lần tái phát mụn cóc, 22% nam giới tái phát mụn cóc sinh dục ít nhất 2 lần. Ngoài ra, nhiễm trùng do virus HPV còn có thể gây ra một số thay đổi trong cơ thể dẫn đến ung thư.

Mỗi năm tại Hoa Kỳ có hơn 18 ngàn ca ung thư liên quan đến HPV ở nam giới. Virus HPV là nguyên nhân của hơn 90% trường hợp ung thư hậu môn, hơn 70% trường hợp ung thư vòm họng và hơn 60% trường hợp ung thư dương vật nam giới.

Nếu các bệnh ung thư do virus HPV được điều trị tích cực ở giai đoạn sớm, người bệnh có thể hồi phục tốt, nhanh trở lại cuộc sống bình thường, khả năng sống sót cao; ngược lại, nếu phát hiện và điều trị ở giai đoạn muộn, khi các tế bào ung thư đã di căn sang những bộ phận khác, việc điều trị lúc này mang ý nghĩa duy trì sự sống cho người bệnh.

Bạn có thể tìm hiểu thêm về Virus HPV ở nam giới gây bệnh gì? Dấu hiệu bị nhiễm để bổ sung thêm cho mình nhiều kiến thức sức khỏe nhé.

mụn cóc sinh dục
Mụn cóc sinh dục do virus HPV trên da người bệnh

3.2 Chlamydia

Chlamydia là bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục khi quan hệ bằng đường miệng, hậu môn hoặc âm đạo với người bệnh. Những người nhiễm bệnh Chlamydia thường có triệu chứng như tiểu buốt, đau vùng hạ vị, dương vật chảy dịch, âm đạo chảy dịch khác thường, đau khi quan hệ, đau tinh hoàn. Trong một số trường hợp, Chlamydia không biểu hiện triệu chứng.

Nếu không được phát hiện và điều trị tích cực, Chlamydia có thể dẫn đến nhiều nguy cơ cho người bệnh: viêm niệu đạo, viêm trực tràng, viêm mào tinh. Ngoài ra, Chlamydia còn liên kết với nhiều vấn đề sức khỏe khác như:

Chlamydia có thể được chữa khỏi hoàn toàn bằng thuốc kháng sinh, duy trì liên tục trong 7 đến 14 ngày. Người bệnh cần kiêng quan hệ tình dục ít nhất 7 ngày hoặc cho đến khi dùng hết thuốc. Sau 3-5 ngày sử dụng thuốc, người bệnh có thể cảm thấy tốt hơn; tuy nhiên, không nên tự ý ngưng thuốc sớm hơn thời thời gian bác sĩ chỉ định để tránh lây lan cho bạn tình và làm tái nhiễm bệnh.

Sau điều trị, cơ thể vẫn không có kháng thể chống lại Chlamydia; do đó vẫn có nguy cơ tái nhiễm bệnh nếu không sử dụng các biện pháp an toàn, quan hệ với người bệnh Chlamydia. Người bệnh Chlamydia sau điều trị nên kiểm tra lại sau 3 tháng để chắc chắn tình trạng nhiễm trùng đã hoàn toàn khỏi hẳn.

Bạn có thể tìm hiểu chuyên sâu hơn về bệnh này qua bài viết: Bệnh dó Chlamydia: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và phòng ngừa.

đau hạ vị do bệnh chlamydia
Người nhiễm bệnh Chlamydia thường có những triệu chứng như tiểu buốt, đau vùng hạ vị, dương vật chảy dịch

3.3 Bệnh lậu

Lậu là bệnh tình dục ở nam giới thường gặp, gây nhiễm khuẩn sinh dục, tiết niệu, hậu môn, hầu họng do lậu cầu khuẩn (Neisseria gonorhoeae) gây ra. Bệnh lây truyền chủ yếu qua đường quan hệ tình dục không an toàn như đường hậu môn, thậm chí là hầu họng. Các đường lây truyền khác không qua đường tình dục có thể gặp nhưng khá hiếm. Ví dụ, ở phụ nữ, bệnh lậu còn có thể lây truyền từ mẹ sang con khi sinh, dẫn đến lậu mắt trẻ sơ sinh.

Ai cũng có thể mắc bệnh lậu, nhưng bệnh thường gặp nhất ở người trẻ tuổi, hoạt động tình dục mạnh. Theo Viện Da liễu Quốc gia, trong số những người từ độ tuổi 15 đến 49, mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục nói chung có khoảng 93% đến 98% người mắc bệnh lậu.

Biểu hiện của bệnh lậu ở nam giới thường là viêm niệu đạo, với thời gian ủ bệnh từ 3 đến 5 ngày. Bệnh nhân chảy mủ số lượng nhiều, màu trắng đục, vàng hoặc vàng xanh, tiểu buốt, tiểu dắt. Khi viêm toàn bộ niệu đạo, bệnh nhân tiểu dắt, tiểu khó, kèm theo sốt và mệt mỏi.

Nếu không được điều trị, bệnh có thể dẫn đến biến chứng viêm mào tinh hoàn (triệu chứng sưng nóng đỏ đau kèm sốt); viêm tuyến tiền liệt; viêm ống dẫn tinh và túi tinh. Biến chứng nặng có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của bệnh nhân sau này.

Lậu là bệnh tình dục ở nam và nữ giới có thể được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, tình trạng lậu kháng thuốc hiện ngày càng phổ biến. Nếu sau khi được điều trị bằng thuốc kháng sinh theo phác đồ của bác sĩ, bệnh nhân vẫn còn các triệu chứng bệnh, nên tái khám để được bác sĩ kiểm tra và tiếp tục điều trị. Khi điều trị bệnh lậu, bệnh nhân cần tuân thủ theo nguyên tắc: Điều trị cho bản thân và cả vợ/ chồng/ bạn tình, kết hợp nghỉ ngơi hợp lý, tránh các hoạt động như đạp xe, chạy nhảy gây tổn thương bộ phận sinh dục, kết hợp điều trị nhiễm khuẩn sau lậu, khám lâm sàng và xét nghiệm định kỳ.

Tìm hiểu chi tiết hơn tại bài viết: Bệnh lậu: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và cách phòng ngừa.

bệnh lậu gây viêm hầu họng
Bệnh lậu có thể gây viêm hầu họng, sinh dục, tiết niệu

3.4 Nhiễm trùng roi Trichomonas

Theo WHO, hằng năm trên thế giới có khoảng 180 triệu trường hợp mới nhiễm trùng roi; đặc biệt là ở các nước đang phát triển như Châu Phi, Đông Nam Á.

Nhiễm trùng roi Trichomonas là bệnh viêm đường sinh dục, tiết niệu thường gặp do trùng roi Trichomonas vaginalis gây nên. Bệnh lây truyền chủ yếu qua đường quan hệ tình dục, gây viêm âm đạo ở nữ và viêm niệu đạo ở nam; ngoài ra, bệnh còn lây lan qua bồn tắm, khăn tắm ẩm bị nhiễm trùng roi. Tỷ lệ nữ nhiễm trùng roi cao hơn nam giới gấp 10 lần.

Nam giới có khả năng phân lập trùng roi ở niệu đạo, tinh dịch, nước tiểu, sinh dục ngoài, tuyến tiền liệt và mào tinh. Thời gian ủ bệnh ở nam giới khi nhiễm trùng roi là từ 3 đến 9 ngày và có thể lâu hơn. Đa số người bệnh không biểu hiện triệu chứng lâm sàng, số còn lại biểu hiện bằng triệu chứng viêm niệu đạo. Đi tiểu buốt, có dịch niệu đạo tiết ra với số lượng ít, không đặc nhầy và có mủ như người bệnh lậu. Biến chứng của bệnh là viêm mào tinh, viêm tuyến tiền liệt. Nhiễm trùng roi có thể làm tăng khả năng lây nhiễm HIV.

Để phòng bệnh cần quan hệ an toàn, không quan hệ bừa bãi với nhiều người; sử dụng bao cao su thường xuyên, đúng cách và điều trị bệnh kịp thời tránh để lại di chứng.

trùng roi trichomonas vaginalis
Trùng roi Trichomonas vaginalis lây truyền chủ yếu qua quan hệ tình dục, gây biến chứng viêm mào tinh, viêm tuyến tiền liệt

3.5 HIV/AIDS

HIV là hội chứng suy giảm miễn dịch do nhiễm virus HIV, một loại virus thuộc họ Retroviridae. Khi xâm nhập cơ thể, virus nhân lên và tấn công hệ miễn dịch người bệnh gồm đại thực bào và tế bào lympho T, gây suy giảm chức năng miễn dịch của cơ thể, tạo điều kiện cho sự xâm nhập và phát triển cho các vi sinh vật gây hại. Do đó, HIV còn được gọi là căn bệnh cơ hội.

Đường lây truyền chủ yếu của virus HIV từ người sang người thông qua 3 con đường chính:

Triệu chứng của người nhiễm virus HIV tiến triển khác nhau qua từng giai đoạn. Cụ thể:

Ở giai đoạn nhiễm trùng tiên phát: Khi virus HIV vừa xâm nhập vào cơ thể, từ 2 đến 4 tuần kể từ khi phơi nhiễm, bệnh nhân có thể bị sốt, ho, nổi hạch, viêm họng, phát ban, đau cơ, sút cân, buồn nôn, sưng gan, lách. Các triệu chứng không đặc hiệu này thường kéo dài từ vài tuần đến 1 tháng khiến bệnh nhân nhầm lẫn với triệu chứng cúm thông thường.

Ở giai đoạn mạn tính (Hay giai đoạn tiềm ẩn): Một lượng lớn virus HIV bị tác động bởi hệ miễn dịch, từ đó chuyển sang giai đoạn nhiễm trùng mạn tính. Thời gian của giai đoạn này có thể kéo dài đến 20 năm. Trong giai đoạn này, các hạch bạch huyết thường xuyên sưng, viêm do bắt giữ virus bảo vệ cơ thể.

hạch bạch huyết do hiv
Ở giai đoạn mạn tính của HIV, các hạch bạch huyết thường xuyên sưng, viêm do bắt giữ virus

Giai đoạn AIDS: Virus tấn công và làm suy giảm hệ miễn dịch, vô hiệu hóa miễn dịch trung gian qua tế bào, tạo cơ hội nhiễm trùng do các vi sinh vật khác gây ra. Đặc trưng của tình trạng suy giảm miễn dịch trong giai đoạn này là nhiễm nấm Candida species ở miệng, viêm phổi do nấm, lao, virus Herpes bùng phát gây ung thư hạch bạch huyết, Zona thần kinh. Người bệnh sút cân không rõ nguyên nhân, bị tấn công bởi các nhiễm trùng thông thường.

Nếu không may nhiễm virus HIV, người bệnh cần bình tĩnh nghe theo lời khuyên của bác sĩ hoặc nhân viên y tế. HIV là căn bệnh, không phải là một tệ nạn xã hội. Nhiều người bệnh vẫn có thể sống chung với HIV khỏe mạnh và hạnh phúc trong nhiều năm, thậm chí có thể là vài chục năm. Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, tuy nhiên người bệnh sẽ được điều trị bằng thuốc để làm chậm quá trình phát triển của virus HIV.

3.6 Mụn rộp sinh dục

Mụn rộp sinh dục (hay Herpes sinh dục) là bệnh tình dục ở nam giới khá phổ biến. Triệu chứng của bệnh thường không đặc hiệu ở giai đoạn sớm, chỉ đến khi bệnh bùng phát nghiêm trọng ở giai đoạn muộn người bệnh mới đi khám và điều trị. Lúc này, việc điều trị khá khó khăn và tốn kém.

Giai đoạn nguyên phát: Bệnh nhân bị lây nhiễm virus nhưng có dấu hiệu không rõ ràng như sốt nhẹ, cơ thể mệt mỏi,… Đây là những dấu hiệu dễ bị nhầm lẫn với những căn bệnh khác cho đến khi mụn rộp xuất hiện thì tình trạng bệnh mới rõ ràng hơn. Lúc này bệnh nhân có triệu chứng đau vùng sinh dục, xuất hiện nốt mụn, chùm mụn ở bộ phận sinh dục. Khi nốt mụn vỡ ra tạo thành những vết lở loét gây đau và khó chịu cho người bệnh. Giai đoạn nguyên phát thường kéo dài trong khoản 2 đến 6 tuần.

Giai đoạn tái phát: Triệu chứng rõ ràng hơn. Bệnh nhân bị ngứa và nóng tại vị trí những mụn nước tái phát. Mụn nước mọc thành chùm có chứa dịch. Một số nguyên nhân dẫn đến việc mụn nước tái phát là người bệnh bị sốt hoặc quan hệ tình dục với tần suất cao hay gặp phải một số chấn thương. Tình trạng này có thể biến mất sau khoảng 1 tuần mà không để lại sẹo cho bệnh nhân.

Giai đoạn tiềm ẩn: Sau khi trải qua những giai đoạn trước, bệnh nhân không còn gặp những triệu chứng bất thường. Tuy nhiên, virus Herpes vẫn còn trú ngụ trong cơ thể người bệnh, chờ lúc thể trạng người bệnh suy yếu để tái bùng phát.

Bệnh mụn rộp sinh dục có thể làm giảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, gây ảnh hưởng đến chuyện chăn gối. Ở phụ nữ, bệnh còn có thể lây truyền từ mẹ sang con. Nếu có dấu hiệu nghi ngờ, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị bệnh càng sớm càng tốt tránh gây ra những hậu quả nặng nề về sau.

mụn rộp sinh dục
Bệnh nhân nhiễm Herpes có thể xuất hiện nốt mụn, chùm mụn

3.7 Viêm gan B và C

Viêm gan B và C đều là những căn bệnh viêm gan do virus và có triệu chứng tương tự nhau. Điểm khác biệt đáng kể nhất giữa viêm gan B và viêm gan C là đường lây truyền bệnh. Viêm gan B có thể lây truyền khi người lành tiếp xúc dịch cơ thể với người nhiễm bệnh; trong khi đó, viêm gan C chỉ lây khi người lành tiếp xúc với máu bệnh nhân. Cả viêm gan B và C đều không lây truyền qua đường hô hấp, sữa mẹ, dùng chung thức ăn hoặc có tiếp xúc gần với người nhiễm bệnh.

3.7.1 Bệnh viêm gan B

Tiếp xúc với virus gây bệnh viêm gan B có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng cấp tính trong vòng 6 tháng đầu. Bệnh nhân nhiễm trùng cấp tính do virus viêm gan B có thể có các triệu chứng giống cúm. Sau giai đoạn này, một số trường hợp có thể phục hồi tốt nhờ tích cực điều trị, những trường hợp khác tiến triển thành viêm gan B mạn tính.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), mắc bệnh viêm gan B ở độ tuổi càng trẻ, thì khả năng nhiễm trùng mạn tính càng cao. Ví dụ, có khoảng 90% trẻ sơ sinh nhiễm virus sẽ tiến triển thành bệnh viêm gan B mạn tính.

3.7.2 Viêm gan C

Nhiễm virus viêm gan C cũng có thể dẫn đến nhiễm trùng cấp tính. Theo Viện Quốc gia về Bệnh tiểu đường, Tiêu hóa và Bệnh thận Hoa Kỳ (NIDDK), khoảng 75 đến 85% người mắc viêm gan C cấp tính sẽ tiến triển thành viêm gan C mạn tính. Tuy nhiên, có đến 50% người nhiễm viêm gan C không biết rằng họ đang mắc bệnh.

Viêm gan B và C có thể gây ra những triệu chứng tương tự ở giai đoạn nhiễm trùng cấp và mạn tính. Các triệu chứng của bệnh viêm gan B thường xuất hiện sau 6 tháng kể từ khi tiếp xúc với virus:

viêm gan b gây vàng da
Bệnh nhân nhiễm virus viêm gan B có triệu chứng vàng da, vàng mắt sau 6 tháng nhiễm bệnh

Một số trường hợp nhiễm virus viêm gan B không triệu chứng. Viêm gan C cấp tính có những triệu chứng tương tự viêm gan B cấp tính. Tuy nhiên, người nhiễm virus viêm gan C có nguy cơ cao phát triển thành mạn tính hơn người nhiễm virus viêm gan B.

Hiện viêm gan B chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu. Việc theo dõi triệu chứng của người nhiễm virus và khuyến nghị các phương pháp dự phòng có thể tăng cường sức khỏe gan. Đối với phương pháp điều trị bệnh viêm gan C, các loại thuốc kháng virus bao gồm ledipasvir/sofosbuvir (Harvoni) và daclatasvir (Daklinza) đã được đưa vào sử dụng tại nhiều bệnh viện từ năm 2013. Tùy vào kiểu gen và biến thể virus viêm gan C mà người bệnh mắc phải, các bác sĩ sẽ kê những loại thuốc phù hợp.Thông thường, bệnh nhân phải dùng thuốc trong khoảng từ 12 đến 24 tuần.

3.8 Bệnh giang mai

Bệnh giang mai xuất hiện từ rất sớm trên thế giới. Tại Việt Nam, trong thời Pháp tạm chiếm, giang mai đứng hàng thứ 2 trong số các bệnh lây truyền qua đường tình dục (hàng đầu là bệnh lậu). Sau năm 1975, tỷ lệ mắc bệnh tăng lên một cách rõ rệt. Đến nay, giang mai chiếm khoảng 2 - 3% các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Bệnh giang mai chủ yếu lây truyền qua việc quan hệ tình dục không an toàn. Xoắn khuẩn giang mai xâm nhập qua da, niêm mạc ở bộ phận sinh dục khi bị xây xát trong quá trình quan hệ tình dục, sau đó đi vào máu và lan khắp cơ thể.

Các yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh giang mai là người bị nhiễm HIV/ AIDS, mắc các bệnh tổn thương ở bộ phận sinh dục, quan hệ tình dục không an toàn. Ngoài ra, giang mai còn có thể lây lan qua truyền máu (truyền máu hoặc chích ma túy mà bơm tiêm không khử khuẩn); lây truyền gián tiếp khi dùng chung các vật dụng cá nhân với người bệnh. Mẹ có thể lây truyền giang mai cho con nếu không được điều trị.

Biểu hiện của bệnh giang mai rất đa dạng tùy vào từng giai đoạn của bệnh:

*Chú ý: giữa thời kỳ đầu đến thời kỳ thứ 2, thời kỳ thứ 2 đến thời kỳ thứ 3, bệnh có thể không xuất hiện triệu chứng lâm sàng, chỉ được phát hiện nhờ xét nghiệm huyết thanh.

Bệnh giang mai có thể được điều trị hiệu quả bằng thuốc trong giai đoạn đầu của bệnh. Người mắc bệnh sau khi được điều trị khỏi vẫn có thể tái nhiễm nếu quan hệ tình dục không an toàn với người mắc bệnh.

Xem chi tiết hơn về bệnh này tại bài viết: Bệnh giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị và cách phòng ngừa.

3.9 Virus Zika

Virus Zika là chủng virus phổ biến ở những quốc gia nhiệt đới và cận nhiệt đới. Hầu hết các trường hợp nhiễm virus không có dấu hiệu đặc trưng hoặc có những dấu hiệu dễ nhầm lẫn với các bệnh truyền nhiễm thông thường khác như: sốt, phát ban, đau khớp, đau cơ, đau lưng,…

Bệnh có thể dẫn đến rối loạn thần kinh nghiêm trọng. Ở phụ nữ có thai, virus có thể lây truyền từ mẹ sang con. Trẻ sinh ra có nguy cơ dị tật bẩm sinh, mất thính lực, suy dinh dưỡng, đầu nhỏ, khiếm khuyết não.

Virus Zika chủ yếu lây truyền qua vết cắn của muỗi Aedes mang mầm bệnh. Ngoài ra, virus có thể lây truyền qua quan hệ tình dục không an toàn, đường máu và từ mẹ sang con. Hiện nay chưa có thuốc đặc trị bệnh do virus Zika. Người bệnh chủ yếu được chỉ định sử dụng thuốc điều trị triệu chứng, nghỉ ngơi và bù nước.

4. Ai có nguy cơ cao mắc các bệnh đường sinh dục ở nam giới?

Theo số liệu của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), ước tính có 20 triệu ca mắc các bệnh đường sinh dục xảy ra mỗi năm. Ở nam giới, người có hệ thống miễn dịch yếu (bao gồm cả những người nhiễm HIV); Những người đàn ông quan hệ tình dục qua đường hậu môn có nhiều khả năng bị nhiễm HPV qua đường hậu môn, có nguy cơ dẫn đến ung thư hậu môn thuộc nhóm đối tượng nguy cơ cao mắc bệnh đường sinh dục.

5. Cách phòng ngừa các bệnh tình dục ở nam giới

5.1 Ngừa bệnh bằng vắc xin Gardasil 9

Trong các nguyên nhân gây bệnh tình dục ở nam giới, các bệnh do virus HPV gây ra như: sùi mào gà, ung thư hậu môn, hầu họng,… có thể phòng ngừa hiệu quả bằng vắc xin Gardasil 9.

Vắc xin Gardasil 9 được xem là vắc xin bình đẳng giới, nhờ vào khả năng phòng bệnh rộng hơn ở cả nam và nữ, bảo vệ khỏi 9 tuýp virus HPV: 6, 11, 16, 18, 31, 33, 45, 52 và 58, với hiệu quả bảo vệ lên đến 94%.

Vắc xin phòng virus HPV - Gardasil 9 được chỉ định tiêm chủng cho cả nam giới và nữ giới, từ 9 tuổi đến dưới 27 tuổi, với lịch tiêm cụ thể như sau:

Người từ tròn 9 tuổi đến dưới 15 tuổi tại thời điểm tiêm lần đầu tiên:

Phác đồ 2 mũi:

Nếu mũi 2 tiêm cách mũi 1 < 5 tháng, cần tiêm mũi 3 cách mũi 2 ít nhất 3 tháng.

Phác đồ 3 mũi (0-2-6):

Người từ tròn 15 tuổi đến dưới 27 tuổi tại thời điểm tiêm lần đầu tiên:

Phác đồ 3 mũi (0-2-6):

Click ngay vào nút bên dưới để gặp trực tiếp đội ngũ tư vấn tận tâm của VNVC nhé bạn!

Nếu bạn còn đang phân vân về việc tiêm ngừa HPV cho nam giới, hãy xem ngay bài viết sau: Nam giới có nên tiêm phòng vắc xin HPV không?

tiêm vắc xin phòng virus hpv gardasil
Vắc xin phòng virus HPV - Gardasil 9 bảo vệ hiệu quả cho nam giới trước nguy cơ mắc các bệnh tình dục do virus HPV gây ra

5.2 Phòng ngừa trong hoạt động tình dục

Trong quan hệ tình dục, sử dụng bao cao su là phương pháp được đánh giá cao về tính hiệu quả phòng ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Tuy nhiên, không có phương pháp phòng bệnh nào hiệu quả tuyệt đối 100%, đôi khi bệnh tình dục có thể lây truyền qua những khu vực không có có bao cao su che phủ.

Kiêng hoạt động tình dục là phương pháp tuyệt đối duy nhất giúp phòng ngừa bệnh lây truyền qua đường tình dục. Ngoài ra, bạn cần hạn chế số lượng bạn tình để giảm nguy cơ tiếp xúc với các bệnh nhiễm trùng.

⇒ Xem thêm: Cách quan hệ đồng giới an toàn.

5.3 Hãy kiểm tra định kỳ để phát hiện sớm bệnh

Khi xuất hiện các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh tình dục, người bệnh đừng quá hoang mang, lo lắng mà hãy đến các cơ sở y tế có chuyên khoa nam học để được thăm khám và điều trị. Đừng quên kiểm tra định kỳ để để phát hiện sớm bệnh, vì không phải tất cả các trường hợp mắc bệnh tình dục đều biểu hiện triệu chứng.

6. Các câu hỏi thường gặp

6.1 Bệnh tình dục ở nam giới có làm chết người không?

. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, đúng phác đồ, bệnh tình dục ở nam và nữ giới có thể lây lan khắp cơ thể. Điển hình như lậu, giang mai. Ngoài ra, nhiễm HIV có thể dẫn đến tử vong do ung thư hoặc các bệnh nhiễm trùng hiếm gặp nếu không phát hiện và điều trị sớm.

Viêm gan B và C có thể gây tổn thương gan, suy gan hay thậm chí là ung thư gan. Virus HPV có thể tồn tại trong cơ thể suốt đời, với khả năng tái nhiễm trong tương lai và không có thuốc điều trị đặc hiệu.

6.2 Hôn môi có lây nhiễm bệnh tình dục ở nam không?

. Một số bệnh tình dục có thể lây truyền qua vết loét ở miệng, như mụn rộp, giang mai,… Mụn rộp do virus Herpes gây ra có thể lây lan qua vết loét lạnh trên môi hoặc gần miệng, dễ lây nhất khi vết loét hở và rỉ dịch.

Bệnh giang mai có thể lây truyền qua việc tiếp xúc trực tiếp với vết loét giang mai. Những vết loét đó có thể tìm thấy trên hoặc xung quanh dương vật, hậu môn, trực tràng, môi hoặc miệng. Giang mai còn có thể lây truyền qua tiếp xúc thân mật như hôn.

Virus HIV và viêm gan B có thể tồn tại trong nước bọt, tuy nhiên không thường lây lan qua nụ hôn. Với HIV, rủi ro truyền nhiễm có thể xảy ra có vết thương hở, chảy máu cho phép virus truyền từ người này sang người khác.

Một số cách giảm nguy cơ lây truyền bệnh tình dục khi hôn môi là không người bị loét miệng, có mụn rộp. Thực hiện đời sống tình dục một vợ một chồng.

Bệnh tình dục ở nam có thể phòng ngừa hiệu quả bằng vắc xin và quan hệ tình dục an toàn và duy trì chế độ một vợ một chồng. Để chủ động phòng ngừa hiệu quả bệnh tình dục do virus HPV, nam giới từ 9 đến dưới 27 tuổi cần tiêm vắc xin Gardasil 9 dù đã quan hệ tình dục hay chưa.

Liên hệ hotline 028 7102 6595 hoặc đến trực tiếp các trung tâm tiêm chủng VNVC trên toàn quốc để được tư vấn, đặt lịch tiêm phòng vắc xin Gardasil 9. Tra cứu địa chỉ trung tâm tiêm chủng VNVC trên toàn quốc tại đây.

Link nội dung: https://cmp.edu.vn/cac-benh-nam-khoa-thuong-gap-a7283.html