Nếu đã từng nghe tới danh xưng “Công tử Bạc Liêu" hay bài "Dạ cổ hoài lang" của cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu, bạn chắc hẳn đã biết tới địa danh Bạc Liêu. Những thông tin tìm hiểu Bạc Liêu ở miền nào giúp bạn hiểu rõ hơn về vùng đất này cũng như về văn hoá và con người nơi đây. Vậy Bạc Liêu thuộc miền nào, Bạc Liêu giáp tỉnh nào?...
Bạc Liêu là một tỉnh thuộc vùng duyên hải Đồng bằng sông Cửu Long, nằm ở khu vực bán đảo Cà Mau, thuộc miền Nam Việt Nam.
Tỉnh Bạc Liêu có toạ độ địa lý: từ 9°00' - 9°38' vĩ độ Bắc và từ 105°14' - 105°51' kinh độ Đông.
Bạc Liêu cách TP HCM khoảng 288 km đi theo đường Quốc lộ 1A.
Một số câu hỏi được nhiều bạn quan tâm về tỉnh Bạc Liêu đó là Bạc Liêu giáp tỉnh nào; Bạc Liêu có biển không; Bạc Liêu giáp với Biển Đông ở hướng nào…
Bạc Liêu ở đâu trên bản đồ?
Khi tìm hiểu Bạc Liêu ở miền nào, những thông tin về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của tỉnh Bạc Liêu sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về địa phương này.
Tỉnh Bạc Liêu có diện tích đất tự nhiên là 2.669 km2; bằng 1/16 diện tích của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Tỉnh Bạc Liêu được biết đến là miền đất trù phú, được thiên nhiên ưu đãi. Tỉnh có tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng; tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế biển; nông - ngư nghiệp; thương mại; dịch vụ và du lịch.
Tỉnh Bạc Liêu có địa hình khá bằng phẳng, chủ yếu ở độ cao khoảng 1,2 m so với mực nước biển; một phần diện tích còn lại là những giồng cát và một số khu vực trũng bị ngập nước quanh năm. Địa hình có xu hướng dốc từ khu vực bờ biển vào khu vực nội đồng, từ Đông Bắc xuống Tây Nam.
Là tỉnh có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, Bạc Liêu có một số kênh rạch lớn như: kênh Cạnh Đền; kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp; kênh Giá Rai...
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, tỉnh Bạc Liêu có thời tiết với hai mùa rõ rệt là mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 11); và mùa khô (từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau). Lượng mưa trung bình hàng năm ở Bạc Liêu từ 2.000 - 2.300 mm. Nhiệt độ trung bình khoảng 26°C.
Bạc Liêu là tỉnh ít chịu ảnh hưởng của bão và áp thấp nhiệt đới. Mặc dù không chịu ảnh hưởng trực tiếp từ lũ lụt của hệ thống sông Cửu Long nhưng địa phương này lại chịu tác động mạnh của hoạt động thuỷ triều ở Biển Đông và một phần chế độ nhật triều của Biển Tây.
Tỉnh Bạc Liêu có 07 đơn vị hành chính cấp huyện gồm 01 thành phố (TP Bạc Liêu); 01 thị xã (thị xã Giá Rai); và 05 huyện (Đông Hải; Phước Long; Vĩnh Lợi; Hồng Dân; Hoà Bình). Trong đó, TP Bạc Liêu là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hoá của tỉnh.
Dân số của tỉnh Bạc Liêu là 918.510 người (năm 2021).
Được thiên nhiên ưu đãi, thế mạnh của tỉnh Bạc Liêu là nông - ngư nghiệp. Bạc Liêu có diện tích canh tác nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản khá lớn. Tỉnh còn có thềm lục địa tương đối rộng và một ngư trường có diện tích khoảng hơn 40.000 km2.
Sản xuất nông nghiệp giữ vai trò là một trụ cột quan trọng trong chính sách phát triển kinh tế của tỉnh Bạc Liêu.
Trong những năm qua, tỉnh Bạc Liêu chú trọng đầu tư phát triển ngành nông nghiệp theo hướng áp dụng công nghệ cao; nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ với năng suất và hiệu quả cao. Theo kế hoạch, đến năm 2025, tỉnh Bạc Liêu đặt mục tiêu đạt sản lượng 600.000 tấn thuỷ sản; 1.240.000 tấn lúa; 55.000 tấn muối…
Về ngư nghiệp, tỉnh Bạc Liêu thực hiện Đề án Xây dựng tỉnh trở thành trung tâm ngành công nghiệp tôm của cả nước. Tính đến năm 2022, tổng diện tích thả nuôi tôm siêu thâm canh của tỉnh Bạc Liêu là hơn 3.900 ha.
Bạc Liêu là địa phương hội tụ nhiều dòng văn hoá; đặc biệt là sự giao thoa giữa ba dòng văn hoá của người Kinh, người Khmer và người Hoa. Bởi vậy, ở Bạc Liêu có nhiều lễ hội đặc trưng của ba dân tộc này như:
Nhắc tới Bạc Liêu là nhắc tới dòng nhạc đặc sắc: đờn ca tài tử Nam Bộ. Bạc Liêu cũng nổi tiếng với điệu hò chèo ghe...
Đến với Bạc Liêu, bạn có thể ghé thăm rất nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng như:
Vậy là bạn đã biết rõ “Bạc Liêu ở miền nào". Bên cạnh vai trò trụ cột của sản xuất nông nghiệp trong hoạt động kinh tế, tỉnh Bạc Liêu đang chú trọng phát triển ngành du lịch; đưa Bạc Liêu trở thành điểm đến về du lịch, trải nghiệm văn hoá hấp dẫn của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Hoàng Thái
Link nội dung: https://cmp.edu.vn/bac-lieu-mien-nao-a7386.html