Ung thư lưỡi là bệnh ác tính trong khoang miệng. Ung thư lưỡi có chữa được không là thắc mắc của nhiều bệnh nhân. Tùy từng giai đoạn và từng trường hợp cụ thể mà có phương pháp điều trị khác nhau. Trong nhiều hợp, ung thư lưỡi có thể ngăn ngừa bằng cách thay đổi thói quen sống. Vậy ung thư lưỡi có chữa được không, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Hiện nay, vẫn chưa thể xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh mà chỉ có thể dựa trên một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư lưỡi như thói quen hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia, vệ sinh răng miệng không đúng, ăn uống thiếu dinh dưỡng, do nhiễm virus HPV,... Khi bị ung thư lưỡi, bạn có thể gặp phải một số triệu chứng tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển của bệnh, cụ thể như sau:
Ở giai đoạn đầu, người bệnh không có triệu chứng gì đặc biệt nên người bệnh thường chủ quan, không đi khám. Tuy nhiên, bạn cũng nên đề phòng những dấu hiệu sau:
Lúc này, các dấu hiệu của bệnh có biểu hiện rõ hơn và gây ra những ảnh hưởng nhất định đến cuộc sống của người bệnh, như là:
Ung thư lưỡi tiến triển khá nhanh. Nếu không phát hiện sớm, vết loét có thể ăn sâu vào bên dưới hoặc lan rộng ra các vùng xung quanh. Do đó, người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức nhiều, kèm theo chảy máu, bội nhiễm, hơi thở có mùi hôi do vết hoại tử. Lúc này, bệnh nhân có thể cảm thấy đau khi khám.
Khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn cuối thì các triệu chứng nghiêm trọng hơn. Cụ thể, người bệnh có thể gặp phải một số triệu chứng như sút cân nhanh chóng, mệt mỏi, sốt, rối loạn tiêu hóa, nổi hạch, lưỡi bị tổn thương nặng,…
Ung thư lưỡi đứng đầu trong các loại ung thư khoang miệng, chiếm khoảng 30 - 50% trường hợp mắc bệnh. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến hơn ở những người trên 50 tuổi. Tùy từng giai đoạn mà người bệnh có những có dấu hiệu khác nhau.
Ung thư lưỡi có chữa được không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như độ tuổi, thể trạng, giai đoạn tiến triển cũng như mức độ đáp ứng điều trị của bệnh nhân. Các bác sĩ thường đưa ra tiên lượng sống thêm 5 năm, dựa vào tình trạng bệnh để dự đoán khả năng sống của bệnh nhân.
Ở giai đoạn khu trú, khi kích thước khối u dưới 4cm, chưa di căn đến các hạch bạch huyết hay cơ quan khác, người bệnh có khoảng 78% cơ hội sống sót.
Ở giai đoạn tiến triển, bệnh đã lan đến các hạch bạch huyết ở cổ, bệnh nhân có khoảng 63% cơ hội sống sót.
Ở giai đoạn di căn, khối u đã di căn đến thanh quản, vòm họng hay di căn đến xương, gan, phổi thì cơ hội sống của bệnh nhân giảm xuống còn khoảng 36%.
Khi có những dấu hiệu bất thường ở miệng, lưỡi, bạn không nên chủ quan mà nên đi khám càng sớm càng tốt. Trong quá trình thăm khám, các bác sĩ yêu cầu bệnh nhân thực hiện thêm một số xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán chính xác nhất như:
Để điều trị ung thư lưỡi hiệu quả, các bác sĩ phải xác định được giai đoạn của bệnh nhân. Đối với những trường hợp bệnh ở giai đoạn đầu, các bác sĩ thường áp dụng phương pháp phẫu thuật và xạ trị.
Đối với những bệnh nhân được chẩn đoán ở giai đoạn muộn, quá trình điều trị sẽ rất khó khăn. Người bệnh có thể cần kết hợp nhiều phương pháp để điều trị tốt nhất. Dưới đây là một số phương pháp điều trị ung thư lưỡi thường được áp dụng:
Trên đây là thông tin về triệu chứng và cách điều trị bệnh ung thư lưỡi. Ung thư lưỡi có chữa được không thì câu trả lời là tuỳ vào từng giai đoạn mà có phương pháp điều trị cụ thể, nhưng bệnh phát hiện ở giai đoạn cuối thì việc điều trị sẽ khó khăn hơn.
Để phòng bệnh, bạn phải vệ sinh răng miệng hàng ngày đúng cách, bỏ những thói quen làm tăng nguy cơ mắc bệnh như uống rượu bia, hút thuốc lá,…
Link nội dung: https://cmp.edu.vn/benh-ung-thu-luoi-co-chua-duoc-khong-a7446.html