Mặc dù tóc bạc ở người lớn tuổi là một điều tự nhiên, song tình trạng trẻ em có tóc bạc lại hoàn toàn không bình thường. Trẻ 2 tuổi có 1 sợi tóc bạc hoặc nhiều hơn là do đâu và có đáng lo ngại không? Mời bạn cùng ILO tìm hiểu vấn đề này để biết cách chăm sóc con nếu bé có tóc bạc sớm.
Nếu trẻ em có tóc bạc hoặc bé 3 tuổi có 1 sợi tóc bạc thì phụ huynh có nên lo lắng và cho bé đi khám bác sĩ hay không?
Tóc bạc sớm là tình trạng không ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, nhưng nó có thể là dấu hiệu của một số vấn đề nào đó trong cơ thể. Điều này cũng ảnh hưởng tới tâm lý của bé nếu như tóc con bị bạc nhiều.
Các chuyên gia cho biết rằng việc trẻ em có tóc trắng không phải là hiếm. Và sự xuất hiện của tóc bạc ở bé có thể do nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như di truyền hoặc một số tình trạng bệnh lý.
Mặc dù đây là một tình trạng bất thường, nhưng nhìn chung không đáng lo ngại. Đây cũng không phải là dấu hiệu của vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nào đó. Tóc bạc xảy ra khi có sự giảm sản xuất melanin - sắc tố tạo nên màu tóc. Sự suy giảm này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, kể cả thời thơ ấu. Đặc biệt, phần lớn trẻ em có tóc bạc sớm là do di truyền.
Tuy vậy, nếu mẹ nhận thấy bé có một vài sợi tóc bạc vẫn nên đưa con đi khám. Các bác sĩ có chuyên môn sẽ kiểm tra để loại trừ mọi tình trạng bệnh lý tiềm ẩn và hướng dẫn mẹ chăm bé đúng cách.
Nếu không có bất kỳ triệu chứng bất thường nào và con vẫn phát triển bình thường thì không cần phải lo lắng. Tóc bạc sớm khi còn nhỏ thường được coi là một biến thể tự nhiên.
>>> Đọc thêm: Trẻ 2 tuổi biếng ăn: Nguyên nhân và 9 biện pháp khắc phục
Màu tóc được quyết định bởi sắc tố melanin. Vậy nhưng một số lý do cũng khiến bé có các sợi tóc bạc. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng tóc trắng ở trẻ nhỏ:
Nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng tóc bạc sớm ở trẻ em là do di truyền. Có nghĩa là nếu ông bà hoặc cha mẹ từng gặp vấn đề tương tự về tình trạng tóc bạc sớm khi còn nhỏ thì con cái cũng có nguy cơ tương tự (thậm chí là cao hơn).
Các bác sĩ đánh giá rằng sự khởi phát của tóc bạc sớm ở trẻ em do di truyền là nguyên nhân chính.
Thiếu hụt vitamin B12, vitamin D3, canxi, đồng, kẽm… cũng là yếu tố dẫn đến tình trạng tóc bạc sớm ở trẻ em. Điều này thường xảy ra nhiều hơn với những bé có chế độ ăn uống không lành mạnh, nghèo chất dinh dưỡng hoặc theo chế độ ăn chay.
Mặc dù không phổ biến nhưng căng thẳng cũng khiến tóc bạc sớm. Tuy nhiên, căng thẳng ở đây không có nghĩa là căng thẳng về mặt tâm lý. Đó là stress nhiễm độc gen gây ra do các yếu tố môi trường.
Các loại dầu gội đầu kém chất lượng có thể khiến tóc bé bị khô ráp, thậm chí làm tóc trắng. Một số người sử dụng dầu gội của người lớn để gội đầu cho con cũng gây ra tình trạng này.
Thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá cũng có thể dẫn tới tình trạng trẻ em có tóc bạc. Hút thuốc thụ động gây ra stress oxy hóa trong cơ thể trẻ, làm giảm quá trình sản xuất melanin. Vì vậy, nên tránh hút thuốc ở gần bé để ngăn chặn điều này xảy ra.
Với tình trạng ăn quá nhiều thức ăn nhanh như hiện nay thì không có gì ngạc nhiên khi trẻ em có tóc bạc sớm đang trở nên phổ biến.
Ngoài ra, nếu thức ăn của bé không cung cấp đủ protein (gây tình trạng suy dinh dưỡng protein) cũng là nguyên nhân dẫn tới bạc tóc sớm. Đây được gọi là hội chứng tóc dị thường Menkes.
>>> Đọc thêm: Trẻ 2 tuổi ngủ đêm hay lăn lộn: Nguyên nhân và biện pháp xử lý
Thiếu sắt có thể dẫn đến thiếu máu, khiến con mệt mỏi và bạc tóc. Thiếu máu ác tính cũng gây ra tình trạng tóc bạc sớm ở trẻ em.
Bé 3 tuổi có 1 sợi tóc bạc có thể là do rối loạn tự miễn dịch. Tình trạng này làm gián đoạn quá trình sản xuất melanin bình thường trong cơ thể. Bệnh bạch biến là một trong những căn bệnh do rối loạn miễn dịch gây ra. Bệnh ảnh hưởng đến nang lông và dẫn tới tóc có màu xám hoặc trắng.
Tiếp xúc với một số loại hóa chất, chất độc hại hoặc bức xạ cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng tóc bạc sớm ở trẻ nhỏ. Chẳng hạn thường xuyên tiếp xúc với kim loại nặng như chì hoặc thực hiện xạ trị để chữa bệnh sẽ tác động xấu tới sắc tố melanin.
Trẻ em có tóc bạc có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như rối loạn tuyến giáp, bị các khối u… Bởi vì những yếu tố này ảnh hưởng xấu tới việc sản xuất melanin.
Các chuyên gia về vấn đề này cho biết rằng không có thuốc hoặc phương pháp điều trị cho tình trạng tóc bạc sớm ở trẻ nhỏ. Vậy nhưng, vấn đề này có thể được cải thiện nếu mẹ biết thay đổi một vài điều trong chăm sóc con, chẳng hạn như thay đổi dầu gội, thay đổi chế độ ăn, bổ sung vitamin cần thiết…
Hơn nữa, nếu tóc bạc của con là do tình trạng bệnh lý thì cần phải cho bé tới bệnh viện để được điều trị. Một khi cơ thể con hoàn toàn khỏe mạnh thì sẽ không còn các sợi tóc bạc.
>>> Đọc thêm: Viêm lợi ở trẻ em 2 tuổi: Nguyên nhân và cách chữa trị
Nếu tóc bạc sớm là do di truyền thì không thể ngăn ngừa được. Tuy nhiên, nếu đó là do tình trạng bệnh lý hoặc do thay đổi chế độ ăn uống, lối sống thì bạn có thể ngăn không để vấn đề trở nên trầm trọng hơn.
Dưới đây là một số mẹo nhỏ ba mẹ nên áp dụng để ngăn chặn tình trạng này:
Bổ sung các thực phẩm lành mạnh và giàu chất dinh dưỡng chính là một trong những cách quan trọng ngăn ngừa tóc bạc sớm ở trẻ nhỏ. Dù bạn dự định cho bé ăn gì thì hãy đảm bảo rằng chế độ ăn đó có đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu cho sự tăng trưởng và phát triển của con.
Dưới đây là một vitamin và khoáng chất quan trọng tốt cho tóc:
• Vitamin A: Vitamin A có nhiều trong các loại rau xanh và trái cây màu vàng.
• Vitamin B: Vitamin này có trong các loại rau xanh lá, sữa chua, súp lơ, cà chua và chuối.
• Các khoáng chất sắt, kẽm, đồng: Kẽm có trong rau xanh, thịt gà và các loại thịt đỏ. Sắt có nhiều trong trứng, mơ khô, lúa mì, hạt hướng dương, cà rốt. Đồng có nhiều trong thực phẩm ngũ cốc nguyên hạt hoặc hải sản.
• Protein: Ngũ cốc nguyên hạt, đậu nành và thịt là những nguồn protein quan trọng mà bạn nên chú ý bổ sung trong chế độ ăn của bé.
• Axit béo omega-3: Cá hồi, cá thu, cá basa, cá trích, quả bơ, quả óc chó… là những thực phẩm giàu axit béo omega-3.
• Chất chống oxy hóa: Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa bao gồm các loại quả mọng (như quả việt quất và dâu tây), rau lá xanh, trà xanh, cam, chanh, bưởi…
• Biotin (vitamin B7): Chất này có trong trứng, các loại hạt, các loại đậu và ngũ cốc nguyên hạt.
Ngoài ra, trong chế độ ăn của bé, mẹ cũng cần cung cấp đủ i ốt cho bé. Quá nhiều hoặc quá ít có thể ảnh hưởng đến tuyến giáp và dẫn đến tóc bạc sớm.
>>> Đọc thêm: Cách chữa sâu răng cho trẻ 2 tuổi để con có hàm răng đẹp
Dầu gội đầu của người lớn không chỉ khiến tóc bé trở nên khô xơ và rối mà còn có nguy cơ gây tóc bạc sớm. Do vậy, bạn phải cho con sử dụng dầu gội dành riêng cho trẻ em.
Dầu gội em bé có chứa chiết xuất vitamin và khoáng chất, giúp tóc con chắc khỏe. Ngoài ra, các loại dầu gội thảo dược cũng là lựa chọn phù hợp.
Mẹ cũng lưu ý không gội đầu cho con bằng nước nóng. Vì nước nóng có thể phá hủy các tế bào hắc tố - tế bào hỗ trợ sản xuất melanin.
Để hạn chế tình trạng trẻ 2 tuổi có 1 sợi tóc bạc hoặc nhiều hơn, ba mẹ có thể áp dụng một số biện pháp tự nhiên như:
• Massage cho bé bằng dầu dừa: Dầu dừa cải thiện lưu thông máu, phục hồi màu tóc và ngăn ngừa tóc bạc.
• Massage bằng dầu hạnh nhân: Dầu hạnh nhân có vitamin E, giữ cho tóc khỏe mạnh.
• Sử dụng hạt mè (vừng) chăm sóc tóc: Trộn hạt mè với dầu hạnh nhân, dầu dừa hoặc dầu ô liu rồi xay nhuyễn. Sử dụng hỗn hợp này bôi lên da đầu của bé và massage trong khoảng 20 phút rồi gội lại thật sạch sẽ giúp tóc con chắc khỏe.
• Xả tóc bằng trà đen: Trà đen có chứa tannin làm đen tóc. Hãy pha một tách trà đen đặc và để nguội. Sau đó, gội đầu cho bé bằng dầu gội trẻ em và dùng nước trà đen vừa pha để xả tóc cho con, cuối cùng gội lại bằng nước sạch.
Bên cạnh những biện pháp trên, ba mẹ nên thường xuyên cho bé vui chơi vận động để tránh stress oxy hóa (là sự mất cân bằng giữa các gốc tự do và chất chống oxy hóa trong cơ thể). Mặt khác, cần hạn chế cho bé tiếp xúc quá nhiều với tia UV.
Cuối cùng, trẻ 2 tuổi có 1 sợi tóc bạc hoặc có nhiều thì tuyệt đối ba mẹ không được nhổ nó. Việc nhổ các sợi tóc có thể làm tổn thương nang lông, không tốt cho bé.
>>> Đọc thêm: Top 20 loại sữa cho trẻ 2 tuổi chất lượng tốt, được tin dùng
Link nội dung: https://cmp.edu.vn/tre-em-co-toc-bac-a7563.html