Bệnh gout là một trong những bệnh lý về xương khớp phổ biến hiện nay. Đối với bệnh gout, việc phát bệnh càng sớm càng tốt. Tùy vào mỗi giai đoạn mà, cách chữa trị sẽ khác nhau. Ngoài các phương pháp điều trị ra thì việc người bệnh có một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, sinh hoạt hợp lý cũng rất cần thiết.
Điều trị gout cấp tính
Với người bệnh gout cấp tính, khi xuất hiện những cơn đau cấp tính, người bệnh gout nên cần đi kiểm tra, sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Đối với trường hợp gout cấp tính thì cần điều trị viêm khớp trong gout cấp và thay đổi chế độ sinh hoạt để giúp làm thuyên giảm bệnh. Một số loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định bao gồm:
- Nhóm thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs): Indomethacin, Naproxen, Ibuprofen, Diclofenac, Ketoprofen, các thuốc ức chế chọn lọc COX-2 (meloxicam, etoricoxib…). Nhóm thuốc này có thể dùng riêng lẻ để kháng viêm hay kết hợp với Colchicine. Tuy nhiên, cần dùng đúng liều và theo sự chỉ định của bác sĩ để tránh tác dụng phụ trên đường tiêu hóa và thận.
- Colchicine: Đây là thuốc chỉ định đầu tay làm giảm sưng, viêm và đau trong cơn đau do gout cấp tính. Không nên dùng liều cao cho người bệnh, liều dùng thường là 1mg/ngày và càng sớm càng tốt (trong vòng 12 giờ khi cơn đau gout cấp khởi phát). Có thể dùng kết hợp với thuốc kháng viêm không steroid để tăng hiệu quả.
- Corticoid đường toàn thân: Đây là loại thuốc chỉ được chỉ định khi các thuốc trên không có hiệu quả. Tuy nhiên đây là nhóm thuốc cần hạn chế và dùng ngắn ngày theo chỉ định của bác sĩ, tránh lạm dụng thuốc.
- Một số thuốc có thể chỉ định dùng hàng ngày để làm giảm lượng acid uric: Allopurinol, Febuxostat, Probenecid,…
Điều trị gout mạn tính
Với những trường hợp người bệnh bị gout mạn tính cần phải kết hợp dùng thuốc điều trị và xây dựng chế độ ăn lành mạnh và uống khoa học. Để làm giảm acid uric lắng đọng trong cơ thể, hạn chế bệnh thêm nặng. Các thuốc thường dùng trong điều trị gout mạn tính chủ yếu là làm giảm lượng acid uric trong máu, đó là:
- Pegloticase: Sử dụng trong trường hợp gout nặng hay các thuốc khác không thể hạ acid uric trong máu bệnh nhân. Thuốc sử dụng dưới đường truyền tĩnh mạch.
- Allopurinol: Làm giảm lượng acid uric trong máu, hạn chế quá trình sản sinh acid uric và hòa tan tinh thể urat trong hạt tophi.
Khi đã xuất hiện hạt tophi quanh khớp bị gout gây ảnh hưởng tới chức năng vận động, việc phẫu thuật cắt bỏ hạt tophi cũng sẽ được cân nhắc.
Xem thêm:
Thay đổi chế độ sinh hoạt, ăn uống
Ngoài việc sử dụng thuốc, khi bị gout người bệnh còn cần phải thay đổi chế độ sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng sao cho lành mạnh và khoa học nhất. Một số lưu ý dành cho người bệnh gout:
- Không uống các loại đồ uống có cồn như bia rượu, uống đủ lượng nước mỗi ngày khoảng 2-3 lít, bổ sung thêm các loại nước kiềm, nước khoáng chứa kiềm. Qua đó giúp tăng lượng bài tiết nước tiểu, giúp hạn chế lượng urat lắng đọng lại trong đường tiết niệu.
- Hạn chế ăn các loại thực phẩm chứa nhiều chất đạm như tôm, cua, hải sản, thịt cá, nội tạng của động vật,… giúp hạn chế lượng purin tích tụ trong cơ thể. Với những loại thực phẩm này thì không nên ăn quá 150g/ ngày.
- Hạn chế các yếu tố có thể làm các cơn đau gout cấp khởi phát như stress, chấn thương,…
- Nên thường xuyên tập thể dục, tránh tăng cân, và béo phì.
Thực đơn cho người bệnh gout
Đối với người bị bệnh gout, thì một chế độ ăn uống cần phải chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng, nhưng vẫn phải hạn chế được một số loại thực phẩm chứa nhiều purin để giúp ngăn bệnh phát triển nặng hơn. Thực đơn dành cho người bệnh gout cần lưu ý một số điều dưới đây:
- Bổ sung nhiều các loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ, giúp giảm đi việc hấp thu chất đạm. Các loại rau xanh vừa chứa nhiều chất xơ lại có chứa nhiều chất kiềm giúp cho lượng acid uric có trong máu được trung hòa đó là rau cải xanh, bí, củ cải,….
- Trứng là một trong những loại thực phẩm có chứa hầu hết các loại vitamin B thiết yếu như choline, biotin, axit folic, đồng thời trứng cũng rất .giàu protein. Lượng omega-3 dồi dào trong trứng giúp giảm đau, viêm khớp, cứng khớp ở người bị gout. Ngoài ra choline có trong trứng sẽ giúp giữ màng tế bào ổn định, vai trò dẫn truyền thần kinh và qua đó hỗ trợ giảm tình trạng viêm do gout gây ra tại khớp.
- Một số loại thực phẩm khác như đậu, đậu lăng, đậu phụ, ngũ cốc nguyên hạt, cũng là một trong những nguồn protein thực vật lành mạnh cung cấp cho cơ thể, giúp duy trì chế độ ăn cân bằng đồng thời giúp kiểm soát tốt nồng độ acid uric trong máu người bệnh.
- Ngoài ra, trong thực đơn của người bệnh gout cũng nên có các loại sữa ít béo. Theo một số nghiên cứu, thì sữa là một loại thực phẩm có tác dụng giúp làm giảm được nồng độ acid uric.
- Các loại dầu thực vật, dầu oliu, dầu gấc,…chứa các chất béo tốt, hỗ trợ chống viêm khớp, kiểm soát tốt acid uric trong cơ thể và giảm sưng đau hiệu quả.
Trên đây là những thông tin về phương pháp, cách điều trị bệnh gout cũng như thực đơn cho người bệnh gout mà người bệnh cần nắm rõ.