Tuần thai thứ 31, thai nhi đã lớn hơn và có nhiều thay đổi, cụ thể:
Ở tuần 31, em bé lớn bằng quả bí ngòi, có kích thước khoảng 41,14 cm (tính từ đỉnh đầu tới chân) và nặng khoảng 1,5kg.
Khi bước vào tuần thai thứ 31, nghĩa là bé đã đồng hành cùng mẹ 7 tháng rồi. Vì vậy, chỉ còn khoảng 2 tháng nữa thôi bé sẽ chào đời. Cũng trong tháng thứ 7, tốc độ phát triển của thai nhi cũng tăng lên đáng kể:
• Thông qua siêu âm, mẹ sẽ thấy tóc bé mọc nhiều hơn, móng chân, móng tay đã hoàn thiện. Chưa kể, mẹ còn có thể quan sát rõ khuôn mặt, biểu cảm và hành động của bé bên trong như mỉm cười, cau mày, chớp mắt, mút ngón tay,...
• Bộ não và hệ thần kinh của bé đang phát triển vô cùng nhanh. Đồng thời, 5 giác quan đã phát triển gần hoàn thiện. Do đó, bé đã có thể nghe và hiểu những âm thanh bên ngoài, đặc biệt là giọng nói của mẹ.
• Tần suất đạp, vươn vai, đá và lộn nhào cũng nhiều hơn. Điều này có thể khiến mẹ thức giấc vào ban đêm nhưng mẹ đừng quá lo lắng vì đây là dấu hiệu cho thấy em bé khỏe mạnh.
• Khi không ngủ, bé sẽ thực hiện một loạt động tác như thở, nuốt, nấc, đạp chân.
• Đa số các bé sẽ tiến hành quay đầu ở tuần 32 đến 36. Tuy nhiên, một số ít thai nhi đã bắt đầu dịch chuyển về ngôi thai thuận để chuẩn bị cho quá trình sinh nở từ tuần thai thứ 31.
• Cổ của bé bây giờ đã có thể xoay hoặc nghiêng sang một bên.
Cùng với sự lớn lên của thai nhi, cơ thể mẹ cũng có rất nhiều thay đổi. Cụ thể:
• Do thai nhi đang lớn dần nên mẹ thường xuyên đi tiểu và những cơn đau nhức lưng dưới ngày càng xuất hiện nhiều hơn, khiến mẹ khó ngủ.
• Xuất hiện sữa non màu vàng rỉ ra từ ngực.
• Trong 3 tháng cuối thai kỳ, các cơn co thắt tử cung Braxton Hicks (cơn gò chuyển dạ giả) sẽ xuất hiện và diễn ra khoảng 30 giây/lần co thắt. Điều này sẽ gây áp lực lên phần ruột dưới, đại tràng cũng hấp thụ nhiều nước hơn làm cho phân cứng, gây táo bón.
• Chân mẹ thường bị chuột rút vì đôi chân phải liên tục chịu đựng sức nặng của thai nhi khiến máu không lưu thông tốt.
Khi mang thai 31 tuần, mẹ nên làm những việc dưới đây:
Vì bầu ngực của mẹ lúc này thường xuyên bị rò rỉ sữa non làm ướt áo hoặc ướt ga giường rất bất tiện. Do đó, mẹ nên sử dụng các miếng lót ngực để giữ sữa không bị rò rỉ. Hiện nay, có hai loại miếng lót ngực là miếng lót dùng 1 lần và loại có thể tái sử dụng. Tùy theo nhu cầu, mẹ có thể cân nhắc chọn loại miếng lót ngực phù hợp.
Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 31 sẽ đè nén lên toàn bộ cơ thể mẹ, khiến mẹ phải chịu một áp lực lớn, đặc biệt là phần cổ, chân, lưng, bụng,... Do đó, mẹ nên tập thể dục và vận động nhẹ nhàng để khắc phục những cơn đau mỏi, nâng cao chất lượng giấc ngủ, cải thiện táo bón, dễ sinh,...
Theo đó, để các cơ được thư giãn, mẹ có thể thực hiện duỗi cơ thường xuyên bằng cách nghiêng đầu sang một bên, vai giữ nguyên ở tư thế thẳng và hít thở đều trong 3 giây. Lặp lại tương tự ở phía ngược lại.
*Lưu ý: Để đảm bảo an toàn, mẹ chỉ nên vận động nhẹ nhàng, không nên đi bộ quá xa, đi xe đường dài, chạy bộ nhiều hay mang theo vật nặng.
Chế độ dinh dưỡng trong 3 tháng cuối vô cùng quan trọng bởi nó sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển thể chất và trí não của thai nhi. Theo đó, ngoài việc cân bằng 4 nhóm chất (tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất), mẹ bầu cũng nên ưu tiên sử dụng thực phẩm chứa nhiều Sắt, Canxi, Magie, Axit Folic, chất xơ,... và uống 2 - 3 lít nước mỗi ngày.
Đồng thời, mẹ cần hạn chế ăn đồ ăn nhanh, đồ ngọt, đồ ăn cay nóng, thức uống có caffein,... để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi.
>> Xem thêm: 15 loại thực phẩm bà bầu nên kiêng để con khỏe mạnh suốt thai kỳ
Để mẹ khỏe mạnh, bé phát triển tối ưu không thể thiếu Frisomum Gold. Đây là “người bạn đồng hành” giúp mẹ có thêm năng lượng để vượt qua tam cá nguyệt thứ 3 hiệu quả nhờ bổ sung Magie và các vitamin nhóm B.
Đặc biệt hơn, ngoài hương vani thanh nhạt, Frisomum Gold có hương cam thơm dịu, giúp mẹ uống ngon miệng hơn. Đồng thời, mẹ còn có thể thoải mái thưởng thức Frisomum Gold mà không phải lo béo phì hay tiểu đường thai kỳ vì sản phẩm chỉ số đường huyết thấp (GI = 25).
Không chỉ đồng hành giúp mẹ có thai kỳ thoải mái, Frisomum Gold còn cung cấp hệ dưỡng chất riêng biệt cho thiên thần nhỏ. Nhờ bổ sung DHA, Canxi, Vitamin D, Vitamin B12, Iốt, Axit Folic… sản phẩm hỗ trợ bé phát triển tốt về thể chất và trí tuệ từ khi còn trong bụng mẹ.
Vì đã bước vào giai đoạn cuối thai kỳ, nên mẹ cần đặc biệt cẩn thận và không ngừng quan sát những thay đổi của cơ thể. Nếu có một số dấu hiệu bất thường dưới đây, mẹ nên đi khám ngay lập tức để đảm bảo an toàn cho sức khỏe mẹ và bé:
• Khi mẹ thấy xuất hiện nhiều cơn gò tử cung gây đau (khoảng 4 - 5 cơn co mỗi giờ), bụng cứng, căng tức và đau như đau bụng kinh, âm đạo chảy máu hoặc dịch, vùng hông lưng dưới đau âm ỉ, vùng chậu bị đè nén, vỡ ối,... nguy cơ cao là dấu hiệu của chuyển dạ sinh non.
• Trong giai đoạn này, nếu khuôn mặt mẹ đột nhiên sưng lên, mắt mờ đi và cảm thấy đau đầu, mẹ nên đi khám ngay vì đó có thể là dấu hiệu của tiền sản giật.
Hy vọng qua bài viết trên, mẹ đã hiểu rõ thai 31 tuần nặng bao nhiêu và phát triển như thế nào, từ đó có chế độ dinh dưỡng khoa học cũng như chuẩn bị mọi thứ chu đáo, sẵn sàng tinh thần chào đón thiên thần nhỏ ra đời nhé.
Link nội dung: https://cmp.edu.vn/thai-nhi-31-tuan-nang-bao-nhieu-kg-a8744.html