Hệ hô hấp là gì? Gồm những có quan nào? Chức năng và cấu tạo

Hệ hô hấp là một trong những cơ quan thiết yếu nhất của cơ thể, đảm nhận nhiều chức năng quan trọng, duy trì sự sống của con người. Vậy hệ hô hấp ở người là gì? Hệ hô hấp gồm những bộ phận nào? Chức năng của hệ hô hấp ra sao? Vai trò, hoạt động của như thế nào? Vì sao hệ hô hấp là một trong những bộ phận quan trọng nhất của cơ thể? Bài viết sẽ cung cấp đến bạn những nội dung cơ bản này.

Hệ hô hấp là gì

Hệ hô hấp là gì?

Hệ hô hấp bao gồm các cơ quan mũi, họng, thanh quản, khí quản, phế quản, phế nang lồng ngực và các cơ hô hấp tham gia vào quá trình hô hấp, giúp con người có thể duy trì hoạt động trao đổi Oxy và đào thải Carbon Dioxide (CO2).

Những bộ phận trong hệ hô hấp phối hợp với nhau để luân chuyển Oxy đi khắp cơ thể và loại bỏ khí thải như CO2.

Tất cả các tế bào trong cơ thể đều cần Oxy để hoạt động. Tế bào hấp thụ Oxy và thải ra CO2. CO2 sẽ đi vào máu và được đưa đến phổi. Lúc này, hoạt động của hệ hô hấp sẽ giúp cơ thể đào thải CO2. Chức năng này diễn ra liên tục trong mỗi giây, mỗi phút. (1)

Hệ hô hấp là mạng lưới các cơ quan và mô
Hệ hô hấp là mạng lưới các cơ quan và mô giúp con người có thể duy trì hoạt động thở.

Đường hô hấp là gì?

Đường hô hấp là đường dẫn khí từ môi trường bên ngoài vào phổi. Đường hô hấp được tính từ mũi đến phế nang trong phổi.

Dựa trên đặc điểm cấu tạo giải phẫu, đường hô hấp được chia thành đường hô hấp trên và đường hô hấp dưới. Trong đó, đường hô hấp trên gồm các bộ phận mũi, miệng, họng, hầu, xoang và thanh quản; đường hô hấp dưới gồm khí quản, cây phế quản và phế nang.

Hệ hô hấp gồm những cơ quan nào?

Để có thể hiểu rõ vai trò hệ hô hấp, trước tiên cần biết những cơ quan thuộc hệ hô hấp. (2)

Hình ảnh hệ hô hấp con người
Hình ảnh hệ hô hấp con người.

1. Mũi

Mũi nằm ở phần đầu mặt của cơ thể, phía trên miệng và giữa khuôn mặt. Cấu tạo của mũi gồm xương mũi, sụn mũi, mũi ngoài và mũi trong (bao gồm khoang mũi, nền mũi, vách ngăn mũi, lỗ mũi sau, tiền đình mũi, lỗ van mũi). Trong đó, khoang mũi rộng, chứa không khí bên trong. Khi hít vào, không khí đi qua khoang mũi sẽ được làm ấm và ẩm. Lúc này, lông mũi thực hiện chức năng “bẫy” các hạt bụi lạ với kích thước lớn hơn 10 PM (lông mũi thường không cản được các loại bụi có kích thước nhỏ dưới 10 PM, bụi mịn là 2,5 PM) trong không khí trước khi đi sâu hơn vào mũi.

2. Miệng

Miệng là một phần thuộc hệ hô hấp do không khí đi từ miệng vào trong phổi. Tuy nhiên, không khí đi qua miệng sẽ không được làm ẩm hay làm ấm như khi đi qua mũi.

3. Hầu - họng

Hai lỗ của đường thở (khoang mũi và miệng) gặp nhau tại hầu họng. Đây là một cấu trúc dạng ống nối khoang mũi và phần phía sau miệng và các bộ phận khác ở phía dưới cổ họng, bao gồm thanh quản.

Cả không khí và đồ ăn, khi được nuốt đều đi qua hầu họng. Do vậy, đây là một phần của cả hệ hô hấp và tiêu hóa. Không khí đi từ khoang mũi qua hầu họng đến thanh quản và ngược lại. Đồ ăn đi từ miệng qua hầu họng đến thực quản.

4. Thanh quản

Thanh quản là một cơ quan quan trọng của hệ hô hấp. Thanh quản cho phép bạn thực hiện các hoạt động thở, nuốt và nói chuyện, hát, la hét. Do đó, thanh quản còn được gọi là “hộp giọng nói”. Bên trong thanh quản có chứa các dây thanh âm. Các dây này sẽ đóng mở nhịp nhàng, tạo thành âm thanh thông qua chuyển động và rung động của chúng khi không khí đi qua.

5. Nắp thanh quản

Trong hệ hô hấp, nắp thanh quản chính là vạt mô nằm trước hầu và khoang thanh quản. Nắp thanh quản sẽ đóng lại khi bạn nuốt thức ăn để giữ thức ăn và chất lỏng không đi qua đường thở.

6. Khí quản

Khí quản là đoạn nối cổ họng và phổi, nằm ở vùng cổ trước và thuộc hệ hô hấp dưới. Khí quản kết nối thanh quản đến phổi để không khí đi qua đường hô hấp. Các khí quản nhánh ở phía dưới tạo thành hai ống phế quản. Hình ảnh giải phẫu học cho thấy, khí quản tiếp nối với hệ phế quản của phổi tại ngã ba khí - phế quản.

Khí quản rộng khoảng 2,5cm và dài 10cm - 15cm; được hình thành bởi các vòng sụn, kết nối với nhau bằng các dây chằng vòng, tạo sự liên kết và có tính đàn hồi. Khí quản đóng vai trò là một ống dẫn không khí ra - vào phổi.

Khí quản được xem là “lối đi" rộng nhất của không khí
Khí quản được xem là “lối đi” rộng nhất của không khí trong hệ hô hấp.

7. Phế quản

Phế quản là hai ống lớn mang không khí từ khí quản đến phổi. Phế quản được chia thành phế quản chính phải và phế quản chính trái. Phế quản có nhiệm vụ dẫn khí vào phổi.

Mỗi phế quản chính phân nhánh thành nhiều phế quản thứ cấp nhỏ hơn, giống như một cây cổ thụ to phân thành nhiều cành nhỏ. Từ các nhánh phế quản thứ cấp tiếp tục phân nhánh thành các phế quản nhỏ hơn. Sự phân nhánh này diễn ra làm cho các nhánh phế quản ngày càng nhỏ dần. Ống phế quản nhỏ nhất gọi là tiểu phế quản.

Một số bệnh lý hô hấp như hen suyễn hoặc viêm phế quản, có thể ảnh hưởng đến phế quản.

8. Tiểu phế quản

Ở cuối phế quản, các tiểu phế quản mang không khí đến phế nang. Các phế nang thực hiện quá trình trao đổi khí của cơ thể.

9. Phế nang

Phế nang là một túi nhỏ nằm trong phổi, ở vị trí cuối tiểu phế quản. Cơ thể con người có khoảng 600 triệu phế nang. Các phế nang được bao quanh bởi một mạng lưới các mạch máu nhỏ gọi là mao mạch. Tại đây, Oxy sau khi được hấp thu vào máu.

10. Phổi

Phổi là cơ quan lớn nhất của đường hô hấp. Phổi chính là mạng lưới các đường dẫn khí ,mạch máu và mô cho phép duy trì hoạt động thở.

Cơ thể con người có hai lá phổi, nằm ở mỗi bên ngực (giữa cổ và bụng). Phổi khỏe mạnh thường có màu xám hồng. Phổi bị tổn thương có màu xám đậm hơn và có thể xuất hiện các đốm đen. Một lá phổi của người trưởng thành nặng khoảng gần 1kg, dài khoảng 23cm khi thở bình thường và khoảng 27cm khi phổi nở hoàn toàn.

Trong hệ hô hấp, phổi giúp cung cấp Oxy và loại bỏ các khí khác (vi dụ CO2) khỏi cơ thể. Quá trình này diễn ra từ 12 đến 20 lần mỗi phút.

Phổi chiếm một phần lớn trong hệ hô hấp của con người
Phổi chiếm một phần lớn trong hệ hô hấp của con người.

11. Thùy phổi

Mỗi lá phổi được chia thành nhiều phần, được gọi là thùy. Các thùy được ngăn cách bởi các mô liên kết.

Phổi bên phải có ba thùy, còn phổi bên trái có hai thuỳ.

12. Màng phổi

Màng phổi chính là các màng sợi mỏng bao quanh mỗi thùy phổi và tách phổi ra khỏi thành ngực. Màng phổi tự gập lại tạo thành rảnh liên thuỳ, màng phổi hai lớp. Lớp bên ngoài là màng phổi thành bám vào thành ngực. Lớp bên trong là màng phổi nội tạng; bao phủ phổi, mạch máu, dây thần kinh và phế quản.

13. Một số bộ phận khác

Ngoài những bộ phận trên, hệ hô hấp con người còn có một số cơ quan nhỏ khác như:

Xương sườn bao quanh và bảo vệ phổi và tim của bạn
Xương sườn bao quanh và bảo vệ phổi và tim của bạn.

Vai trò của hệ hô hấp

Hệ hô hấp giúp dẫn khí và trao đổi khí để duy trì sự sống cho các tế bào trong cơ thể. Hệ hô hấp còn giúp tạo âm thanh như tiếng nói để con người có thể duy trì chức năng giao tiếp. Từng bộ phận của hệ hô hấp sẽ thực hiện các chức năng khác nhau để duy trì hoạt động hô hấp diễn ra một cách suôn sẻ.

Chức năng của hệ hô hấp

Ngoài chức năng hít thở, hệ hô hấp còn đảm nhận nhiều nhiệm vụ quan trọng khác:

Chức năng của hệ hô hấp giúp trao đổi không khí
Chức năng của hệ hô hấp giúp trao đổi không khí, tạo ra âm thanh và hỗ trợ chức năng khứu giác.

Một số bệnh thường gặp ở hệ hô hấp

Các bệnh thường gặp ở hệ hô hấp bao gồm: (3)

Nhiễm trùng có thể dẫn đến các bệnh lý đường hô hấp
Nhiễm trùng có thể dẫn đến các bệnh lý đường hô hấp.

Lời khuyên để duy trì hệ hô hấp khỏe mạnh

Duy trì hệ hô hấp khỏe mạnh, phòng tránh mắc phải các bệnh lý đường hô hấp, cần lưu ý những điều sau:

Thường xuyên thăm khám định kỳ
Thường xuyên thăm khám định kỳ giúp sớm phát hiện các bệnh lý ở hệ hô hấp.

Để đặt lịch thăm khám, điều trị bệnh tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ:

Mỗi cơ quan trong hệ hô hấp sẽ duy trì các chức năng khác nhau, giúp cơ thể duy trì hoạt động hít thở, phát ra âm thanh, duy trì khứu giác nhạy bén… Tuy nhiên, hệ hô hấp cũng dễ bị tổn thương, mắc bệnh bởi các yếu tố bên ngoài, do đó cần thăm khám, áp dụng các biện pháp cụ thể để bảo vệ sức khỏe hệ hô hấp.

Link nội dung: https://cmp.edu.vn/nguoi-ho-hap-a8832.html