Mụn ẩn là gì? 3 cách ngăn ngừa mụn ẩn dưới da cực kỳ hiệu quả

80% - 90% dân số ở lứa tuổi dậy thì đến dưới 50 tuổi bị mụn trứng cá. Riêng mụn ẩn rất khó phát hiện, có khả năng để lại hậu quả nghiêm trọng nếu không được chăm sóc, điều trị đúng cách. Cùng tìm hiểu chi tiết nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa mụn ẩn qua tư vấn dưới đây của bác sĩ chuyên khoa Da liễu - Thẩm mỹ Da, BVĐK Tâm Anh TP.HCM.

mụn ẩn

Mụn ẩn là gì?

Mụn ẩn là mụn phát triển dưới bề mặt da. Trong đa số trường hợp, mụn ẩn khó nhìn thấy bằng mắt mà chỉ sờ thấy cộm trên da. Vùng da chứa mụn ẩn thường có cảm giác đau, hơi viêm, đỏ. (1)

Mụn ẩn thường do u nang hoặc nốt sần bên dưới da gây ra, mụn ẩn không có đầu mụn. Khác với mụn đầu trắng và mụn đầu đen, mụn ẩn phát triển gần bề mặt da hơn.

mụn ẩn là gì
Trong đa số trường hợp, mụn ẩn khó nhìn thấy bằng mắt mà chỉ sờ thấy cộm trên da

Mụn ẩn dưới da hình thành như thế nào?

Mụn ẩn hình thành dưới da trong điều kiện da có nhiều bã nhờn (dầu), vi khuẩn và bụi bẩn bị mắc kẹt sâu trong nang lông. Người có da dầu dễ nổi mụn ẩn hơn người có da khô.

Nguyên nhân gây ra mụn ẩn dưới da?

nguyên nhân gây mụn ẩn
Thay đổi, rối loạn nội tiết tố là nguyên nhân hàng đầu gây nên mụn ẩn

Trong đa số trường hợp, mụn ẩn không quá nguy hiểm nhưng lại khó xử lý triệt để. Biết những nguyên nhân chính gây ra mụn ẩn dưới da sẽ giúp hạn chế tình trạng này.

1. Rối loạn nội tiết tố

Thay đổi, rối loạn nội tiết tố là nguyên nhân hàng đầu gây nên mụn ẩn. Sự thay đổi nội tiết tố kích thích tuyến bã nhờn sản sinh lượng lớn dầu nhờn, kết hợp với tế bào chết và bụi bẩn từ môi trường bên ngoài để hình thành nhân mụn ẩn. Ngoài ra, gan không khỏe, suy giảm chức năng nên việc lọc chất độc cũng kém hiệu quả hơn, là nguyên nhân gián tiếp khiến mụn ẩn xuất hiện.

Một số nguyên nhân gây thay đổi nội tiết thường gặp nhất:

2. Vệ sinh da không đúng cách

Vệ sinh da không đúng cách gây nên tình trạng bít tắc lỗ chân lông và tạo cơ hội cho mụn ẩn xuất hiện. Da cần được vệ sinh sạch sẽ, kết hợp tẩy trang và rửa mặt để loại bỏ toàn bộ các nguyên nhân chính gây mụn ẩn như tế bào da chết, tạp chất thừa trong các loại mỹ phẩm và bụi bẩn…

3. Chế độ sinh hoạt

Chế độ sinh hoạt không lành mạnh làm rối loạn nội tiết tố sẽ gây nên tình trạng mụn ẩn:

4. Sử dụng mỹ phẩm kém chất lượng

Có không ít trường hợp làm sạch và chăm sóc da rất kỹ càng nhưng vẫn phát hiện mụn ẩn do dùng mỹ phẩm kém chất lượng khiến da kích ứng. Ngoài ra, việc sử dụng mỹ phẩm quá nhiều cũng làm bít tắc lỗ chân lông ở da, gián tiếp gây nên mụn ẩn.

5. Tác động môi trường

Một số tác động từ môi trường như nhiệt độ cao, nhiều bụi bẩn, dầu mỡ sẽ gây kích ứng da và phát sinh mụn ẩn. Trường hợp thường xuyên phải làm việc trong điều kiện môi trường như vậy, cần có biện pháp vệ sinh và chăm sóc da thích hợp.

Triệu chứng mụn ẩn thường gặp

Các triệu chứng mụn ẩn thường gặp bao gồm:

Lưu ý:

Các vị trí mụn ẩn thường gặp nhất

1. Mụn ẩn trên trán

Mụn ẩn trên trán được nhận biết qua các cách sau đây:

2. Mụn ẩn ở cằm

Mụn ẩn ở cằm được nhận biết thông qua các dấu hiệu:

3. Mụn ẩn trên má

Má là vùng da tương đối nhạy cảm, dễ tích tụ nhiều dầu thừa, bụi bẩn gây ra tình trạng mụn ẩn ở má nếu không được chăm sóc kỹ lưỡng.

4. Mụn ẩn quanh miệng

Mụn ẩn quanh miệng thường xảy ra do lỗ chân lông bị bít tắt, không thông thoáng thường do đeo khẩu trang lâu, nhất là những loại khẩu trang có lớp chống thấm hút.

5. Mụn ẩn ở quai hàm

Quai hàm dễ xuất hiện mụn ẩn vì chịu nhiều tác động bên ngoài thông qua việc đeo khẩu trang, cài quai nón bảo hiểm, thói quen đưa tay lên sờ cằm,…

Mụn ẩn có tự hết không?

Trong khoảng 50% - 80% trên tổng các trường hợp, mụn ẩn tự hết sau vài tuần đến vài tháng. Việc nặn mụn không đẩy nhanh quá trình chữa lành mụn; thậm chí sẽ gây ra tình trạng viêm nhiễm nặng hơn, làm to và đẩy nhân mụn vào sâu hơn tạo nên các vết thâm sau viêm. (2)

Dù mụn ẩn có thể tự hết theo thời gian, tuy nhiên cần lưu ý rằng mụn tồn tại càng lâu sẽ để lại càng nhiều tổn thương cho lớp mô bên dưới. Với một số người, mụn ẩn khi tổn thương dẫn đến tăng sắc tố (sẹo màu hồng, đỏ hoặc nâu), trong khi với những người khác, mụn ẩn tồn tại lâu ngày không được điều trị có nhiều khả năng tiến triển thành mụn trứng cá và gây ra sẹo rỗ hoặc sẹo teo. Sẹo teo thường xuất hiện dưới dạng một hố hoặc vết lõm do tổn thương collagen trên da.

Điều trị mụn ẩn như thế nào?

Mụn ẩn có thể được trị liệu tại nhà hoặc điều trị lâm sàng với sự hỗ trợ của bác sĩ chuyên khoa Da liễu - Thẩm mỹ Da: (3)

1. Trị liệu tại nhà

Không nên bóp hoặc nặn mụn vì điều này sẽ gây nhiễm trùng, làm nhân mụn to hơn và cuối cùng để lại sẹo. Thay vào đó, hãy áp dụng các phương pháp giúp đẩy mụn lên trên da và phòng chống nhiễm trùng:

Có thể bạn quan tâm: 13 cách trị mụn ẩn tại nhà dân gian an toàn hiệu quả dễ áp dụng

2. Điều trị lâm sàng

Với trường hợp mụn ẩn bị sưng, viêm hoặc thời gian dài không thuyên giảm, hãy đến cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ chuyên khoa Da liễu - Thẩm mỹ Da khám, điều trị.

Có thể bạn quan tâm: 11 cách trị mụn ẩn dưới da hiệu quả được bác sĩ da liễu tin dùng

Biện pháp ngăn ngừa, phòng ngừa hiệu quả

biện pháp phòng ngừa mụn ẩn
Hiểu rõ các kiến thức về mụn ẩn giúp chủ động phòng ngừa mụn hiệu quả

1. Xây dựng chế độ ăn lành mạnh

2. Áp dụng lối sống điều độ

3. Vệ sinh, chăm sóc da

Mụn ẩn là tình trạng da thường gặp, không đáng lo ngại nếu được điều trị đúng cách, kịp thời. Hiểu rõ các kiến thức về mụn ẩn giúp chủ động phòng ngừa mụn hiệu quả, giữ da luôn khỏe và láng mịn.

Link nội dung: https://cmp.edu.vn/mun-an-o-ma-a9153.html