Trau dồi hay trao dồi, từ nào mới đúng chính tả?

“Trau dồi” và “trao dồi” là một trong những cặp từ có âm tiết khá giống nhau. Do đó, cặp từ này đã thường xuyên bị nhầm lẫn trong văn nói cũng như văn viết. Tuy nhiê, trong hai từ này có một từ không có mặt trong danh sách từ điển tiếng Việt. Hãy cùng bài viết tìm hiểu ngay xem từ nào mới thực sự đúng chính tả nhé!

Trau dồi hay trao dồi, từ nào mới đúng chính tả?

1. “Trau dồi” và “trao dồi”, từ nào đúng từ nào sai?

“Trau dồi” là một động từ sử dụng để chỉ một ai đó không ngừng nỗ lực rèn luyện, bồi dưỡng bản thân để bản thân tiến bộ và hoàn thiện bản thân hơn trong quá trình học tập, làm việc hay theo đuổi một lĩnh vực nào đó trong cuộc sống. Cụm từ “trau dồi” thường gắn liền với các hoạt động trong cuộc sống như: học tập, làm việc, luyện tập. Và “trau dồi” được dùng trong hoàn cảnh để khuyên bảo người khác nên cố gắng chăm chỉ hơn. Ví dụ:

- Các em học sinh cần trau dồi thêm kiến thực về văn hóa xã hội.

- Chúng ta cần phải không ngừng trau dồi kỹ năng cũng như trình độ chuyên môn để hoàn thành tốt được các công việc.

- Bạn Linh mỗi ngày đều trau dồi kỹ năng sống để bản thân ngày càng hoàn thiện hơn.

Trên thực tế, “trao dồi” là một từ vô nghĩa không có mặt trong từ điển tiếng Việt. Vì vậy, nếu sử dụng từ này trong cả văn nói lẫn văn viết hoàn toàn sai chính tả. Đây chỉ là một sự nhầm lẫn trong cách phát âm dẫn đến sự nhầm lẫn trong cách viết.

“Trau dồi” và “trao dồi”, từ nào đúng từ nào sai?

Không ít người bị nhầm lẫn giữa hai từ này là do cả hai đều có âm tiết và cách phát âm tương đồng nhau. Tuy nhiên, sau khi phân tích rõ ý nghĩa của mỗi cụm từ thì đưa ra kết quả “trau dồi” mới thực sự đúng chính tả và từ “trao dồi” hoàn toàn sai. Ngoài ra, sự nhầm lẫn giữa hai cụm từ này còn xuất phát từ sự khác nhau về vùng miền. Đặc biệt là làm dụng âm điệu của địa phương, sử dụng thường xuyên trong một thời gian dài sẽ trở thành thói quen và nó sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến việc học tập hay công việc của bạn.

2. Một số kỹ năng mềm người Việt cần “trau dồi” để thành công

Trong thời điểm kinh tế khó khăn như hiện nay, để tìm được một công việc ưng thì thực sự không hề đơn giản. Bên cạnh trình độ chuyên môn và kinh nghiệm thì nhà tuyển dụng còn đặc biệt để ý đến kỹ năng mềm của các ứng viên. Dưới đây là một số kỹ năng mềm mà bạn nên “trau dồi” thật nhiều nếu bạn muốn thăng tiến nhanh chóng trong công việc.

Kỹ năng viết

Bạn đừng xem thường tầm quan trọng của kỹ năng viết nhé. Bạn nên sử dụng câu chữ rõ ràng, đúng ngữ pháp, đúng chính tả, vốn từ đa dạng và phong phú, đặc biệt là với ngôn ngữ nước ngoài để tạo được ấn tượng với khách hàng cũng như đồng nghiệp trong các văn bản như email hay báo cáo. Để làm được điều đó bạn cần đọc sách thật nhiều mỗi ngày, viết một cách tập trung, luyện viết mỗi ngày trong một không gian thoải mái,...

Kỹ năng viết

Kỹ năng giao tiếp

Giao tiếp đối với nhiều người thật sự rất dễ dàng, song song đó vẫn có rất nhiều người cảm thấy việc giao tiếp là một ác mộng. Khi giao tiếp với người lạ, họ cảm thấy vô cùng sợ hãi và lo lắng. Nếu bạn là một người không giỏi giao tiếp, lời nói của bạn sẽ không có trọng lượng, không có ảnh hưởng và sẽ không thể tạo được niềm tin cho đối tác thì chắc chắn thành công sẽ rất khó đến với bạn. Hãy luôn ghi nhớ rằng giao tiếp hiệu quả không phải là nói nhiều mà phải tùy từng hoàn cảnh để có cách giao tiếp sao cho phù hợp nhất. Khi bước vào làm việc trong môi trường văn phòng, bạn nên chú ý không nên sử dụng các ngôn ngữ giao tiếp online hay còn gọi là ngôn ngữ genz thường ngày để thể hiện được sự chuyên nghiệp của bản thân.

Kỹ năng dẫn dắt cuộc họp

Khi bạn càng thăng tiến trong sự nghiệp, thì cường độ bạn phải tham gia các cuộc họp với những nhân vật quan trọng trong công ty sẽ ngày càng tăng theo dù bạn thích hay không. Đây cũng là một dịp để bạn nhận được sự tôn trọng và ngưỡng mộ từ đồng nghiệp thông qua việc chủ trì các cuộc họp ngắn gọn, súc tích không dài dòng nhưng vẫn đảm bảo được đầy đủ các nội dung quan trọng. Nói thì nghe dễ nhưng để thực hiện được thì khá khó, bạn cần lập ra một lịch trình rõ ràng, có thời gian bắt đầu và kết thức cuộc họp cụ thể, mục đích của việc này để bạn có thể phân chia thời gian cho từng nội dung cần báo cáo phù hợp nhất. Tiếp đến là bạn cần tạo ra nhiều sự tương tác trong quá trình họp bằng việc thu hút tất cả mọi người cùng tham gia một hoạt động nào đó.

Kỹ năng thuyết trình

Có thể bạn không cần phải thuyết trình trong công việc hiện tại, nhưng bạn sẽ cần nó cho sự thăng tiến cấp bậc sau này. Những bài thuyết thuyết trình tốt không phải nhờ vào những trang PowerPoint được thiết kế ấn tượng mà tùy thuộc vào khả năng thuyết trình dẫn dắt thuyết phụt đầy nhiệt huyết của bạn. Luyện tập thường xuyên trước gương để điều chỉnh trạng thái gương mặt cũng như khẩu hình miệng truyền tải thông điệp của mình một cách thoải mái nhất sẽ giúp bạn mài giũa cải thiện kỹ năng này.

Kỹ năng thuyết trình

Kỹ năng đàm phán

Kỹ năng này cũng là một trong những kỹ năng cần được trau dồi thêm, bảo đảm nó sẽ vô cùng có lợi cho sự nghiệp của bạn. Bạn có thể dễ dàng luyện tập kỹ năng này trong cuộc sống hàng ngày của mình, có thể là đàm phán với người bán hàng như trả giá hàng hay ngay cả với gia đình, bạn bè. Tìm hiểu về mô hình TKI để hiểu thêm được cách ứng xử đối với những nhóm người có tính cách khác nhau cũng là một cách hay.

Qua những chia sẻ trong bài viết, chúng ta có thể xác nhận được “trau dồi” hay “trao dồi" mới là từ đúng chính tả. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ý nghĩa của từ trau dồi giúp cho bạn đọc có thể sử dụng chính xác trong từng ngữ cảnh khác nhau. Bên cạnh đó bài viết cũng chia sẻ thêm một số kỹ năng cần thiết mà bạn nên “trau dồi” thêm để có được những bước thăng tiến cao hơn trong sự nghiệp.

Link nội dung: https://cmp.edu.vn/trao-doi-hay-trau-doi-a9411.html